banner
Thứ 7, ngày 1 tháng 4 năm 2023
TAI LIEU PHUC VU HOI THAO 80 NAM .... (Tep so 2 từ trang 480 den het)
26-2-2023
 (Tep so 2 từ trang 480 den het)
  
VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DÂN TỘC HÓA
TRONG “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943
VÀO XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA, VĂN NGHỆ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
PGS.TS. NGUYỄN HỮU THỨC*
Đ
ề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được Đảng ta công bố vào năm 1943. Đề cương ra đời trong bối cảnh Đảng ta chưa giành được chính quyền, đất nước chưa được độc lập, dân ta bị hai tròng áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Những năm 1940-1943, tình hình tư tưởng ở nước ta diễn biến phức tạp. Thực dân Pháp và phát xít Nhật tăng cường khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng và những người yêu nước. Thực dân Pháp gia tăng áp đặt tư tưởng tư sản, văn hóa phương Tây vào xã hội Việt Nam; phát xít Nhật truyền bá thuyết “Đại Đông Á” đề cao sức mạnh của Nhật và văn hóa Nhật. Chính quyền phong kiến tiếp tục truyền bá Nho giáo, “duy trì” các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, duy tâm thần bí trong các tầng lớp nhân dân. Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ bế tắc mất hướng, suy giảm niềm tin vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và tiền đồ phát triển của văn hóa Việt Nam.
Trong bối cảnh loạn lạc, nhiễu nhương đó, Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời đã kịp thời thức tỉnh trí thức, văn nghệ sĩ, mở ra con đường cứu nước, tiền đồ tươi sáng của văn hóa nước nhà.
Tổng Bí thư Trường Chinh đã tiếp thu những luận điểm cơ bản về văn hóa nêu trong học thuyết Mác - Lênin để khởi thảo Đề cương văn hóa, được đánh giá là Cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng. Trong nhiều quan điểm
_____________
* Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
về phát triển văn hóa nêu ra trong Đề cương, có một luận điểm mới, được coi là cốt lõi của Đề cương là đề ra ba nguyên tắc vận động của văn hóa Việt Nam.
“a) Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập).
b) Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản
lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng).
c) Khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa
học phản tiến bộ)”1.
Nguyên tắc dân tộc hóa được đặt ở vị trí đầu tiên. Nguyên tắc này là sự tổng kết sự phát triển của văn hóa Việt Nam trong lịch sử giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc.
Bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ văn hóa dân tộc phát triển độc lập là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt. Do vậy, nguyên tắc dân tộc hóa là xu hướng vận động của văn hóa Việt Nam đã hình thành từ trong lịch sử, là khát vọng của toàn thể nhân dân, toàn thể các dân tộc Việt Nam, đặt cơ sở lý luận để xây dựng đường lối văn hóa của Đảng trong mỗi giai đoạn lịch sử.
Nguyên tắc dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến văn hóa Việt Nam phát triển độc lập) là một luận điểm lớn vừa có tính thời sự, đáp ứng khát vọng của các tầng lớp nhân dân, của các dân tộc trên đất nước Việt Nam quyết tâm đấu tranh giành cho được độc lập dân tộc, thoát khỏi sự thống trị, áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Nguyên tắc trên còn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, đó là phải nhanh chóng thoát khỏi mọi ảnh hưởng của thứ văn hóa nô dịch, lệ thuộc, là cơ sở để văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. Phát triển độc lập nghĩa là phát triển những thứ văn hóa của đất nước Việt Nam, không bị lai căng, áp đặt. Đó là thứ văn hóa thể hiện được tâm hồn, cốt cách của dân tộc, do nhân dân ta sáng tạo ra trong diễn trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, kết tinh thành bản sắc văn hóa của dân tộc.
Nguyên tắc dân tộc hóa là định hướng đúng đắn, tiếp tục được Đảng ta vận dụng đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ II (1951).
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.23-24.
Trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng ta là: “Xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”1.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960), xác định: “Phát triển nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc. Nắm vững phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, phấn đấu để có thêm nhiều tác phẩm phản ánh chân thật cuộc sống mới, con người mới, góp phần giáo dục và động viên nhân dân đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và cho sự nghiệp thống nhất nước nhà”2. Đây là kim chỉ nam cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo sự đoàn kết thống nhất tư tưởng, động viên văn nghệ sĩ nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong suốt thời kỳ chống thực dân Pháp và đánh đuổi đế quốc Mỹ, đặt cơ sở lý luận cho việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa.
Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI khởi xướng đường lối đổi mới đất nước của Đảng. Sau 10 năm, năm 1996, Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xác định: “Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc... Khai thác và phát triển mọi sắc thái và
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.36.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.21, tr.930.
giá trị văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta; tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam”1.
Năm 1998, Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nêu 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ và 4 giải pháp lớn. Trong 5 quan điểm có 2 quan điểm liên quan đến văn hóa dân tộc: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”2. Trong 10 nhiệm vụ có 2 nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc: Nhiệm vụ: “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa” và nhiệm vụ “Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”3.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001-2005 trình bày tại Đại hội IX của Đảng nêu định hướng phát triển văn hóa: “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, giữa các vùng cả nước và giao lưu văn hóa với bên ngoài”4.
Kết luận Hội nghị Trung ương 10 khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đề ra mục tiêu:
“b) Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại.
c) Vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc anh em, làm phong phú nền văn hóa chung của cả nước, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam,
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.110-111.
2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.55-57, 63-65.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.296.
đấu tranh chống các khuynh hướng lợi dụng văn hóa để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”1.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đề ra nhiệm vụ: “Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội”2.
Trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Đảng ta chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và ban hành Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết đề ra 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó có quan điểm: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”3.
Một điểm mới nêu trong quan điểm trên là Đảng ta đã xác định 4 đặc trưng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó đặc trưng dân tộc ở vị trí đầu tiên.
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI nêu mục tiêu: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”4. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc”5.
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.63, tr.390-391.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.40.
3, 4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2014, tr.48, 46-47, 49.
“Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.
Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng”1.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã nêu quan điểm chỉ đạo: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”2.
Cho tới nay, nguyên tắc dân tộc hóa trong Đề cương văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị chỉ đạo trong tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, cho dù điều kiện, hoàn cảnh có nhiều thay đổi so với thời điểm Đề cương ra đời. Hiện tại, dân tộc ta và nền văn hóa nước ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Đó là nguy cơ về sự can thiệp của các nước lớn, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Tình hình bất ổn, khó lường về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, nhiều nước phương Tây thực hiện chiến lược đế quốc thông tin, hằng ngày truyền bá thông tin xấu độc vào nước ta nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng, tác động chuyển hóa tư tưởng của cán bộ, đảng
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Sđd, tr.54.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.110.
viên và nhân dân, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng viên, nhân dân, làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp xã hội vào chế độ. Giới trẻ xuất hiện tư tưởng tự ti dân tộc, sùng bái, học đòi theo văn hóa phương Tây, làm nhạt nhòa bản sắc văn hóa dân tộc, cổ súy cho lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa. Những vấn đề nêu trên đang đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải cảnh giác, nêu cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, giải phóng mọi tiềm năng của con người, khích lệ sáng tạo, huy động mọi nguồn lực cho xây dựng văn hóa dân tộc phát triển độc lập, đấu tranh loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai, thực hiện sự căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, ngày 24/11/2021: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Tóm lại, nguyên tắc dân tộc hóa nêu trong Đề cương văn hóa 1943 có tính khách quan, phù hợp với xu hướng vận động của văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta nhận thức sâu sắc và vận dụng vào xây dựng đường lối văn hóa của Đảng trong mỗi giai đoạn lịch sử nhằm nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vai trò, vị trí và tính chất dân tộc của văn hóa Việt Nam, tạo ra các phong trào quần chúng bảo vệ và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc, mở ra điều kiện và môi trường khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập, thoát khỏi sự nô dịch của văn hóa ngoại lai, kết thành sức mạnh nội sinh của dân tộc đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho văn hóa nước nhà phát triển bền vững.

NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA “ĐỀ CƯƠNG
VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” VÀ SỰ VẬN DỤNG
TRONG HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG
VĂN HÓA, PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN*
Đ
ề cương về văn hóa Việt Nam là văn kiện đầu tiên của Đảng về văn hóa, giải quyết những vấn đề cơ bản về tư tưởng, học thuật và các vấn đề về mục tiêu, nhiệm vụ của nền văn hóa đất nước. Ðề cương là một văn kiện lịch sử quan trọng, thể hiện ý chí, nguyện vọng của dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng một nền văn hóa mới, tiến bộ, nhân văn và dân chủ. 80 năm đã qua, song Đề cương về văn hóa Việt Nam còn nguyên giá trị, vẫn là ngọn đốc “soi đường cho quốc dân” đi đến thắng lợi; đồng thời, thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng về xây dựng và phát huy sức mạnh của nền văn hóa và con người Việt Nam đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tạo động lực để toàn Đảng, toàn dân nỗ lực, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, phát huy sức mạnh của nền văn hóa và con người Việt Nam - nguồn lực nội sinh của dân tộc nhằm xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
1. Những giá trị cơ bản của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 trình bày một cách ngắn gọn, súc tích hệ thống các quan niệm, phạm trù, các quan điểm chỉ đạo, tính chất,
_____________
* Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
mục tiêu, phương châm, nguyên tắc xây dựng nền văn hóa dân tộc. Nội dung của Đề cương kết tinh những giá trị lý luận về văn hóa của Đảng, thể hiện ở những điểm sau:
Một là, xác định rõ nội dung, phạm vi, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đề cương nêu rõ nội hàm của văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật1. Đề cương khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc:
a) Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa)
ở đó người cộng sản phải hoạt động.
b) Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng
văn hóa nữa.
c) Có lãnh đạo được phong trào văn hóa Đảng mới ảnh hưởng được dư
luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả2.
Hai là, trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận biện chứng duy vật, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã luận giải sâu sắc tình hình tư tưởng, văn hóa, xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, chỉ ra những tác động tiêu cực của Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như tội ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp và bè lũ tay sai, bán nước. Đề cương cũng chỉ rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn dã man, tàn ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp trong việc trói buộc và bức tử nền văn hóa dân tộc. Qua đó, cảnh báo nguy cơ văn hóa Việt Nam có thể diệt vong và bị đồng hóa bởi văn hóa thực dân, phát xít. Đề cương chỉ rõ, nhiệm vụ cần kíp của Đảng là phải đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của thực dân và bè lũ tay sai, cứu nước, giành độc lập, bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc, phẩm giá, nhân cách con người Việt Nam. Đề cương khẳng định, cách mạng nhất định thắng lợi, văn hóa Việt Nam sẽ cởi bỏ được xiềng xích, đuổi kịp văn hóa mới, tiến bộ trên thế giới. Muốn vậy, phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội3 và cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo4.
_____________
1, 3, 4. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.316, 318, 318.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.12-13.
