<p style="text-align: justify;"> <span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';"><span style="text-align: justify; text-indent: 1cm;">Cuộc thi được phát động rộng rãi trong cả nước từ năm 2007 đến tháng 9 năm 2011, q</span><span style="text-align: justify; text-indent: 1cm;">ua 4 năm phát động với 2 lần gia hạn cuộc thi, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 119 tác phẩm của 38 tác giả trong cả nước, gửi tác phẩm tham gia dự thi sáng tác mẫu biểu tượng tỉnh Kon Tum. Trong đó tiêu biểu như: TP HCM, TP Hà Nội, TP Huế, các tỉnh: Quảng Ninh, Lào Cai, Đồng Tháp, Ninh Bình, Tiền Giang, Đồng Nai, Gia Lai và Kon Tum… và có rất nhiều tác giả đã tham gia tích cực như: họa sỹ Hồ Sỹ Khải ở Thành phố Hồ Chí Minh có 25 tác phẩm dự thi; Họa sỹ Phạm Quốc Dân, Trung tâm Văn hóa tỉnh Kon Tum có 07 tác phẩm dự thi; Họa sỹ Nguyễn Quang Trình, Trung tâm VHTT tỉnh Đồng Tháp có 6 tác phẩm tham gia dự thi… Năm 2011, Ban giám khảo cuộc thi đã tiến hành chấm thi đã có 17 tác phẩm vào vòng 2 và tiếp tục chấm, chọn được 10 tác phẩm vào vòng chung khảo trình Ban Tổ chức cuộc thi.</span></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Để đảm bảo tính khách quan và tiếp thu ý kiến, nhận xét, đánh giá của cán bộ, nhân dân trên địa bàn, Ban Tổ chức cuộc thi đã tổ chức trưng bày toàn bộ tác phẩm dự thi, kèm theo bản thuyết minh và phóng to 10 tác phẩm vào vòng chung khảo để trưng cầu ý kiến của nhân dân và cán bộ trong toàn tỉnh; thông qua phiếu trưng cầu ý kiến, Ban tổ chức cuộc thi đã tổ chức lấy ý kiến góp ý của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng như Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Trang thông tin điện tử tỉnh, Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch… hơn 6 tháng, Ban Tổ chức đã tiếp nhận trên 3.000 phiếu góp ý và trên 100 ý kiến góp ý về biểu tượng tỉnh Kon Tum. Đồng thời, lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia chuyên ngành mỹ thuật như: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Công ty mỹ thuật Trung ương thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.</span></span><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Cuộc thi sáng tác mẫu biểu tượng tỉnh Kon Tum đã được đông đảo các họa sỹ trong cả nước tham gia. Qua các vòng thi, để lựa chọn ra tác phẩm tiêu biểu nhất mang tính đặc trưng của tỉnh Kon Tum, thể hiện sự gần gũi, thân thương với người dân Kon Tum, khi nhìn thấy biểu tượng là mọi người biết đến Kon Tum, mảnh đất cực Bắc Tây Nguyên giàu truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hội đồng Giám khảo đã làm việc hết sức công tâm, khách quan, đầy trách nhiệm và đã lựa chọn được tác phẩm tiêu biểu của cuộc thi để làm biểu tượng của tỉnh Kon Tum. </span></span><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Theo các chuyên gia ngành mỹ thuật và Hội đồng giám khảo đã đánh giá cao sự thành công của cuộc thi, các tác phẩm dự thi đều mang tính chuyên nghiệp cao, các tác giả ở trong tỉnh hay ngoài tỉnh đều có sự đầu tư, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội, cơ bản phát họa được những nét đặc trưng của tỉnh Kon Tum; hầu hết các tác phẩm được bố trí hài hòa, truyền đạt thông điệp minh bạch, thể hiện tính thẩm mỹ, ngụ ý cao, tính biểu trưng riêng của tỉnh.</span></span><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các chuyên gia về mỹ thuật, cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã giúp cho Hội đồng nghệ thuật có sự lựa chọn, tham mưu cho tỉnh những tác phẩm tốt để tỉnh lựa chọn làm biểu tượng của tỉnh. </span></span><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Ngày 09/11/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã có Quyết định số 1062/QĐ-UBND về Phê duyệt biểu tượng (logo) tỉnh Kon Tum. Biểu tượng tỉnh Kon Tum là một biểu tượng mang tính đặc trưng của tỉnh Kon Tum, tổng hợp được những gì gần gũi, thân thương nhất với người dân Kon Tum, khi nhìn thấy biểu tượng là mọi người biết đến Kon Tum, mảnh đất cực Bắc Tây Nguyên giàu truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Biểu tượng được khép kín bởi hình tròn biểu trưng cho cồng-chiêng, mặt trời, trái đất, cân bằng, đoàn kết, thể hiện tính hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trong nước và trên thế giới.</span></span><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Bên trong hình tròn là 12 con chim Lạc cách điệu tượng trưng cho một chu kỳ trong năm, như chiếc đồng hồ văn hóa để tính thời gian trong ngày, trong năm, biểu tượng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam, nền văn minh Việt, mang tinh thần dân tộc, hòa bình, vươn cao, vươn xa và tinh thần cầu tiến.</span></span><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Ngôi nhà rông cách điệu, tạo điểm nhấn cho biểu tượng tỉnh Kon Tum, chính giữa mái nhà rông là chiếc cồng, ở giữa chiếc cồng là hình hoa văn tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Kon Tum; Trước cửa nhà rông là hình khối núi Ngọc Linh hùng vĩ; dưới chân núi Ngọc Linh là hình những gợn sóng của dòng sông Băk Bla hiền hòa chảy ngược … là linh hồn, trái tim, là bản sắc đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ các dân tộc ở Kon Tum.</span></span><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Nâng đỡ toàn bộ nhà rông, dãy Ngọc Linh, dòng Đăk Bla, cồng-chiêng, hệ thống hoa văn là hàng chữ KON TUM - Biểu tượng được tạo hình theo phương pháp tạo hình đơn nét. Với Màu sắc tổng thể của biểu tượng là màu đỏ thể hiện sinh lực của vùng đất, tính mạnh mẽ, nhiệt huyết, lòng dũng cảm, năng động, đầy sức sống của vùng đất cực Bắc Tây Nguyên.</span></span><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Tác phẩm đã toát lên nét đặc trưng vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính thời đại, tinh tế về mỹ thuật, tính ứng dụng cao, được bố trí hài hòa, truyền đạt thông điệp minh bạch, thể hiện tính thẩm mỹ, ngụ ý và biểu trưng riêng của tỉnh.</span></span><span style="font-size:15.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';">Với thành quả lao động và sáng tạo, ngày 03/12/2012 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã có Quyết định số 513/QĐ-CT về việc khen thương tác giả Nguyễn Tiến Anh; địa chỉ số 189A Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum có tác phẩm mang mã số 32/2 được chọn làm biểu tượng (logo) tỉnh Kon Tum. Kèm theo Bằng Chứng nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.</span></span><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: medium;"><span style="font-family: 'Times New Roman';"><b>                                                                Trần Văn</b></span></span><b><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></b></p> |