Tiếng chiêng tuổi nhỏ
17-9-2020
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: large;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">&#160;<i>Kon Brăp Du vừa có thêm một lớp dạy cồng chiêng được mở. Điều đáng nói, sự quan tâm bảo tồn văn hóa dân gian này do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh hỗ trợ tổ chức và là lần đầu tiên, dành cho các cháu thiếu nhi từ 10 đến 14 tuổi. Diễn ra trong hai tuần, thời gian tuy không dài, song các nghệ nhân cao niên nhiệt tình ở ngôi làng nhỏ của người Ba Na (nhánh Jơ lâng) thuộc xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) đã có thể yên tâm, phấn khởi vì tiếng chiêng tuổi nhỏ đã ngân vang…</i></span></span><i><o:p></o:p></i></p>
Tiếng chiêng tuổi nhỏ
CT
<p style="text-align: justify;">&#160;<span style="text-align: justify;">&#160;</span><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">Được khai mạc vào thời điểm trước khai giảng năm học 2020-2021 nên lớp dạy cồng chiêng không thể bố trí vào ban ngày, mà chỉ tập trung từ chiều tối hàng ngày, khi các cháu đã hoàn thành công việc trường lớp sau lịch tựu trường, chuẩn bị khai giảng.</span></span></p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;"><img src="/Portals/0/2018/17.9. Lớp truyền dạy cồng chiêng làng Kon Brap Du.png" width="800" height="557" alt="" /></span></span></p> <p style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">Ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum chụp hình kỷ niệm cùng với các học viên</span></span></em></p> <p style="text-align: justify;"><o:p></o:p>&#160;<span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;"><span style="text-indent: 49.85pt;">Theo Nghệ nhân ưu tú A Jring Đeng (Già làng Kon Brắp Du): Lâu nay, việc truyền dạy cồng chiêng ở làng do các nghệ nhân giàu kinh nghiệm đảm nhận. Tham gia học hỏi, tập luyện chủ yếu là các cháu thanh thiếu niên độ tuổi từ 14-15. Lần này, lớp dành cho các cháu bé (hầu hết tầm 10-11tuổi, lớn nhất 14 tuổi), còn nhỏ người, lại chưa đủ các kỹ năng, thao tác cần thiết, nên việc truyền đạt, hướng dẫn tập luyện của các nghệ nhân gặp phải những khó khăn nhất định, khả năng tiếp thu kiến thức cơ bản và thực hành của các cháu cũng không dễ dàng.Đáng mừng là, nhờ sự tận tâm, nhiệt tình của các nghệ nhân và niềm say mê, cố gắng của các “trò”nhỏ, chương trình trao truyền cái hay cái đẹp về cồng chiêng của người Jơ lâng đã thu được kết quả nhất định.</span></span></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-indent:49.85pt;mso-char-indent-count:&#10;3.56"><o:p></o:p></p> <p style="text-align: justify;"><img src="/Portals/0/2018/17.9. Lớp truyền dạy cồng chiêng làng Kon Brap Du 2.png" width="800" height="479" style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: medium;" alt="" /></p> <p style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">Nghệ nhân ưu tú A Jring Đeng truyền dạy cồng chiêng tại lớp học</span></span></em></p> <p style="text-align: justify;"><o:p></o:p></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">11 tuổi, học lớp 4 Trường Tiểu học xã Tân Lập, A Khôn làm quen với cồng chiêng còn bỡ ngỡ, khó khăn. Ban đầu cầm chiếc chiêng nhỏ cũng&#160; rụt rè, e ngại, nhưng chỉ qua một buổi làm quen, cậu bé đã nhanh chóng mê thích. Bây giờ thì chỉ nghe tiếng chiêng tiếng trống, em đã nhún nhảy. “Đón khách” là bài chiêng đầu tiên A Khôn cùng các anh, các bạn thành thạo. </span></span><o:p></o:p></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">Cùng lứa A Khôn, A Hạnh cũng làm bạn với chiếc chiêng “con” giúp em tấu lên những thanh âm đầu tiên khiến mình từng ao ước có thể đánh được. “Nhiều cái chiêng cái cồng lắm, mỗi đứa một chiếc thôi. Cứ đánh đúng những tiếng trên chiêng của mình, nhưng phải chú ý lắng nghe để tiếng chiêng của mình hòa vào những tiếng chiêng của người khác cho đúng nhịp, đúng điệu…” - A Hạnh bẽn lẽn&#160; bày tỏ.