Ba là, để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta, phải nắm vững ba nguyên tắc vận động là: dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Trong đó, dân tộc hóa là chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, giúp nền văn hóa Việt Nam dân tộc phát triển độc lập. Tính dân tộc của văn hóa là sự khẳng định tinh thần, ý chí độc lập, tự cường của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa. Đó là truyền thống yêu nước, cần cù, dũng cảm, đoàn kết, thương người... những điểm tốt đẹp nhất trong tâm hồn và tính cách người Việt Nam được hun đúc từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đại chúng hóa là chống mọi hành động làm cho văn hóa phản lại hoặc xa rời đông đảo quần chúng, con người phải là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động văn hóa. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, để đoàn kết, tạo ra sức mạnh to lớn của nhân dân, văn hóa đóng vai trò then chốt. Khi khơi dậy và phát huy được tinh thần yêu nước trong các tầng lớp nhân dân thì độc lập dân tộc trở thành một điều tất yếu. Vì thế, văn hóa yêu nước được tạo ra bởi quần chúng nhân dân, nuôi dưỡng bởi quần chúng nhân dân. Do vậy, chăm sóc, xây dựng văn hóa cho nhân dân trở thành nhiệm vụ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Khoa học hóa là chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ; bảo tồn, chắt lọc những nét đẹp truyền thống dân tộc; đồng thời, chống lại những cũ kỹ, lạc hậu, mê tín dị đoan. Trong thời kỳ phong kiến và thực dân, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, không phù hợp đã kéo lùi sự phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy, việc thay đổi nhận thức, thói quen, lối sống sẽ tạo ra nguồn lực giải phóng dân tộc, phát triển đất nước.
Ba nguyên tắc trên vừa đề cập đến hiện trạng nền văn hóa dân tộc, vừa chỉ ra phương hướng xây dựng, phát triển nền văn hóa mới. Đó là nền văn hóa được xây dựng từ sức sáng tạo bền bỉ của nhân dân; thuộc về nhân dân, do nhân dân là chủ thể sáng tạo, trao truyền và gìn giữ, phát huy. Các nguyên tắc đó có quan hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, “Muốn cho ba nguyên tắc trên đây thắng, phải kịch liệt chống những xu hướng văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm, v.v.. Nhưng đồng thời cũng phải chống xu hướng văn hóa quá trớn của bọn tờrốtkít”1. Các nguyên tắc trên đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu cấp thiết của lịch sử. Nền văn hóa đó
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.319.
phải bám rễ vào cội nguồn lịch sử; không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để bồi đắp và làm giàu đẹp, phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc; từ đó, định hướng, tập hợp, đưa đội ngũ trí thức tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Đề cập đến tính chất của nền văn hóa mới do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, Đề cương nhấn mạnh: Đó chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa hay văn hóa Xô viết mà là “một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”1.
Bốn là, để đặt nền móng và định hướng xây dựng một nền văn hóa mới, Đảng chủ trương tiến hành tổng hợp các biện pháp công khai và bí mật, với nhiều hình thức khác nhau; đồng thời kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn hai nhiệm vụ “xây” và “chống”. Đề cương nhấn mạnh, nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít là phải chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, nô dịch, ngu dân, lừa phỉnh nhân dân; phát huy văn hóa dân chủ thông qua việc tranh đấu bảo vệ chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tranh đấu về tông phái văn nghệ, chống chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng...; tranh đấu về tiếng nói, chữ viết, thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói, xác định phong cách văn hóa Việt Nam, cải cách chữ quốc ngữ...
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc phát triển tư duy lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Cùng với những giá trị lý luận, Đề cương về văn hóa Việt Nam có giá trị thực tiễn sâu sắc. Đề cương có tác dụng soi đường, chỉ lối và định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa, văn nghệ cho toàn Đảng, toàn dân và cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam; có sức lôi cuốn, thuyết phục và tập hợp đông đảo những người hoạt động văn hóa yêu nước Việt Nam vào Hội Văn hóa cứu quốc - một thành viên của Mặt trận Việt Minh; khai sinh và phát triển nền “văn hóa xã hội chủ nghĩa” ở nước ta.
Những quan điểm, định hướng về xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam mà Đề cương về văn hóa Việt Nam nêu ra đã khơi dậy ý thức
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.320.
tự tôn, tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước được đúc kết từ hàng nghìn năm lịch sử và trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam đối với sứ mệnh giải phóng dân tộc. Nhờ vậy, đã quy tụ và nhân lên sức mạnh toàn dân tộc đứng lên “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do. Phát huy sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, năm 1948, Tổng Bí thư Trường Chinh công bố tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, với nội dung cơ bản là: xây dựng “nền văn hóa mới Việt Nam phải theo ba nguyên tắc dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa”1.
Trên cơ sở chiến lược văn hóa đó, “văn hóa - văn nghệ là một mặt trận”, “văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Khẩu hiệu hành động là: kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến. Thực hiện phương châm đó, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, với quyết tâm “...thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, sau 30 năm trường kỳ kháng chiến, dân tộc Việt Nam đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của kẻ thù, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc không chỉ là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự đúng đắn mà còn là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và những giá trị tinh thần cao đẹp của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Nhờ đường lối văn hóa, văn nghệ đúng đắn, sáng tạo của Đảng mà qua hai cuộc kháng chiến, dân tộc Việt Nam đã xây dựng được một nền văn hóa cung cấp đủ năng lượng tinh thần cho hàng triệu người dân Việt Nam trở thành những chiến sĩ xả thân vì lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trên nền văn hóa ấy, văn học - nghệ thuật nước ta “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc và phong kiến”.
_____________
1. Trường Chinh: Về văn hóa nghệ thuật, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1985, tr.30.
2. Vận dụng những giá trị của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” trong hoạch định đường lối xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam thời kỳ đổi mới
Kế thừa và phát triển những giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, Đảng không ngừng bổ sung, phát triển tư duy lý luận và đường lối văn hóa, nhằm đưa văn hóa phục vụ trực tiếp công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Sự bổ sung, phát triển tư duy lý luận và đường lối văn hóa được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, khẳng định vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trên cơ sở quan niệm “Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội”1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng ta xác định: cách mạng tư tưởng - văn hóa là động lực. Tiếp đó, Nghị quyết số 05/NQTW, ngày 28/11/1987 của Bộ Chính trị Về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới, khẳng định: “Văn hóa là bộ phận trọng yếu của cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa là một động lực lượng mạnh mẽ đồng thời là một mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”2. Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên bàn về văn hóa trong thời kỳ đổi mới, thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của Đảng về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp đổi mới đất nước.
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (1993) ra Nghị quyết số 04-NQ/TW Về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt nhấn mạnh: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,... một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội3. Tiếp đó, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII nhấn mạnh: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Sđd, tr.21.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.48, tr.479.
3. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, lưu hành nội bộ, tháng 2/1993, tr.12-13.
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI ra Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Hội nghị xác định: Xây dựng nền văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong bối cảnh mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”1. Để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, cần tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”2.
Thứ hai, mở rộng nội hàm văn hóa và xác định tính chất, phương hướng phát triển nền văn hóa dân tộc trong bối cảnh mới.
Từ quan niệm, văn hóa bao gồm: tư tưởng, học thuật, nghệ thuật của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, trong quá trình bổ sung, phát triển đường lối văn hóa, Đảng ta mở rộng nội hàm văn hóa, bao gồm: tư tưởng, đạo đức, lối sống, khoa học, giáo dục - đào tạo, thông tin đại chúng, văn học nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng... Từ chỗ xác định nền văn hóa mới với các tính chất: dân tộc, đại chúng, khoa học; dân tộc về hình thức, tân dân chủ là
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.216.
2. Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 966, tháng 5/2021, tr.5-7.
nội dung, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982), Đảng ta xác định nền văn hóa “có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc”. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta chỉ rõ: Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao1.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), với phương châm đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng chủ trương: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”2. Bước vào năm đầu tiên của thập kỷ thứ hai, thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) chủ trương: “... xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội”3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học...”4.
_____________
1. XemĐảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.69, tr.429-452.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.106.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.40.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.126.
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người.
Ngày 4/6/2020, Bộ Chính trị ra Kết luận số 76-KL/TW về Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó, xác định rõ các nội dung, định hướng lớn: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ ba, khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam - nguồn lực nội sinh (sức mạnh mềm của dân tộc) để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực khiến cho các bậc thang giá trị bị đảo lộn và bản sắc dân tộc ngày càng mai một. Trước tình hình đó, để chấn hưng văn hóa dân tộc, từ ngày 6 đến ngày 16/7/1998, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tiến hành Hội nghị lần thứ năm, ra Nghị quyết về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết là văn kiện mang tính cương lĩnh của Đảng về văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, một nghị quyết chuyên đề về văn hóa của Đảng chú trọng đến xây dựng con người Việt Nam, với năm đức tính1 nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhằm nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2014) thảo luận và ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Hội nghị xác định mục tiêu chung là: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Nghị quyết thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng trong nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa, đặc biệt là yếu tố con người.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”2. Đại hội nêu ra bảy nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó nhấn mạnh: Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là từng bước xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân. Tạo
_____________
1. Năm đức tính của con người Việt Nam: 1- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. 3- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. 4- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. 5- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.126-127.
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật; làm cho mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam.
Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cho rằng, để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, cần tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Đại hội yêu cầu: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng. Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên”1.
Đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng và hình thành nhân cách con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới... là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh”2.
*
*     *
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.143,
2. Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 966, tháng 5/2021, tr.5-7.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, Đảng ta không ngừng tìm tòi, sáng tạo lý luận về văn hóa gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, những giá trị tốt đẹp và sức mạnh của nền văn hóa, con người Việt Nam cần được nhận thức đầy đủ, để văn hóa thực sự làm nền tảng tinh thần của xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc. 80 năm trôi qua, Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi” để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc...

“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943 GIÁ TRỊ KHÔNG THỂ XÓA NHÒA
ThS. NGUYỄN ĐỨC TIẾN*
N
hìn lại tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam xét về khía cạnh văn hóa, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã vạch rõ tính chất phản động trong chính sách văn hóa ngu dân của thực dân Pháp, nêu lên nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa trong xây dựng nền văn hóa mới. Đề cương về văn hóa Việt Nam đã vũ trang những lý luận căn bản cho cán bộ hoạt động văn hóa - tư tưởng. Đề cương xác định văn hóa là một trong ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế và văn hóa). Đề cương nêu rõ nguy cơ của nền văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp; phân tích mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng văn hóa; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng văn hóa. Tiếp cận dưới góc độ của triết học văn hóa, tác giả phân tích sự phát triển của văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến hiện nay, để thấy được sự tiếp biến, phát triển của văn hóa gắn liền với tính dân tộc mang lại sự trường tồn cho Việt Nam về văn hóa. Đây là giá trị cốt lõi mà không một thế lực thù địch, phản động, cơ hội xét lại nào có thể phản bác và xuyên tạc.
