<p style="text-align: center;"><img src="/Portals/0/Tinbai2017/DT-TC.jpg" width="500" height="334" alt="" /></p>
<p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center"><em><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";">Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trao đổi với Giám đốc Sở VHTTDL Kon Tum </span></span></em></p>
<p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center"><em><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";">về sự kiện Đăk Tô – Tân Cảnh năm 1972.</span></span></em></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="IT">   Tây Nguyên là một địa bàn chiến l</span><span lang="VI">ược quan trọng <span style="background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial;">có </span></span><span lang="IT" style="background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial;">ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về chính trị, quân sự, ngoại giao</span><span lang="IT"> trên trường quốc tế giữa 3 nước </span><span lang="VI">Việt Nam – Lào và Campuchia</span><span lang="IT">. Thấy được vị trí quan trọng này, ngay từ buổi đầu đặt chân đến xâm lược nước ta thực dân Pháp trước đây cũng như đế quốc Mỹ sau này đã rất chú ý đến vị trí chiến lược này và cho rằng: "Nếu chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ được Đông Dương". Vì vậy, Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng trở thành mục tiêu chính và là chiến tr</span><span lang="VI">ường vô cùng ác liệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. </span></span></span><span lang="VI" style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language:VI"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,  Kon Tum được coi là địa bàn chiến lược ở phía Bắc Tây Nguyên, phía tây giáp biên giới Việt Nam – Lào và Campuchia, phía đông và đông bắc giáp với Căn cứ Khu uỷ V và các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, phía nam giáp với tỉnh Gia Lai.</span></span></span><span lang="VI" style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language: VI"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Sau Hiệp định Giơ Ne Vơ (1954), chính quyền Sài Gòn tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền cũng như các căn cứ quân sự, đồn bốt để kiểm soát vùng Kon Tum trong đó có Đăk Tô. Đối với tỉnh Kon Tum, địa bàn quận Đăk Tô được xem là trọng yếu, nằm ngay trung tâm của tỉnh, phía đông giáp với quận Tu Mơ Rông đi về Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quân Khu V, phía Tây giáp với hạ Lào và đông bắc Campuchia; phía Bắc giáp với quận Đăk Sút và đi Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, nơi phần lớn là dân tộc Xơ Đăng sinh sống chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh. Chính vì vậy, sau khi chiếm đóng, quận Đăk Tô được củng cố lại hệ thống đồn bót cũ thời Pháp, đóng thêm một số đồn bót mới. Riêng bộ máy quận lỵ vẫn đóng tại xã Kon Đào (địa lý hành chính cũ thời Pháp), đưa thêm dân từ đồng bằng lên và các nơi khác đến, thành lập xã Tân Cảnh, hình thành khu dinh điền Diên Bình, tổ chức bộ máy tay sai tới tận xã, làng. Mặt khác, địch rất chú trọng việc xây dựng lực lượng quân đội địa phương, nòng cốt là bảo an và dân vệ là người dân tộc Xơ Đăng, được trang bị vũ khí Mỹ.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm còn xây dựng tại Đăk Tô căn cứ tiền đồn mặt bắc án ngự Kon Tum, nơi đóng quân của Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 Việt Nam Cộng Hòa. Trên hệ thống đường 14, chúng thiết lập các đồn bót từ Đăk Sút, Đăk Pét, các chốt lẻ theo dọc biên giới Lào và Campuchia…</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><img src="/Portals/0/Tinbai2017/DT-TC 2.jpg" width="500" height="326" alt="" /></p>