</span></span><o:p></o:p></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">Là “anh cả” trong số 14 cậu bé tập chiêng, A Nhiêm (14 tuổi, học sinh lớp 7 trường THCS Tân Lập) có phần dạn dĩ hơn. Được giao đánh chiếc chiêng lớn tương xứng với vóc dáng, A Nhiêm cũng tỏ ra “sáng dạ” hơn trong việc tiếp thu và nhanh nhẹn, tháo vát hơn với việc tập luyện thực hành. A Nhiêm ghi nhận: Sau hai tuần làm quen, các em đều nắm vững những kiến thức cơ bản về cồng, chiêng; thao tác thành thạo cách cầm chiêng, nắm dùi và kết hợp khá nhuần nhuyễn trong các bài chiêng được truyền dạy.</span></span></p> <p style="text-align: center;"><img src="/Portals/0/2018/17.9. Nghệ nhân ưu tú A Jring Đeng cùng các cháu nhỏ học chiêng.png" width="800" height="531" alt="" /></p> <p style="text-align: justify;"><o:p></o:p></p> <p style="text-align: center;"><em style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">Nghệ nhân ưu tú A Jring Đeng truyền dạy cồng chiêng&#160;&#160;</span></span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;"> Nhà rông uy nghi, to đẹp của làng Kon Brăp Du chính là địa điểm truyền dạy cồng chiêng của các nghệ nhân cao niên cho con cháu mình. Không chỉ được tập trung trong nhà rông rộng lớn có điện thắp sáng để có thể tránh mưa, lớp dạy cồng chiêng còn diễn ra ngoài sân, bên đống lửa mang màu sắc dân gian và không khí ngày hội, càng tạo thêm hứng thú cho các cháu hăng say tập luyện.</span></span><o:p></o:p></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">&#160; &#160;Ông A KLiêk (46 tuổi) là nghệ nhân giỏi cồng chiêng ở Kon Brăp Du trực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn các cháu tập luyện. Không giấu niềm vui khi sự quan tâm chỉ dạy&#160; của các nghệ nhân đều được các cháu cố gắng tiếp thu, ông chia sẻ: Tập chiêng khi còn nhỏ, nên gặp khó khăn ban đầu là điều không tránh khỏi.Chỉ riêng việc cầm chiêng nặng tay đã đáng chú ý. Chưa kể, khả năng cảm âm, cảm thụ âm nhạc của một số cháu chưa định hình. Vì vậy, trong quá trình chỉ dạy, phải&#160; hết sức kiên trì, tỷ mỉ, kỹ càng, hướng dẫn tận tình từng ly từng tý. </span></span><o:p></o:p></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">&#160;Theo ông A KLiêk, nằm trong cộng đồng dân tộc Ba Na song cồng chiêng của người Jơ lâng vẫn mang sắc thái riêng. Mặc dù các bài chiêng cổ&#160; hiện không còn nguyên vẹn và phổ biến, song khả năng sáng tạo thêm trên “nền” những giai điệu của ông cha đã được ghi nhận. Có thể kể đến các bài chiêng quen thuộc của&#160; dân làng như bài đón khách, mừng năm mới, mừng nhà rông mới…, hay bài vui đến trường, mừng khai giảng…</span></span><o:p></o:p></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">&#160; &#160; &#160; Nghệ nhân A Tung chuyên đánh trống trong đội cồng chiêng của làng cũng dành thời gian giới thiệu thêm cho các cháu cách đệm trống theo cồng chiêng và chỉ dẫn thêm cách đánh chiêng sao cho chuẩn cho hay. </span></span><o:p></o:p></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">&#160; &#160; Đồng bào Jơ lâng làng Kon Brắp Du luôn tự hào về truyền thống của tổ tiên, ông bà. Nhờ nỗ lực gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa lâu đời trong cộng đồng, già làng A Jring Đeng đã vinh dự trở thành Nghệ nhân ưu tú đầu tiên của cộng đồng dân cư này. Giữ vai trò “chỉ huy” việc truyền dạy cồng chiêng, già luôn được các cháu thanh thiếu niên kính trọng, yêu mến. Không buổi tập nào vắng mặt trong suốt thời gian tổ chức lớp dạy cồng chiêng cho các cháu nhỏ vào cuối hè năm nay, những lời dặn dò, chỉ dạy của già chính là nguồn động viên, khích lệ các cháu cố gắng tập luyện, tôi rèn để có thể trở thành những nghệ nhân thực thụ, mai này tiếp tục trao truyền nét đẹp cồng chiêng cho thế hệ đi sau.&#160; </span></span><o:p></o:p></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">&#160; &#160; Từng tiếng chiêng tuổi nhỏ còn non nớt, vụng về hôm nay chính là khởi nguồn tiếp sức cho những giai điệu vạm vỡ, tự tin, lay động lòng người trong một ngày không xa. Già làng tin là như vậy.</span></span></p> <p style="text-align: right;"><b style="text-indent: 36pt;"><i>Bài, ảnh: Thanh Như</i></b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-indent:36.0pt"><b><i><o:p></o:p></i></b></p> <p style="text-align: justify;"><o:p></o:p></p>
  
Số lượt xem:2633