1. “Đề cương về văn hóa Việt Nam” gắn liền với giá trị thời đại, truyền thống con người Việt Nam
Đề cương về văn hóa Việt Nam đã vạch ra phương hướng đấu tranh đúng đắn chống thực dân, phát xít, xây dựng đường lối văn hóa mới của Đảng, tập hợp các nhà văn hóa, trí thức để tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là văn
_____________
* Học viện Phòng không - Không quân.
kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, phân tích đúng đắn tình hình đời sống văn hóa dưới ách Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hóa cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hóa dân tộc, nhân dân. Cách mạng Việt Nam lúc này không những đứng trước tình thế vô cùng gay go, căng thẳng mà còn phải đương đầu với những thủ đoạn thâm độc của phát xít Nhật, Pháp hòng trói buộc văn hóa, thậm chí giết chết tiền đồ của nền văn hóa dân tộc ta. Một bộ phận tầng lớp trí thức “đêm trước cách mạng” tỏ ra chán nản, bi quan, thờ ơ với thời cuộc, một số khác hoang mang, mất phương hướng, thiếu ngọn đèn dẫn lối về tư tưởng. Cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo bước vào thời kỳ tiền khởi nghĩa là một tất yếu chính trị. Tuy nhiên, trong bối cảnh lúc bấy giờ, trước hết cần phải có một sự thay đổi mang tính đột phá, định hướng về tư tưởng văn hóa. Đề cương ra đời đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử. Ngay trong nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã khẳng định rất rõ để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”, đó là: dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Trong đó, dân tộc hóa là chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. Đại chúng hóa là chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng, con người phải là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động văn hóa. Khoa học hóa là chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ, biết bảo tồn, chắt lọc những nét đẹp truyền thống dân tộc, đồng thời phải chống những cái cũ kỹ, lạc hậu, dị đoan. Đảng ta cũng khẳng định: “Muốn cho ba nguyên tắc trên đây thắng, phải kịch liệt chống những xu hướng văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm... Nhưng đồng thời cũng phải chống xu hướng văn hóa quá trớn của bọn tờrốtkít”1. Có thể thấy, ba nguyên tắc trên là sự trả lời đúng đắn và kịp thời cho các nhu cầu cấp thiết nổi lên trong một thời điểm trọng đại của lịch sử. Và do khả năng định hướng, tập hợp, đưa tất cả đội ngũ trí thức tham gia cách mạng, nó đã góp phần quan trọng làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945, tạo cơ sở lý luận cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa kháng chiến - kiến quốc trong những năm tiếp theo.
_____________
1. Phong Lê: “Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 - Bài học 70 năm”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10, 2013, tr.31-36.
Trong 80 năm qua, nhiều định hướng quan trọng của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung, phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) là văn kiện tiêu biểu nhất. Nghị quyết này thể hiện bước chuyển quan trọng về tư duy lý luận và năng lực đúc kết thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa nước nhà của Đảng những năm đầu đổi mới; chứa đựng nhiều giá trị nhân văn và khoa học. Các quan điểm chỉ đạo phát triển văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà Nghị quyết lần đầu tiên khái quát, hệ thống hóa bao gồm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Văn hóa là một mặt trận; xây dựng, phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Nghị quyết chỉ rõ: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương...”1.
Có thể khẳng định, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Năm 1981, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời, đồng chí Trường Chinh đánh giá: Đề cương về văn hóa Việt Nam không dài, có nhiều hạn chế, vì trong hoàn cảnh bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam... Nhưng Đề cương về văn hóa Việt Nam đã thâu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong điều kiện lúc đó của cách mạng
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.55.
Việt Nam. Đề cương không chỉ có giá trị trong chỉ đạo hoạt động văn hóa - xã hội mà còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng, hoàn thiện lý luận về nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh định hướng phát triển con người toàn diện và xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”1, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, con người đóng vai trò chủ thể, đồng thời là mục đích của việc phát triển văn hóa. Đây vừa là kết quả của quá trình tiếp thu, đúc kết tư duy lý luận và tổng kết kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo trên mặt trận văn hóa của Đảng từ khi ra đời, đặc biệt là từ quá trình thực hiện Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943; vừa là sự nhận thức nhạy bén về tình hình thực tiễn, là những dự báo khoa học về mục tiêu, tính chất, nguyên tắc, nhiệm vụ văn hóa trong thời kỳ mới của một dân tộc có nền văn hóa “sâu rễ bền gốc”, tích lũy, chứa đựng nhiều giá trị tinh hoa qua hàng nghìn năm lịch sử.
2. Đề cương văn hóa gắn liền với tiến trình phát triển của dân tộc
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 phác thảo hoạt động của một đảng chính trị trong điều kiện hoạt động bí mật, nên văn bản mới chỉ dừng lại ở những định hướng lớn, những nguyên tắc mang tính chất nền tảng. Tuy nhiên, trên thực tế, 80 năm qua, trải qua những giai đoạn khác nhau của đất nước thì những đường hướng ấy vẫn giữ được tính nhất quán về đường hướng phát triển, nguyên tắc chỉ đạo. Đó là tầm nhìn về văn hóa của Đảng với 3 phương châm mang tính nguyên tắc bao trùm của một nền văn hóa mới: dân tộc, đại chúng, khoa học. Trong đó, tính dân tộc luôn là yếu tố mang tính trội theo tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Khi cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc là vấn đề cấp thiết số một thì nguyên tắc “Dân tộc” chính là “chống mọi ảnh hưởng nô dịch, thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập”2. Nêu phương châm “dân tộc” lên đầu tiên, gắn với cuộc cách mạng giành
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.115-116.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.23-24.
độc lập cho đất nước như là nhiệm vụ hàng đầu của văn hóa chính là đưa văn hóa đến với đời sống, gần gũi, gắn bó, thiết thực với quảng đại quần chúng.
Câu nói của Hồ Chí Minh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”1 một lần nữa khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Ngày nay, tính dân tộc thể hiện ở việc phải xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại.
Trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta đang đứng trước những thời cơ, vận hội lớn, song cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mà toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra. Với đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; làm cho văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân. Hiện nay, Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội đã và đang quan tâm xây dựng mới, bổ sung, hoàn thiện nhiều văn bản nhằm điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển, phù hợp với tình hình mới. Các thiết chế văn hóa từ Trung ương đến địa phương cũng được kiện toàn, củng cố và tăng cường. Nhiều công trình văn hóa mới được xây dựng và đang hoạt động có hiệu quả. Đời sống văn hóa, văn nghệ ở cơ sở có bước phát triển, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân tham gia sáng tạo, hưởng thụ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng; đồng thời, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn, xóa bỏ các sản phẩm văn hóa có nội
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.1, tr.XXV.
dung xấu độc, mê tín dị đoan, không để nó thẩm thấu, lan truyền vào đời sống cộng đồng, dân cư. Việc chấn hưng nền văn hóa dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là những minh chứng khẳng định sức sống bền vững của đường lối văn hóa, văn nghệ đã được Đảng ta vạch ra từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943. Mặt khác, phải tiếp tục sáng tạo, bồi đắp, bổ sung những giá trị văn hóa mới, trên cơ sở mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa với các nước; tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tinh hoa văn hóa, nghệ thuật nước ngoài để bổ sung, làm giàu thêm bản sắc, tâm hồn, cốt cách, nhân cách người Việt Nam.
3. “Đề cương về văn hóa Việt Nam” - Sức sống không thể xóa nhòa
Do tính chất cứu quốc của bản Đề cương như một chương trình, cương lĩnh hành động của Đảng nên 3 nguyên tắc ấy được giải thích rất ngắn gọn. “Dân tộc hóa” của nền văn hóa mới là chống lại những ảnh hưởng của văn hóa nô dịch và văn hóa thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam không thể phát triển độc lập. Nó chống lại tất cả các xu hướng văn hóa không vì dân tộc Việt Nam. “Đại chúng hóa” là chống lại những xu hướng tư tưởng, những thứ văn hóa mị dân khiến cho văn hóa Việt Nam phản lại quyền lợi của đông đảo đại chúng, xa lánh đại chúng. “Khoa học hóa” là chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa thiếu tính khoa học và phản tiến bộ.
Tuy nhiên, hiện nay có một số kẻ cơ hội chính trị, xét lại lịch sử, một số người hay bắt bẻ câu chữ, tự cho mình là người không giáo điều phê phán người khác không có quan điểm lịch sử trong khi chính họ lại là những người bất chấp thực tế, mang sẵn định kiến, chỉ dựa vào câu chữ mà tách những tư tưởng ấy ra khỏi hoàn cảnh, cố tình hiểu sai đường hướng mà Đề cương vạch ra khi căn cứ vào những ý kiến cụ thể trong những tình huống cụ thể, hay đem những lý giải của một thời kỳ, một ý kiến, luận điểm nào đó được đưa ra rồi gán cho nó những điều ở ngoài nó, khái quát thành các luận điểm mang tính khái quát nhưng lại thiếu chính xác về mặt khoa học nhằm “kết tội” đường hướng văn hóa do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là chính trị hóa văn hóa, áp đặt, sai lầm, thậm chí đòi phải từ bỏ nguyên tắc này hay nguyên tắc khác. Họ không nhìn thấy được tiến trình lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Cho đến nay, qua nhiều văn bản, nghị quyết, cương lĩnh, Đảng ta vừa bổ sung các nội dung mới cho những khái niệm này, vừa điều chỉnh những điều chưa hợp lý của các thời kỳ lịch sử trước đó. Đây là một sự vận động bình thường của đời sống.
Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát định hướng của văn hóa mới bằng một luận điểm rất sâu sắc là: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Sau đó là văn hóa kháng chiến, kiến quốc, văn hóa tham gia vào đời sống mới, sửa chữa thói hư tật xấu cho cán bộ, chống tham nhũng, làm cho dân tộc Việt Nam đoàn kết, tự cường bằng cách nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. Không phải đến bây giờ Đảng mới nói đến những bất cập của Đề cương hay những luận giải về Đề cương trong “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” như một số người hay phê phán. Tính sơ lược trong cách phân kỳ văn hóa, xác định tính chất văn hóa ở từng giai đoạn lịch sử hay cách luận giải về “nội dung tân dân chủ” và “hình thức dân tộc” cũng là dễ hiểu vì hoàn cảnh công bố văn bản và trình độ lý luận về những vấn đề chuyên môn ở thời điểm ấy chưa vượt ra khỏi hạn chế của hoàn cảnh. Cuộc sống biến chuyển nhanh, những đúc kết, nghiên cứu, khái quát cũng cần có thời gian. Bản chất của văn hóa là tinh thần cộng sinh, kế thừa và phát triển, luôn có yếu tố tự bảo vệ để bảo tồn những gì là của mình nhưng cũng luôn cởi mở tiếp nhận các yếu tố từ bên ngoài, bản địa hóa nó, biến nó thành nội lực của chính mình để làm phong phú thêm cho chính nó. Tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là một cách như vậy hay mở cửa, hội nhập quốc tế, nhịp bước cùng thời đại như chủ trương của Đảng ta hiện nay là từng bước thực hiện tinh thần ấy. Hòa nhập, nhịp bước cùng thời đại không có nghĩa là bỏ lại những gì của riêng mình để chạy theo người khác mà cần đóng góp vào trào lưu chung bằng những thứ của riêng mình, là tinh hoa của mình.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa và tiến trình phát triển văn hóa gắn liền với sự phát triển của dân tộc đã chỉ ra rằng đi đến tận cùng của cái dân tộc sẽ bắt gặp cái chung của nhân loại, hay nói chính xác hơn là trong chiều sâu của mỗi nền văn hóa của các dân tộc cũng chứa đựng phần chung của con người. Một nền văn hóa lấy dân tộc, nhân dân, đất nước làm điểm tựa sẽ bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững, sẽ như liều kháng sinh văn hóa giúp cho dân tộc ấy, đất nước ấy đủ sức đề kháng trước những xu hướng không lành mạnh, có hại trong quá trình hội nhập.
