banner
Thứ 6, ngày 22 tháng 11 năm 2024
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030
16-11-2021
Ngày 12/11/2021, Chính phủ ban hành Quyết định 1909 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng và phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế; thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ mới, hiện đại và biến đổi kinh tế - xã hội, con người do tác động của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng... Và, xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt.
 

Nghệ nhân tham gia trình diễn Lễ hội đường phố, 2018
Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...
 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế và có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người.

Liên hoan cồng chiêng, múa xoang lứa tuổi thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2017 tại nhà Rông Kon K'lor, thành phố Kon Tum
Phấn đấu đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách
Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tình có: Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; có ít nhất 05 di sản được UNESCO ghi danh. Có ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa và 80% các xã vùng đồng bào DTTS được hưởng thụ các hoạt động văn hóa.
Hằng năm có từ 10 - 15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố; có 02 tác giả đạt giải thưởng văn học ASEAN và khoảng 20 - 30 tác phẩm, công trình văn hóa, văn học nghệ thuật về lịch sử dân tộc.

Đến năm 2030, cấp tình có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa, bảo tàng, thư viện; cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.
 
 
Chiến lược đã đề ra 11 nhiệm vụ, giải pháp
Để thực hiện các mục tiêu trên, Chiến lược đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp lớn như: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa, định kỳ 5 năm tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc; hoàn thiện thể chế, chính sách, khung khổ pháp lý,  tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực cho văn hóa phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững;Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc, phục hồi và bảo tồn một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh; hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa; Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa; tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đổi mới phương thức đào tạo, khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia giảng dạy; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa và phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa.
Chiến lược giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  chủ trì, xây dựng Kế hoạch hành động, đôn đốc các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện và trực tiếp tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tiếp tục triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Xem chi tiết và tải Quyết định chiến lược tại đây.

 

Trần Lâm
Số lượt xem:5480
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRANG THÔNG TIN SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum.
Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà A, Trung tâm hành chính  hội nghị tỉnh Kon Tum, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862538 ; Fax: 0260.3861497; Email: svhttdl@kontum.gov.vn.
2611 Tổng số người truy cập: 6103 Số người online:
TNC Phát triển: