Thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Trình tự thực hiện:
|
Bước 1: Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đề nghị cấp chứng chỉ gửi gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
- Địa chỉ: 70 Lê Hồng Phong, thành phố Kon Tum.
- Thời gian: Trong giờ hành chính, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì công chức viết giấy hẹn cho tổ chức
- Trường hợp hồ sơ còn thiếu và không hợp lệ thì công chức hướng dẫn về chỉnh sửa, bổ sung.
Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Bước 3: Trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện.
- Thời gian: Trong giờ hành chính, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
|
Cách thức thực hiện:
|
Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến nếu có).
|
Thành phần,số lượng hồ sơ:
|
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (theo mẫu);
- Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
|
Thời gian giải quyết:
|
30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
|
Đối tượng thực hiện:
|
Cá nhân, tổ chức.
|
Cơ quan thực hiện:
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|
Kết quả:
|
Chứng chỉ hành nghề.
|
Phí, Lệ phí:
|
Không
|
Tên mẫu đơn, tờ khai:
|
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Phụ lục IV Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
|
Yêu cầu, điều kiện:
|
(1) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật;
(2) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính;
(3) Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
|
Căn cứ pháp lý:
|
- Luật di sản văn hóa năm 2001.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009.
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ.
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ.
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ
- Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|