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính là sự kế thừa gần gũi nhất của Đề cương, khi mà tiên tiến thể hiện nguyên tắc khoa học, đậm đà bản sắc dân tộc, bổ sung giá trị cho nguyên tắc dân tộc trong Đề cương. Tiên tiến là yêu nước, là tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn nǎm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện Đảng quan trọng đối với sự phát triển văn hóa của đất nước. Ngay từ những năm vừa mới ra đời, Đảng ta đã nhận ra tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển chung của dân tộc, và Đề cương ra đời đã minh chứng cho tầm nhìn chiến lược đó. Xuyên suốt tiến trình lịch sử, 3 nguyên tắc phát triển văn hóa trong Đề cương đã chứng minh được tính đúng đắn, đồng thời định hướng cho sự phát triển văn hóa. Trong bối cảnh hiện nay, khi đạo đức xã hội gặp nhiều vấn đề, nhiều hiện tượng văn hóa phiền phức, mê tín dị đoan phát triển trở lại, những tư tưởng sáng suốt của Đề cương một lần nữa cho thấy tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng. Từ 3 nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa, giờ đây, văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

GIÁ TRỊ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943
PGS.TS. TRẦN TRÍ TRẮC*
B
ước vào thế kỷ XX, Việt Nam tồn tại và vận hành theo xu thế tiếp biến văn hóa với phương Tây và Pháp. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và nối tiếp Chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội Việt Nam bị oằn mình trong ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đã nổ ra liên tiếp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp, Nhật, chống áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến rất mạnh mẽ. Thời kỳ này, xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều trào lưu văn hóa - tư tưởng: Nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục của các nhà nho; nhóm Đông Dương tạp chí của trí thức theo Pháp; nhóm Nam Phong tạp chí theo mẫu phương Tây; nhóm Yêu nước kiểu mới và nhóm theo khuynh hướng độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo...
Thời điểm năm 1943, bối cảnh chính trị thế giới và Việt Nam hết sức phức tạp, rối ren. Pháp và Nhật đã tung vào Việt Nam nhiều triết thuyết phản động (chủ nghĩa phục cổ, chủ nghĩa Tơrốtxkít, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa ái quốc mù quáng và ngu dân cùng những xu hướng văn hóa bảo thủ chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí...). Văn hóa tư tưởng Việt Nam hầu như bế tắc, mất phương hướng. Nhiều tri thức, văn nghệ sĩ lúng túng trong việc “nhận đường” của mình...
Đứng trước tình hình văn hóa - tư tưởng Việt Nam như vậy, Đảng Cộng sản tiến hành Hội nghị Thường vụ Trung ương (1943) và đưa ra nhận định:
_____________
* Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
Đảng cần phải có cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hóa để tạo ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc chống lại văn hóa phát xít thụt lùi... và thông qua Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 19431 do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo. Đề cương là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác trên cơ sở nhận thức sâu sắc về lịch sử dân tộc, về hiện thực phức tạp văn hóa - tư tưởng xã hội đương thời và yêu cầu cấp thiết của cách mạng dân tộc giải phóng dân tộc.
Đề cương về văn hóa Việt Nam được soạn thảo ngắn gọn với 5 nội dung cơ bản: Cách đặt vấn đề; Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam; Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật - Pháp; Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam; Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít Đông Dương và nhất là những nhà văn hóa mácxít Việt Nam.
Thông qua 5 nội dung trên chúng ta nhận thấy:
- Văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa) và người cộng sản phải lãnh đạo nó.
- Lịch sử văn hóa Việt Nam có 3 giai đoạn chính: Quang Trung trở về trước (nửa phong kiến, nửa nô lệ, phụ thuộc vào văn hóa Trung Quốc); từ Quang Trung đến Pháp xâm chiếm (văn hóa phong kiến có xu hướng tư bản); từ Pháp xâm chiếm đến nay (nửa phong kiến, nửa tư bản và có tính thuộc địa).
- Cách mạng văn hóa Việt Nam muốn hoàn thành thì phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo và phải hoàn thành cách mạng văn hóa thì mới hoàn thành được cải tạo xã hội. Khi nào cách mạng chính trị thành công thì cách mạng văn hóa mới có thể hoàn thành để hướng tới văn hóa xã hội chủ nghĩa.
- Văn hóa Việt Nam thời kỳ này phải có 3 nguyên tắc vận hành là dân tộc hóa (chống văn hóa nô dịch), đại chúng hóa (chống xa rời nhân dân), khoa học hóa (chống những gì trái với văn hóa tiến bộ).
- Văn hóa Việt Nam là văn hóa có tinh thần dân tộc về hình thức và dân chủ về nội dung.
- Văn hóa Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa.
_____________
1. Văn bản nghiên cứu từ Tạp chí Tiền phong I (tái bản), ngày 10/11/1945, tr.18-21.
PHẦN THỨ NHẤT: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA...
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, như đồng chí Trường Chinh sau này có phát biểu: “Đề cương về văn hóa Việt Nam không dài, có nhiều hạn chế, vì trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu sâu sắc các vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam”1 và như chúng ta nhận thấy, ở Đề cương về văn hóa Việt Nam chưa vạch rõ được mối ảnh hưởng từ văn hóa đối với kinh tế; chưa chỉ ra được sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội, nhất là sự tác động của văn hóa đối với tinh thần xã hội, v.v..
Mặc dù còn hạn chế, như đồng chí Trường Chinh đã nói, nhưng chúng ta vẫn thấy Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 có nhiều giá trị đặc biệt:
- Đề cương về văn hóa Việt Nam là bản “tuyên ngôn”, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa Việt Nam. Nó đã tạo ra một bước ngoặt mang tinh thần đột phá của lịch sử văn hóa Việt Nam mà trong truyền thống chưa từng có. Đề cương về văn hóa Việt Nam đã giữ vai trò định hướng đúng đắn cho mọi hoạt động văn hóa cách mạng.
- Văn hóa, qua Đề cương về văn hóa Việt Nam, lần đầu tiên đã được xác định mở rộng bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật và những vấn đề cơ bản khác của toàn bộ đời sống tinh thần xã hội, làm cho đời sống văn hóa xã hội phát triển phong phú đa dạng.
- Đề cương về văn hóa Việt Nam có giá trị khoa học của phương pháp luận mácxít, gắn với phân tích sâu sắc thực tiễn lịch sử, nên hệ thống các quan niệm, phạm trù, quan điểm, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của sự phát triển văn hóa Việt Nam rất rõ ràng, chuẩn xác, như quan điểm “Văn hóa phải được Đảng lãnh đạo”.
- Đề cương về văn hóa Việt Nam đã đề cập được nhiều phạm vi cơ bản của văn hóa trong điều kiện trước năm 1945, đã thành ngọn cờ tập hợp đông đảo các tầng lớp trí thức “nhận đường” và “dấn thân” vào cuộc vận động cách mạng; đã đánh tan các học thuyết tư tưởng sai lầm của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng... làm cho chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng lợi, tạo ra xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa được hình thành, đẩy lùi các hệ tư tưởng dân chủ tư sản,
_____________
1. Phương Lựu: “Di sản lý luận về văn nghệ Trường Chinh”, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, số 54, tháng 2/2017, tr.6.
phong kiến phương Đông, mácxít giả hiệu cùng các tư tưởng duy tâm, thần bí, định mệnh, siêu hình, trụy lạc, yếu thế đương thời. Nhờ đó, một đội ngũ văn nghệ mới - cách mạng xuất hiện như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao, Học Phi, Như Phong, Trần Bảng, Trần Huyền Trân, Lộng Chương, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Tố Hữu, Tô Ngọc Vân, v.v. cùng với một phong trào văn hóa quần chúng rộng lớn. Những sáng tạo của họ đã thay đổi lớn với tinh thần vượt lên chính mình trong hành trình nhập cuộc từ “chân trời của một người đến với chân trời của muôn người”, từ “thung lũng đau thương của cá nhân đến cánh đồng vui tươi” (ý thơ của Chế Lan Viên).
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, trong tiến trình lịch sử 80 năm qua, luôn luôn trở thành nền tảng, cơ sở cho những định hướng lớn của Đảng trong các văn bản, chỉ thị, nghị quyết... qua các thời kỳ cách mạng. Chứng minh cho nhận định này, ta thấy trước hết, là vào tháng 11/1946, Bác đã nói: “Nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở, lấy cái tốt đẹp của cả phương Đông lẫn phương Tây để tạo ra nền văn hóa thuần thúy Việt Nam; văn hóa phải liên lạc mật thiết với chính trị làm cho nhân dân ai cũng có lý tưởng độc lập, tự do và văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi...”1.
Đặc biệt trong thư gửi các họa sĩ năm 1951, Bác cũng nêu rõ: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, “văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Chính trị, kinh tế, văn hóa phải coi là quan trọng ngang nhau”...2.
Tiếp theo, thông qua những tác phẩm của đồng chí Trường Chinh: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa văn nghệ (1948); Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ yêu nước và chủ nghĩa xã hội (1957); Tăng cường tính Đảng đi sâu vào cuộc sống mới để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa (1962); Văn nghệ phải góp phần giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến tới đất nước thống nhất (1968); Về cách mạng tư tưởng và văn hóa (1983)... ta thấy đều bắt nguồn và gắn liền từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943.
_____________
1, 2. Hồ Chí Minh: Về công tác văn hóa văn nghệ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.72, 70.
PHẦN THỨ NHẤT: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA...
Đặc biệt, nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng các khóa, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đồng chí Trường Chinh,... ta thấy hầu hết đều thống nhất với định hướng ở Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943. Nhưng đồng thời, qua thực tiễn của cách mạng ở mỗi thời kỳ mà nội dung từ Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Đảng phát triển ngày càng sâu sắc, hoàn thiện. Như từ văn hóa bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật ở Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943) đến văn hóa bao gồm tư tưởng, đạo đức, lối sống, khoa học, tín ngưỡng, tôn giáo...; từ nền văn hóa mới - dân tộc, khoa học, đại chúng (1943) thành nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc (1982), đến nền văn hóa mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn1 (1992). Hoặc từ quan niệm “phải hoàn thành cách mạng văn hóa thì mới hoàn thành được cải tạo xã hội (1943) đến “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”2 (1998). Từ ba nguyên tắc vận động: Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa (1943) đến “phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”3, v.v..