<p align="center" style="margin:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align:center"><em><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";">Nghiên cứu phương án tác chiến Căn cứ E42  của Trung đoàn 665 trước khi vào trận đánh. Ảnh: TL.</span></span></em></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Để kiểm soát hệ thống giao thống trên các tuyến đường 14, đường 18 và đường 5 và dọc biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, chính quyền Sài Gòn đã cho xây dựng hệ thống công sự và các đồn bót kiên cố như Võ Định, Tri Đạo, Đăk Tô, Đăk Seang, Đăk Pét (trên trục đường 14); đồn Măng Đen, Kon Praih, Kon Plong (trên trục đường 5); Đăk Tô 02, Đăk Mót, Ben Hét (trên trục đường 18). Sau này, các đồn bót được nâng cấp thành các trại lực lượng đặc biệt do Mỹ huấn luyện và quản lý. Đến năm 1970, các trại lực lượng đặc biệt trên địa bàn tỉnh Kon Tum được chuyển đổi thành các tiền đồn biên phòng, mỗi tiền đồn có quân số 1 tiểu đoàn trấn giữ.</span></span></span><span lang="VI" style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language: VI"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI" style="background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial;">   Vì vậy, Đăk Tô được xem là địa bàn diễn ra nhiều chiến dịch lớn của ta và là nơi giao tranh quyết liệt giữa ta và địch. Trong các chiến dịch đó, đáng chú ý và nổi tiếng nhất trong lịch sử chống Mỹ ở Việt Nam và thế giới đó là Chiến dịch Đăk Tô I năm 1967; Chiến dịch Đăk Tô II năm 1969 và đặc biệt là Chiến dịch Xuân - Hè năm 1972 ở phía Bắc Tây Nguyên mà cụ thể là Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh. </span></span></span><span lang="VI" style="font-size: 14pt; background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Đăk Tô - Tân Cảnh là cụm phòng ngự lớn của Mỹ-ngụy được xây dựng kiên cố nhất ở Bắc Tây Nguyên. Chúng tập trung ở đây </span><span lang="VI">lực lượng tương đương 1 Sư đoàn 22, Trung đoàn 42 và Trung đoàn 47 (thiếu 1 tiểu đoàn), Trung đoàn 41, thiết đoàn dù 9, Trung đoàn 14 thiết giáp (thiếu), 1 chi đoàn thiết giáp (trung đoàn 19), 2 tiểu đoàn biệt động quân biên phòng. Trong tập đoàn cứ điểm trên, Căn cứ 42 Tân Cảnh là trung tâm chỉ huy, là căn cứ then chốt và lớn nhất, là nơi xuất phát các cuộc hành quân của Mỹ, ngụy.</span></span></span><span lang="VI" style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language: VI"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Phía Bắc và Tây bắc có dãy núi Ngọc Tụ cao từ 600m đến 923m, có dốc đứng, án ngữ khống chế từ xa bảo vệ căn cứ 42; Phía Đông và Đông bắc có  các dãy núi Ngọc Long Đra và Ngọc Cak Tru có độ cao từ 700m đến 1075m, cây cối rậm rạp án ngữ phía đông đường 14 và thị trấn Tân Cảnh. Cách cứ điểm từ 4km trở về phía Tây và Nam có các cao điểm 759, 643, 978... và dãy cao điểm Ngọc Rinh Rua 1338 - 1318... ta có thể bố trí đài quan sát pháo binh, trận địa pháo bắn kiểm trợ Căn cứ 42 Tân Cảnh. Bên cạnh Căn cứ có 2 sân bay để vận chuyển tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm Đăk Tô - Tân Cảnh là sân bay Đăk Tô I và sân bay Đăk Tô II. </span></span></span><span lang="VI" style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language: VI"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI" style="background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial;">   Ngày 10-9-1971, Bộ Tổng tư lệnh (điện số 236) giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tây Nguyên: <i>"Tiêu diệt địch</i></span><i><span lang="VI">, giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh, có điều kiện thì giải phóng thị xã Kon Tum. Hướng phát triển có thể là hướng Plei Ku; có điều kiện thì mở rộng vùng giải phóng phía tây Plei Ku, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, hình thành căn cứ địa hoàn chỉnh nối liền với căn cứ địa miền Đông Nam Bộ".  </span></i></span></span><i><span lang="VI" style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language: VI"><o:p></o:p></span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Thực hiện mục tiêu trên, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định mở Chiến dịch tiến công bắc Tây Nguyên xuân hè năm 1972. Chiến dịch nổ ra từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1972, địa bàn chính là tỉnh Kon Tum. </span></span></span><span lang="VI" style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Trải qua 68 ngày đêm chiến đấu liên tục, khẩn trương, ác liệt, mặc dù ta chưa đạt được mục đích cao nhất của chiến dịch là giải phóng thị xã Kon Tum, nhưng Chiến dịch tiến công xuân - hè năm 1972 của quân và dân Tây Nguyên đã giành được kết quả to lớn và có ý nghĩa chiến lược mang tính bước ngoặt lịch sử quan trọng. Ta đã đập tan tập đoàn phòng thủ cấp sư đoàn, tiêu diệt và bắt sống hầu hết Bộ Chỉ huy Sư đoàn 22 ngụy (thiếu 2e) và 1 trung đoàn của Sư đoàn 23, đánh thiệt hại  Lữ đoàn 2 và Lữ đoàn 3 là lực lượng chiến lược của ngụy, thu toàn bộ vũ khí, trang bị, pháo binh, xe tăng, thu 3 trực thăng, là trận tiêu diệt cấp sư đoàn ngụy cùng với toàn bộ trang bị kỹ thuật trong công sự vững chắc trên chiến trường miền Nam lúc bấy giờ; <span style="background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial;">giải phóng trên bốn vạn dân ở các huyện 67, H30, H9, H80… và </span>mở rộng vùng giải phóng, tạo thành một căn cứ địa liên hoàn của ba nước Đông Dương từ Hạ Lào và Đông bắc Campuchia nối liền với Kon Tum và Căn cứ Khu uỷ V, bảo đảm an toàn cho hành lang chiến lược đường dây 559 thông suốt vào tận Đăk Lăk, Tây Ninh, yếu tố quan trọng bảo đảm cho chiến thắng Tây Nguyên tháng 3 năm 1975 và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tạo thế cho cuộc kháng chiến 3 nước giành thắng lợi trong năm 1975.</span></span></span><span lang="VI" style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language: VI"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh còn là chiến thắng của "thế trận lòng dân". Thế trận đó là thế trận toàn dân làm cách mạng, toàn dân sản xuất, toàn dân đánh giặc, toàn dân nuôi quân, toàn dân phục vụ tiền tuyến, toàn dân ra trận mỗi khi có tấn công và nổi dậy. Sự đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc ở Kon Tum, đặc biệt là Nhân dân các huyện H.80, H40, H16, H.67… làm nên chiến thắng mà thế trận lòng dân được phát huy cao nhất. Trong Chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã trút hết lon gạo cuối cùng cho bộ đội, những "<i>rẫy mì cách mạng</i>", "<i>rẫy mì giải phóng</i>" được mọc lên để đáp ứng lương thực thực phẩm cho chiến dịch, những "<i>tiếng chày giã gạo</i>" thâu đêm suốt sáng của Nhân dân H80, hay những hình ảnh người mẹ "<i>Tay cầm khẩu súng, phía trước địu con, sau lưng cõng đạn "</i> và nhiều hành động anh hùng trong chiến đấu của các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân trở thành biểu tượng bất tử cho lịch sử dân tộc Việt Nam.</span></span></span><span lang="VI" style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language: VI"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";"><span lang="VI">   Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22 tháng 12 năm 2016, Di tích được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2499/QĐ-TTg, xếp hạng Di tích Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh là Di tích quốc gia đặc biệt trong đợt 07 năm 2016.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";mso-ansi-language:EN-US;mso-fareast-language: EN-US;mso-bidi-language:AR-SA"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: "Times New Roman";">PBV</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;mso-layout-grid-align:none; text-autospace:none"><span lang="VI" style="font-size:14.0pt;mso-ansi-language: VI"><o:p></o:p></span></p>
<p align="center" style="margin:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align:center"><o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: left;"><span style="font-size:10.0pt"><o:p></o:p></span></p> |