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 theo tiến trình lịch sử 80 năm qua, những định hướng về văn hóa của Đảng trong các đại hội đã thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn lịch sử cách mạng ở Việt Nam, làm cho nhận thức
_____________
1. Hiến pháp năm 1992.
2. Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.55, 54-55.
về vị trí, vai trò của văn hóa ngày càng sáng rõ, phát triển, hợp quy luật và hiệu quả cao. Đó là văn hóa từ con người, vì con người, bằng con người theo hệ thống quan điểm của Đảng từ năm 1943 và được kế thừa, phát triển, đổi mới trong các văn kiện đại hội một cách phù hợp với thực tiễn cách mạng ở Việt Nam.
Cùng với tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 ngày càng được khẳng định là “tuyên ngôn”, “cương lĩnh” và mang giá trị “soi đường cho quốc dân đi” của nền văn hóa mới - cách mạng, đột phá ở Việt Nam theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam - là chân lý. Nó đang đòi hỏi những cán bộ lãnh đạo của Đảng, của tổ chức quản lý văn hóa trong suy nghĩ, hành động phải coi trọng nó như kinh tế, chính trị và đừng biến văn hóa thành phương tiện “hành chính hóa” của mình! 
Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG
CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” -
80 NĂM NHÌN LẠI
PGS.TS. PHẠM NGỌC TRUNG*
P
hong trào đấu tranh dân chủ (1936-1939) phát triển ở một số quốc gia trên thế giới đã tập hợp được quần chúng và tạo ra làn sóng đấu tranh chống đế quốc ngày càng lan rộng. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, phản đế, phản phong ở nước ta chuyển sang một giai đoạn mới và thời cơ cách mạng ngày càng đến gần đã thúc đẩy tinh thần, khí thế cách mạng trong nhân dân. Nhưng cũng trong giai đoạn này, xuất hiện những khó khăn mới do sự tăng cường hoạt động chống phá của các thế lực phản động, thù địch ở cả bên trong và bên ngoài.
Tháng 2/1943, Hội nghị Ban Thường vụ của Trung ương Đảng đã được triệu tập để nhìn nhận, đánh giá tình hình trong nước và tình hình thế giới, đồng thời có sự chỉ đạo kịp thời cho phong trào cách mạng nước ta trong tình hình mới. Trong Hội nghị quan trọng này, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã thông qua. Trải qua 80 năm tồn tại, bản Đề cương văn hóa đã trở thành một văn kiện lịch sử, có ý nghĩa sâu sắc và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong mọi hoạt động của Đảng và các phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc. Một khoảng thời gian 80 năm tồn tại của Đề cương văn hóa đã đủ độ dài để chúng ta có thể nhìn nhận, suy nghĩ và đánh giá khách quan về vị trí, ý nghĩa lịch sử của văn kiện quan trọng này trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng một nền văn hóa mới, góp phần giành chính quyền, thiết lập đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có
_____________
* Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và thế giới.
1. Bối cảnh lịch sử khi bản Đề cương văn hóa ra đời
Ở giai đoạn này, tình hình thế giới đã và đang có những biến chuyển phức tạp khó lường. Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công Ba Lan, Pháp. Năm 1940, quân Pháp thất bại thảm hại ở chiến trường châu Âu, phát xít Đức đã chiếm đóng một vùng quan trọng của nước Pháp. Từ đó thế và lực của Pháp bị suy yếu trên mọi phương diện và trên các chiến trường châu Âu, châu Á. Chớp lấy thời cơ thuận lợi đó, quân đội phát xít Nhật mở cuộc hành quân nhanh chóng như vũ bão tiến vào Đông Dương, buộc toàn quyền Đờcu của Pháp đầu hàng.
Mặc dù vậy, quân phát xít Nhật cũng gặp nhiều khó khăn trong những cuộc viễn chinh xa đất nước của mình. Giới cầm quyền của phát xít Nhật đã nhanh chóng thỏa hiệp, bắt tay với đế quốc Pháp để tiến hành áp bức, bóc lột người dân nước ta một cách tàn bạo hơn, nhẳm lấy chiến tranh nuôi chiến tranh phục vụ cho nhu cầu hàng ngày to lớn của Chiến tranh thế giới thứ hai mà Nhật là một trong những quốc gia phát động. Thâm độc hơn nữa, bọn Nhật, Pháp cùng nhau tìm mọi cách mua chuộc, lôi kéo, ép buộc tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam, xúi giục và tổ chức họ vào những hoạt động phản lại Tổ quốc, phản lại dân tộc Việt Nam, ngợi ca chế độ cai trị, áp bức của chúng hòng duy trì sự thống trị, đô hộ lâu dài của các thế lực đế quốc, phát xít trên đất nước ta.
Nha Thông tin tuyên truyền được thực dân Pháp thành lập đã không ngừng công khai truyền bá chủ nghĩa đầu hàng của Petanh, đề cao khẩu hiệu Pháp - Việt đuề huề, ngợi ca và gieo rắc ảo tưởng trong tương lai Pháp Việt phục hưng. Bọn Pháp tăng cường hoạt động lùng bắt, trấn áp các chiến sĩ cách mạng và những người dân có cảm tình ủng hộ cách mạng, đồng thời chúng còn dựng nên bọn Tờrốtkít, thành lập nhà xuất bản Hàn Thuyên, thông qua sách Tân văn hóa và Tạp chí Văn mới nghị luận để công khai xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên tạc lịch sử chân chính của dân tộc Việt Nam; chúng còn công khai vu khống Đảng ta là dân tộc chủ nghĩa tư sản, là cải lương... Trong khi Đảng ta đang vận động quần chúng, tập trung lực lượng đại đoàn kết toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc, cứu nước nhà

khỏi họa xâm lăng của các thế lực đế quốc và phát xít. Bọn Tơrốtkít đã giả danh mácxít, tuyên truyền và vận dụng một thứ chủ nghĩa duy vật máy móc, thô sơ, phản khoa học vô cùng nguy hại cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của chúng ta.
Hòa cùng những âm mưu nham hiểm của thực dân Pháp tuyên truyền cho công cuộc khai hóa văn minh ở Việt Nam, phát xít Nhật đã lợi dụng văn hóa, lợi dụng sự tương đồng về hình thức bên ngoài để tuyên truyền cho học thuyết Đại Đông Á mà hạt nhân của học thuyết phản động đó dựa trên yếu tố đồng văn, đồng chủng, máu đỏ, da vàng để che đậy âm mưu xâm lược nước ta, nhằm lôi kéo tầng lớp trí thức đang băn khoăn, dao động, chưa xác định được phương hướng trong cuộc sống và sáng tác văn hóa nghệ thuật, để lừa bịp dân ta và tranh giành ảnh hướng với Pháp ở Việt Nam. Bọn phát xít Nhật nhanh chóng thành lập viện Văn hóa Nhật - Việt, tuyển chọn hàng loạt những người thân Nhật đưa sang Nhật đào tạo, nhồi nhét những quan điểm, cách nhìn phản động. Đồng thời tổ chức nhiều đoàn tham quan và trình diễn nghệ thuật Nhật - Việt, xuất bản báo chí bằng tiếng Nhật, triển lãm, diễn thuyết, biểu diễn ca nhạc... để tuyên truyền và tâng bốc tính “ưu trội” và nét “tinh hoa” của văn hóa Phù tang. Làm mê hoặc một số những văn nghệ sĩ, trí thức trẻ đến mức suy tôn, ca ngợi, sùng kính tinh thần võ sĩ đạo của Nhật, bắt chước một cách mù quáng mốt cạo trọc đầu, đi ủng da cao cổ, học đòi nhau nói tiếng Nhật, lãng quên văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ những việc truyền bá văn hóa Nhật, phát xít Nhật đã lôi kéo được một số thanh niên nước ta làm tay sai cho chúng, dần dần theo chúng đi sâu vào các hoạt động phản cách mạng, chống lại tổ chức, chống lại nhân dân.
Chính sách văn hóa của Nhật - Pháp ở giai đoạn này là cực kỳ thâm độc, chúng dùng đủ mọi phương tiện, hình thức hòng đánh lạc hướng và ru ngủ nhân dân Việt Nam. Đối tượng chính mà chúng nhằm vào là tầng lớp thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ, đưa họ đi chệch khỏi con đường chính nghĩa cứu nước, giải phóng dân tộc.
Xã hội Việt Nam lúc đó đã diễn ra sự phân hóa, chia rẽ sâu sắc trong các tầng lớp trí thức và tầng lớp thanh niên. Một số trí thức và thanh niên tiến bộ đã đến với cách mạng, tiếp thu lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh truyền bá và họ đã tự nguyện dấn thân tham gia tích cực vào hoạt động cách mạng. Một số trí thức do nguồn gốc xuất thân từ tầng lớp phong kién, tư sản và do chạy theo lợi quyền, cơm áo cá nhân, ích kỷ nên đã trở thành tay sai cho các thế lực ngoại bang.
Phần lớn trí thức còn lại không muốn trở thành tay sai cho bọ Nhật, Pháp nhưng do hạn chế về nhận thức tư tưởng nên đã lâm vào tình trạng hoang mang, do dự, hoài nghi, bi quan, tuyệt vọng, bế tắc. Họ tìm cách lẩn trốn thực tại phũ phàng, đau thương đang diễn ra khắp nơi trên đất nước, từ thành thị đến nông thôn. Có nhóm người vùi đầu vào sách Tứ thư, Ngũ kinh để tìm chỗ dựa tinh thần trong các học thuyết của Khổng - Mạnh, Lão - Trang. Có người tìm an ủi ở các tư tưởng triết học cổ điển của các nhà triết học Platôn, Aritxtốt, Đềcáctơ... Có người đắm mình trong ánh hào quan hư ảo, viển vông của tôn giáo; một số trí thức, văn nghệ sĩ đã sáng tác nghệ thuật theo các trường phái lãng mạn, siêu thực đầy bí ẩn, cao siêu... Tất cả những nhóm người kể trên, dù đi theo khuynh hướng nào cũng đều thể hiện sự bế tắc, cùng quẫn của xã hội nhà chủ nhân của những tư tưởng đó không có khả năng nhận ra được vai trò của mỗi con người trước họa xâm lăng đang hiện hữu, họ cũng không phân biệt được đúng, sai và không có khả năng nhận ra được tương lai, tiền đồ của đất nước, của dân tộc.
Năm 1943 là năm mà Đảng Cộng sản Đông Dương đã trải qua 13 năm hoạt động kiên cường, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tổ chức Đảng đã được hình thành ở hầu hết các vùng đô thị, nông thôn, miền núi... số lượng đảng viên ngày càng đông đảo và uy tín của Đảng ngày càng phát triển ở các tầng lớp dân chúng. Điều đặc biệt là từ năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc kính yêu đã trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước. Khi đó, vào năm 1943, mặc dù uy tín của Đảng ngày càng sâu rộng nhưng chúng ta chưa giành được chính quyền từ tay bọn đế quốc, phong kiến. Do vậy, Đảng ta phải tìm ra cách thức để giác ngộ, thức tỉnh mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ và tập hợp họ lại trong một đội ngũ, hướng họ vào con đường đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc.
2. Ý nghĩa cách mạng và tầm ảnh hưởng của bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943
Đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng là một công trình khoa học dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích tình hình thực tế ở Việt Nam và trên thế giới. Đề cương văn hóa đã phát hiện ra quy luật phát triển của văn hóa Việt Nam một cách chính xác ngay trong giai đoạn lịch sử đó và cả tầm nhìn lâu dài về sau trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở những bối cảnh lịch sử có những biến đổi. Đề cương văn hóa còn là một cương lĩnh chính trị của Đảng, có tính chiến đấu cao, nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự vận động, phát triển của xã hội, đồng thời phân tích một cách sâu sắc, thuyết phục mối quan hệ giữa cách mạng văn hóa và cách mạng chính trị, giành chính quyền về tay nhân dân.
Bản Đề cương văn hóa đã đặt nền móng cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới và định hướng chiến lược cho văn hóa Việt Nam vững bước phát triển trong một thời gian dài, phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng. Trong Đề cương văn hóa xác định cách mạng văn hóa là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa, phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới có thể hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội; phải thực hiện quyền làm chủ của nhân dân về văn hóa mới xây dựng được nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa.
Đề cương văn hóa đã nêu ra quan điểm cơ bản về cách mạng văn hóa, chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng chính trị, cách mạng kinh tế và cách mạng văn hóa. Trong đó, cách mạng chính trị phải đi trước, mở đường cho hai cuộc cách mạng kinh tế và văn hóa phát triển. Đồng thời các cuộc cách mạng về kinh tế và văn hóa có tác dụng hỗ trợ, củng cố và khẳng định những thành tựu của cuộc cách mạng chính trị đã đạt được.
Trong cương lĩnh này, Đảng ta đã xác định một cách rõ ràng mối quan hệ khăng khít giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nhiệm vụ giải phóng tư tưởng, văn hóa và mở đường cho văn hóa Việt Nam phát triển một cách tự chủ, tiến bộ.
Đề cương văn hóa đã khẳng định: Để cho cuộc cách mạng văn hóa thành công, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội, đưa cách mạng Việt Nam đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, phải đặt cách mạng văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, bởi vì chỉ có Đảng mới đại diện cho giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, bảo đảm cho sự thắng lợi cuối cùng của cách mạng giải phóng dân tộc. Điều đó đã được thực tế 80 năm qua chứng minh rằng: cách mạng văn hóa gắn liền với cách mạng giải phóng dân tộc.
Trong Đề cương này còn xác định văn hóa là một mặt trận đấu tranh giai cấp quyết liệt, muốn cho cách mạng văn hóa thắng lợi phải tiến hành đồng thời cách mạng văn hóa với cách mạng kinh tế và chính trị. Trong cuộc đấu tranh giai cấp đó, trí thức văn nghệ sĩ phải không ngừng nâng cao lập trường giai cấp, nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng, có trình độ chuyên môn học thuật cao, phát hiện và kiên quyết đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, các học thuyết phản động, phản khoa học, các âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng do bọn Pháp - Nhật đề ra, nhằm bảo vệ sự đúng đắn của đường lối cách mạng Việt Nam, bảo vệ sự trong sáng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Ba nguyên tắc vận động của cuộc cách mạng văn hóa mới Việt Nam được phân tích và khẳng định trong bản Đề cương văn hóa là: “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa” và “khoa học hóa”. Ba nguyên tắc này có quan hệ khăng khít với nhau và có giá trị định hướng, soi đường cho sự phát triển lâu dài của văn hóa Việt Nam.
Nguyên tắc “dân tộc hóa” đã hướng mọi hoạt động của giới trí thức, văn nghệ sĩ và toàn dân vào việc bảo tồn, xây dựng một nền văn hóa độc lập, với những bản sắc độc đáo của một dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời ở phương Đông. Trong cuộc cách mạng này, chúng ta cần phải kiên quyết vạch trần và đấu tranh chống lại những tư tưởng sùng ngoại, tư tưởng lai căng, coi thường nền văn hóa dân tộc dưới mọi màu sắc.
Nguyên tắc “đại chúng hóa” đã hướng trí thức, văn nghệ sĩ và mọi tầng lớp nhân dân vào những hoạt động có ích, phục vụ nhân dân lao động. Bởi vì đó là lực lượng cách mạng đông đảo và đó cũng chính là những người làm nên lịch sử, góp phần tạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật bất hủ. Chỉ khi nào cách mạng văn hóa hướng tới quần chúng nhân dân để phản ánh, phục vụ và thực hiện trọn vẹn quyền làm chủ của nhân dân lao động về văn hóa thì nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mới được khẳng định và trở thành hiện thực.
Nguyên tắc “khoa học hóa” khẳng định hướng đi đúng đắn, hợp quy luật phát triển văn hóa của văn hóa Việt Nam, giúp cho văn hóa Việt Nam nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, mê tín; đấu tranh thắng lợi với các trào lưu văn hóa phản động, văn hóa phong kiến và văn hóa thực dân mới. Nguyên tắc này đã mở đường cho văn hóa Việt Nam phát triển một cách tự chủ, tiến bộ, đúng hướng. Vừa có tính dân tộc, vừa có tính quốc tế, tính nhân loại và hiện đại để đưa văn hóa Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, hội nhập với nền văn hóa khu vực và thế giới mà vẫn giữ vững được bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Việt Nam.
*
*      *
Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 là cương lĩnh chính trị, là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt nam về văn hóa. Trên cơ sở phản ánh đúng thực tiễn xã hội lúc dó, dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đề cương văn hóa đã chỉ ra những nguyên tắc khoa học và cách mạng nên đã tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn trong nhân dân. Từ đó tác động, ảnh hưởng tích cực đến việc tập hợp được đông đảo các tầng lớp dân chúng ủng hộ, đi theo cách mạng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tạo nên sức mạnh của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, góp phần vào sự thành công rực rỡ của cuộc Cách mạng Tháng  Tám năm 1945. Tinh thần khoa học và tính chiến đấu của Đề cương văn hóa tiếp tục được duy trì và tỏa sáng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến trí thức, văn nghệ sĩ và toàn dân ta, ngay cả trong xã hội hiện nay với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

VỀ CÁC NGUYÊN TẮC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA TRONG “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM”
TS. NGUYỄN THÀNH TRUNG*
1. Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời cách đây 80 năm. Đây được coi như tuyên ngôn đầu tiên của Đảng ta trong lĩnh vực văn hóa, bởi trước đó, dù ít nhiều thể hiện quan điểm về văn hóa, vai trò của văn hóa, song chưa có một văn bản chính thức nào của Đảng ta đề cập một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến văn hóa, nền văn hóa Việt Nam từ lịch sử đến hiện tại và tương lai. Đồng thời, từ khi ra đời đến nay, những tư tưởng của Đảng về văn hóa Việt Nam thể hiện trong Đề cương là định hướng quan trọng cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam sau này.
Với tư cách là bản đề cương, Đề cương văn hóa được trình bày ngắn gọn, khoảng hơn 1.400 từ, bao gồm 5 phần, đó là cách đặt vấn đề, lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam, nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật - Pháp, vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam, nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít Đông Dương và nhất là những nhà văn hóa mácxít Việt Nam. Dù ngắn gọn, nhưng Đề cương đã trình bày một cách hệ thống cách hiểu về văn hóa, quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị; thái độ của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi Đảng ta lúc đó) đối với vấn đề văn hóa, đó là mặt trận văn hóa - một trong ba mặt trận mà ở đó người cộng sản phải hoạt động, có lãnh đạo được phong trào văn hóa Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả. Đề cương chỉ rõ các giai đoạn trong lịch sử văn hóa Việt Nam, tính chất của văn hóa
Việt Nam hiện tại; rằng phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành
_____________
* Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ.
được cuộc cải tạo xã hội, cách mạng muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, cách mạng văn hóa có thể hoàn thành khi nào cách mạng chính trị thành công...1. Trên cơ sở đó, Đề cương đã chỉ ra ba nguyên tắc vận động văn hóa nước Việt Nam giai đoạn này: dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa.
Có thể thấy, việc đề xuất ba nguyên tắc vận động văn hóa trong thời gian này có giá trị quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người ở nước ta thời kỳ đó và có giá trị hiện thời trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Thứ nhất, kể từ khi xâm lược nước ta năm 1858, đồng thời với việc khai thác thuộc địa, bóc lột nhân dân ta với những “sưu cao, thuế nặng”, khiến đời sống của nhân dân lầm than, thực dân Pháp và sau này là phát xít Nhật đã thực hiện chính sách ngu dân với đồng bào ta cho dễ bề cai trị. Rất ít người Việt Nam được đến trường, biết chữ; đời sống kinh tế khốn khó và đời sống tinh thần thì lại càng là điều xa xỉ. Các thiết chế văn hóa, nhà hát, câu lạc bộ, khu vui chơi... chỉ để dành cho tầng lớp cai trị. Với thực dân Pháp, một mặt, chúng đàn áp các nhà văn hóa cách mạng dân chủ chống phát xít; mặt khác, chúng mua chuộc, hăm dọa các nhà văn hóa, truyền bá văn hóa trung cổ, văn hóa ngu dân... Với phát xít Nhật, chúng tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đông Á, gây ra một quan niệm cho rằng người Nhật là cứu tinh của giống da vàng và văn hóa Nhật Bản chiếu rọi những tia sáng văn minh, tiến bộ cho các giống nòi Đại Đông Á, phô trương và giới thiệu văn hóa Nhật Bản, đàn áp các nhà văn chống Nhật...2.
Thứ hai, thời điểm năm 1943, Việt Nam là thuộc địa nửa phong kiến. Với chính sách cai trị của thực dân Pháp, Việt Nam là quốc gia có nền sản xuất lạc hậu, phương thức sản xuất chậm phát triển, khoa học - kỹ thuật hầu như chưa được cơ giới hóa, chưa bắt kịp được với trình độ khoa học - kỹ thuật trên thế giới thời kỳ đó. Việc đa số người dân không được đến trường cùng với chính sách ngu dân của thực dân Pháp dẫn đến lối sống của đa số nhân dân còn
_____________
1, 2. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.316-318, 317-318.
ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán lạc hậu; một số người dân vẫn còn tin vào ma quỷ, bùa chú1...
Thứ ba, kể từ khi bị xâm lược, các phong trào và các cuộc khởi nghĩa đấu tranh chống thực dân Pháp, giải phóng đất nước nổ ra khắp nơi trên đất nước ta, như phong trào Cần vương, phong trào Đông du, phong trào Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục, các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám... Các phong trào và các cuộc khởi nghĩa này được thực hiện bởi các phương thức khác nhau, như khởi nghĩa vũ trang, vận động văn hóa (cử người đi nước ngoài học, mở trường dạy học,..)... đều thất bại. Nguyên nhân thì có nhiều, song một trong những nguyên nhân thất bại của các phong trào đó là chưa thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa và chính trị, cách mạng văn hóa với cách mạng chính trị trong hoạt động.
Trong bối cảnh này, việc đề ra ba nguyên tắc vận động văn hóa Việt Nam: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa đã chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập, chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa quần chúng, chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ2; đồng thời, làm cho văn hóa Việt Nam thấm vào lối sống của mỗi người, làm cho mỗi người dân tự hào về nền văn hóa dân tộc, tăng thêm sức mạnh để mỗi người dân đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng và phát triển đất nước, nền văn hóa mới Việt Nam; làm cho nền văn hóa phát triển trên cơ sở khoa học, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, tiếp thu và xây dựng đời sống văn hóa mới; làm cho mỗi người đều được đến trường, được hưởng đời sống văn hóa tinh thần, tiếp cận được nhiều giá trị văn hóa của thế giới.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nguyên tắc vận động dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa góp phần không nhỏ trong việc tập hợp quần chúng nhân dân, các tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã khẳng định
_____________
1. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.23 (Tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc).
2. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.319.
vai trò quan trọng của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo tập hợp lực lượng, đấu tranh cách mạng, khẳng định nhãn quan của Đảng khi gắn cách mạng chính trị với cách mạng văn hóa, vai trò của cách mạng văn hóa nói chung, vai trò của Đề cương về văn hóa Việt Nam nói riêng trong tập hợp lực lượng, thu hút quần chúng. Nó cũng cho thấy, sự thất bại của các phong trào yêu nước và các cuộc khởi nghĩa trước đó không chỉ không có một hệ tư tưởng tiên tiến lãnh đạo, chỉ đạo - hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng chính trị và cách mạng văn hóa. Làm cách mạng chính trị mà không được đông đảo quần chúng nhân dân - những người sáng tạo ra lịch sử - ủng hộ thì khó thành công. Cách mạng chính trị cũng khó thành công nếu tư tưởng về cuộc cách mạng chưa được thông suốt trong lực lượng thực hiện...
Không chỉ có vai trò trong cách mạng giải phóng dân tộc, sau khi đất nước độc lập năm 1945, ba nguyên tắc vận động văn hóa đóng góp cho việc nâng cao dân trí, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu; nhiều tác phẩm âm nhạc, văn học, mỹ thuật ra đời, phục vụ cho nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Văn hóa đã thâm nhập vào các hoạt động lao động, sản xuất, chiến đấu, thành các phong trào văn hóa như văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa, phong trào bình dân học vụ... Theo đó, trong một năm, từ tháng 8/1945 đến tháng 8/1946, phong trào bình dân học vụ đã dạy cho hơn 2,5 triệu người biết chữ, phát triển được gần 96.000 giáo viên, mở được gần 75.000 lớp học1. Trong thời gian này, nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ..., cả trong nước lẫn từ nước ngoài về, theo tiếng gọi của Tổ quốc, đã đóng góp không nhỏ cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước, như Nam Cao, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ, Ngụy Như Kon Tum...
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với ba nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa, văn hóa Việt Nam đã góp phần quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc; đồng thời, góp phần quan trọng trong xây dựng đất nước trong thời gian trước, trong và sau năm 1945.
_____________
1. Dẫn theo Khánh Văn: “Bình dân học vụ, bài học làm cách mạng giáo dục hiệu quả mà không tốn kém”, Báo Giáo dục điện tử, cập nhật ngày 8/9/2017, https://giaoduc.net.vn/binh- danhoc-vu-bai-hoc-lam-cach-mang-giao-duc-hieu-qua-ma-khong-ton-kem-post179534.gd.
2. Được viết cách đây 80 năm, Đề cương không thể tránh được những giới hạn của lịch sử và nội hàm của ba nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa được đề ra trong Đề cương cũng như vậy. Nhưng tinh thần từ ba nguyên tắc vận động văn hóa thể hiện trong Đề cương, cũng như những thành công trong thực hiện Đề cương trong đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, cho đến nay vẫn còn có giá trị trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Có thể thấy, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới năm 1986 đến nay, văn hóa Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ. Nhận thức về văn hóa và vai trò của văn hóa của các tầng lớp nhân dân ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Các sản phẩm văn hóa cũng ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân. Các thiết chế văn hóa được chú trọng xây dựng trên khắp cả nước, đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của nhân dân. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy. Đồng thời, tinh hoa văn hóa thế giới cũng được tiếp thu. Việc phê phán, đấu tranh, đẩy lùi cái xấu, cái lạc hậu, các quan điểm, hành vi gây hại đến văn hóa được chú trọng1.
Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh tích cực, nền văn hóa Việt Nam vẫn có những khía cạnh tiêu cực.
Một là, văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị. Các sản phẩm văn hóa nhiều, nhưng chưa có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có tầm vóc, có tác dụng tích cực đến đời sống xã hội.
Hai là, vấn đề bất công bằng trong hưởng thụ văn hóa. Thiết chế văn hóa dù được xây dựng nhiều, nhưng chưa đạt so với chỉ tiêu. Theo đó, tính đến hết tháng 8/2022, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp do ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý có 66 thiết chế văn hóa cấp tỉnh (trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa, nghệ thuật, trung tâm văn hóa - điện ảnh, trung tâm thông tin - triển lãm...); 674/704 quận, huyện có trung tâm văn hóa - thể thao hoặc nhà văn hóa, đạt tỷ lệ khoảng 96%; 8.217/10.599 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao, đạt tỷ lệ 76,8%, trong đó có 5.625/8.158 đạt chuẩn
(tỷ lệ 68,9%); 77.380/98.455 làng, thôn, bản, ấp... có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ
_____________
1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.64-65.
khoảng 77%, trong đó có 44.836/77.380 đạt chuẩn (tỷ lệ 58%)1. Đồng thời, sự phân bổ các thiết chế văn hóa chưa đồng đều. Khu vực thành thị, vùng đồng bằng thì số lượng các thiết chế văn hóa nhiều hơn so với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Số lượng sách, báo được xuất bản nhiều, nhưng sách khoa học, sách nghiên cứu, sánh dành cho trẻ em còn thiếu. Khả năng tiếp cận sách, báo đối với trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Tất cả những điều này dẫn đến sự công bằng trong hưởng thụ văn hóa giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các khu vực khác nhau trong cả nước.
Ba là, vấn đề phục cổ và đề cao yếu tố văn hóa nước ngoài. Có thể thấy, do tác động của toàn cầu hóa, không chỉ những cái hay, cái đẹp trong văn hóa được tiếp thu, mà cả những cái xấu, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục cũng được tiếp nhận. Một bộ phận nhân dân có tâm lý sùng ngoại, cho rằng cái gì của nước ngoài cũng là tốt, là đẹp. Một bộ phận khác thì lại có xu hướng phục cổ, mê tín dị đoan... Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã nhận xét: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp... Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội... Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy - trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy... ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn”2.
Trong bối cảnh này, vận dụng nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa trong Đề cương về văn hóa Việt Nam, trong chừng mực nhất định, sẽ giải quyết được các vấn đề trên. Một là, vận dụng nguyên tắc khoa học
_____________
1. “Duy trì và bảo đảm hiệu quả thiết chế văn hóa cơ sở”, Trang Thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 20/10/2022, https://bvhttdl.gov.vn/duy-tri-va-baodam-hieu-qua-thiet-che-van-hoa-co-so-20221019104020957.htm.
2. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.46-47.
hóa để có sự đánh giá đúng đắn, chính xác những vấn đề văn hóa Việt Nam, trên cơ sở đặc điểm dân tộc, sự phát triển đất nước, chúng ta sẽ quyết định kế thừa yếu tố nào trong văn hóa truyền thống, tiếp thu văn hóa nào trong văn hóa nhân loại, loại bỏ những yếu tố lạc hậu nào trong văn hóa truyền thống, yếu tố ngoại lai nào không phù hợp để nền văn hóa phát triển đúng hướng. Hai là, nguyên tắc đại chúng hóa được vận dụng sẽ làm cho mọi người dân đều được quan tâm, chú trọng trong các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu dùng sản phẩm văn hóa. Các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, khi sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật lấy lợi ích văn hóa của quần chúng nhân dân làm mục tiêu sáng tạo; xa rời mục tiêu này, sản phẩm này cần phải xem lại. Nguyên tắc này cũng giúp thu hẹp sự bất bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa, làm cho mọi người dân đều được tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ văn hóa một cách công bằng, bình đẳng giữa các vùng miền, khu vực trong cả nước, giữa các loại hình sản phẩm văn hóa. Nguyên tắc này cũng cho thấy, mọi người dân đều có quyền sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nguyên tắc đại chúng hóa không chỉ là sự “phổ cập” cho số đông, mà là nâng tầm của cái phổ cập lên cái tinh hoa. Ba là, nguyên tắc dân tộc hóa được vận dụng cho phép văn hóa Việt Nam giữ được bản sắc văn hóa trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, tránh được sự lai căng, mất gốc, hội nhập nhưng không hòa tan. Xa rời nguyên tắc này trong phát triển văn hóa dẫn đến hiện tượng sùng ngoại, lai căng, mất gốc, dễ bị “xâm lăng văn hóa”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn văn hóa quốc gia, bởi: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn”1. Đánh mất bản sắc văn hóa thì có nghĩa là đánh mất vai trò nội sinh, động lực tinh thần quan trọng trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng xa lạ với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, lắp ghép văn hóa bên ngoài vào nước mình mà không chú ý đến đặc điểm quốc gia, dân tộc.
Ở đây, cần phải thấy rằng, nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một nền văn hóa có tính dân tộc mà không có tính khoa học và đại chúng thì nền văn hóa sẽ mang tính dân tộc
_____________
1. Nguyễn Phú Trọng: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, số 979 (tháng 12/2021), tr.3.
hẹp hòi, lạc hậu nhanh chóng. Nhưng một nền văn hóa chỉ có tính khoa học và đại chúng mà không có tính dân tộc thì sẽ trở nên lai căng, mất gốc và một nền văn hóa có tính đại chúng mà không có tính dân tộc, khoa học thì sẽ trở nên mất phương hướng, hỗn loạn, không có định hướng phát triển.
Như vậy, trong xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay, có thể nội hàm cũng như tên ba nguyên tắc này không còn được giữ nguyên, song tinh thần của ba nguyên tắc này thể hiện trong Đề cương vẫn được kế thừa, phát huy và phát triển. Đó là cần xây dựng một nền văn hóa mang bản sắc riêng của Việt Nam, một nền văn hóa vì con người, dành cho mọi người trên nền tảng của cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt, giá trị bền vững của ba nguyên tắc vận động văn hóa nói riêng và Đề cương về văn hóa Việt Nam nói chung trong tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943:
“DÂN TỘC HÓA” VỚI VAI TRÒ KIẾN TẠO CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
TS. VŨ ANH TÚ)
N
ăm 1943 được đánh dấu là một mốc son lịch sử của ngành văn hóa Việt
Nam với sự ra đời của văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, đó là bản Đề cương về văn hóa Việt Nam (từ đây gọi tắt là Đề cương) do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo và được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (25-28/2/1943). Tuy ngắn gọn, súc tích nhưng với phương pháp tiếp cận khoa học, bản Đề cương đã thâu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam và bao trùm đầy đủ hệ thống các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của nền văn hóa dân tộc “trong điều kiện lúc đó của cách mạng Việt Nam”1 với những luận điểm nổi bật: Một là, xác định rõ nội dung, phạm vi, vị trí, vai trò của văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai là, cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng lãnh đạo. Ba là, để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững ba nguyên tắc vận động, đó là: “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa” và “khoa học hóa”. Bốn là, để đặt nền móng và định hướng xây dựng một nền văn hóa cách mạng mới, bên cạnh việc cần phải chống lại những xu hướng văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm thì cần triệt để phát huy văn hóa dân chủ2.
_____________
) Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
1. Trường Chinh: “Bài phát biểu trong lễ kỷ niệm lần thứ 40 Đề cương về văn hóa Việt Nam”, in trong Bốn mươi năm Đề cương văn hóa Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.
2. Xem “Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943”, in trong 50 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội, 1995.
Với chủ trương đúng đắn trong xây dựng đường lối văn hóa mới để tiến hành cách mạng văn hóa, có thể khẳng định Đề cương về văn hóa năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam, tạo cơ sở lý luận cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa sau này. Trong suốt 80 năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, nhiều luận điểm quan trọng của Đề cương đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung, phát triển để củng cố và hoàn thiện lý luận về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng các giá trị văn hóa Việt Nam hướng tới phát triển bền vững đất nước.
Trong khuôn khổ của bài tham luận trong Hội thảo kỷ niệm 80 năm ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023), chúng tôi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên tắc Dân tộc hóa, một trong ba nguyên tắc cơ bản của bản Đề cương với vai trò kiến tạo nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và các giá trị văn hóa Việt Nam đương đại, nền tảng cho phát triển bền vững đất nước.
Nguyên tắc “dân tộc hóa” trong “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943
Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời trong bối cảnh đầu những năm 40 của thế kỷ XX, vào lúc tình thế cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản đang hết sức cam go. Trên thế giới, Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra, Nhật xâm chiếm Đông Dương, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức; ở Việt Nam tình thế đất nước vô cùng nguy cấp, căng thẳng khi phải đương đầu với những thủ đoạn thâm độc của phát xít Nhật, thực dân Pháp và khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc của trào lưu lãng mạn trong nước lúc bấy giờ. Sự ra đời của bản Đề cương như một ngọn đuốc soi rọi cho con đường cách mạng văn hóa dân tộc, chỉ rõ được mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng văn hóa, chỉ lối và định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa, văn nghệ cho toàn Đảng, toàn dân và cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam thời điểm ấy. Đề cương văn hóa chủ trương xây dựng văn hóa mới Việt Nam (bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật) với việc xác định rõ 3 nguyên tắc (mà sau này vẫn được nhiều người gọi là phương châm, hoặc tính chất): “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa” và “khoa học hóa”, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta; trong đó, “dân tộc hóa” là chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. “Đại chúng hóa” là chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng. “Khoa học hóa” là chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ. Ba nguyên tắc trên là những định hướng đúng đắn và kịp thời cho các nhu cầu cấp thiết nổi lên trong một thời điểm trọng đại của lịch sử khi đặt yêu cầu đặt nền móng xây dựng một nền văn hóa cách mạng mới trên cơ sở của một hình thái kinh tế - xã hội mới, độc lập và tự chủ; coi con người phải là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động văn hóa và biết bảo tồn, chắt lọc những nét đẹp truyền thống dân tộc, chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, thoái bộ, nô dịch, ngu dân cũng như những cái cũ kĩ, lạc hậu, dị đoan...
Có thể nói, khi cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc đang trở thành vấn đề cấp thiết số một thì việc xác định mục tiêu chống mọi ảnh hưởng nô dịch của các yếu tố văn hóa ngoại lai, thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ở vào thời điểm những năm 40 của thế kỷ XX khi mà vận mệnh đất nước đang lâm nguy, nền văn hóa đất nước đang mất phương hướng, dân chúng đang lầm than rên xiết trước sự áp bức, bóc lột của phát xít Nhật, thực dân Pháp và giới trí thức đang bị lung lay trước sự “khai hóa văn minh” của phương Tây thì nguyên tắc “dân tộc hóa” với hàm ý văn hóa dân tộc cần phát triển độc lập, vừa tìm mọi cách để chống lại ảnh hưởng nô dịch, vừa khuyến khích dân chúng kế thừa và khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một nguyên tắc tích cực, tiến bộ và có ý nghĩa lớn lao, góp phần đưa văn hóa trở về với đại chúng. Đây thực sự là một sự thay đổi tận gốc, là cuộc cách mạng nhằm hướng đến một đất nước có chủ quyền và có một nền văn hóa tự thân, độc lập với một bản lĩnh vững vàng chứ không phải là một xu hướng cải cách mang tính cải lương. Thực chất với việc nêu “Dân tộc hóa” là nguyên tắc đầu tiên, gắn nó với cuộc cách mạng giành độc lập cho đất nước, Đề cương đã coi đó như là nhiệm vụ hàng đầu của văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ, mở đường cho việc đưa văn hóa tiến sát với đời sống người dân, làm cho nó hữu ích, thiết thực với quảng đại quần chúng, trở thành nền văn hóa cho những người con dân đất Việt - nền văn hóa của nhân dân, vì nhân dân và phục vụ nhân dân.
Trên thực tế, các giá trị dân tộc được hình thành, tồn tại và phát triển trong một thời gian dài, liên tục được bổ sung đổi mới trong từng thời kỳ lịch sử, phù hợp với điều kiện và sự phát triển tương ứng của các hình thái xã hội. Nếu như văn hóa được nhìn nhận là sự biểu thị những giá trị của một xã hội, thì tính dân tộc được hiểu là sự biểu thị của những giá trị đặc trưng, được hình thành từ những đặc thù của điều kiện lịch sử, địa lý và thiên nhiên sinh tồn đã sản sinh nền văn hóa ấy. Bởi thế, khi nói đến tính dân tộc là nói đến những gì thuộc về bản chất. Chính vì vậy, khi đặt những viên gạch đầu tiên cho nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với việc xác định nền văn hóa mới Việt Nam là nền văn hóa “có tính dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”1, Đề cương đã cho thấy sự đúng đắn và hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động và phát triển của văn hóa. “Dân tộc hóa” trong Đề cương đã thể hiện tư tưởng lớn của Đảng về văn hóa Việt Nam trong giai đoạn lịch sử ấy. Dân tộc hóa, đó là đề cao tinh thần dân tộc, giữ gìn, phát huy và tôn vinh những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Dân tộc hóa, đó là làm cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập, không phụ thuộc và thậm chí mang ý nghĩa chống lại mọi sự nô dịch và đồng hóa của văn hóa nước ngoài. Dân tộc hóa, đó là sự chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, biến cái hay, cái đẹp của nhân loại thành cái hay, cái đẹp của dân tộc, đất nước mình.
Có thể nói, ở thời điểm ra đời tuy mới chỉ là một bản phác thảo những nội dung chính, mang tính định hướng về các vấn đề như mục tiêu cứu quốc, tập hợp lực lượng để giành độc lập dân tộc, làm cách mạng xã hội rồi mới làm cách mạng văn hóa,... nhưng Đề cương về văn hóa Việt Nam không chỉ nêu ra những yêu cầu vừa tầm, phù hợp và có hiệu quả rất lớn trên mặt trận văn hóa, tư tưởng ở thời điểm ấy mà nó đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh cứu quốc và góp phần phục hưng dân tộc. Kể cả trong giai đoạn nhiều năm sau đó, tinh thần khai phóng với ba nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học ấy vẫn còn nguyên giá trị, góp phần đặt nền tảng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam
_____________
1. “Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943”, in trong 50 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam, Tlđd, tr.11.
từ bấy đến nay cũng như kiến tạo nên các giá trị văn hóa đương đại trong thời đại mới.
“Dân tộc hóa” với vai trò kiến tạo các giá trị văn hóa Việt Nam đương đại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Kể từ khi ra đời cho đến nay, trong lịch sử suốt 80 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những tư tưởng mang tầm thời đại của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 tiếp tục được phát triển, mở rộng trong những văn kiện quan trọng của Đảng về văn hóa Việt Nam sau này qua nghị quyết của các kỳ đại hội, nghị quyết chuyên ngành về văn hóa, văn học, nghệ thuật,... nhờ đó đã đem lại được những thành quả đáng tự hào của văn hóa Việt Nam hiện nay. Cùng với sức sống mãnh liệt của các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, “dân tộc hóa” giờ đây đã không còn là một trong 3 nguyên tắc được nêu trong Đề cương mà đã ăn sâu, bén rễ và trở thành một phần máu thịt của văn hóa Việt Nam.
Nhất quán với giá trị tư tưởng, quan điểm, đường lối phát triển văn hóa dân tộc của Đề cương nhưng để phù hợp hơn với điều kiện của từng giai đoạn lịch sử cũng như vai trò rộng lớn, bao quát của văn hóa, Đảng đã mở rộng cách nhìn, xác định các nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới - nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đặc biệt “dân tộc hóa” được coi như một nguyên tắc bất biến trong sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng văn hóa, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Trong từng giai đoạn lãnh đạo đất nước thực hiện yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, kháng chiến thành công; xây dựng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước; cách mạng xã hội chủ nghĩa; xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ; phấn đấu “tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân”... tính chất của “dân tộc hóa” đã vượt qua cách hiểu gắn với yêu cầu cụ thể của một giai đoạn lịch sử cụ thể của bản Đề cương năm 1943, mà được đặt trong toàn bộ tiến trình lịch sử của đời sống xã hội và con người Việt Nam. Nguyên tắc “dân tộc hóa” của Đề cương lúc này trở thành một thành tựu lý luận nền tảng, rất quan trọng, giúp mở ra những cách nhìn sâu hơn, toàn diện hơn, khoa học hơn về vị trí, vai trò của đặc trưng văn hóa và các giá trị truyền thống trong sự nghiệp phát triển nền văn hóa dân tộc với tinh thần “xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc”1. Vì thế, có thể thấy rằng, nguyên tắc “dân tộc hóa” được xác lập trong Đề cương không chỉ có giá trị trong chỉ đạo hoạt động của ngành văn hóa Việt Nam những năm đầu giành độc lập dân tộc và xây dựng nền văn hóa mới, mà còn có những đóng góp thực sự lớn lao cho cách mạng Việt Nam, góp phần vào xây dựng và củng cố đất nước kể từ khi thống nhất đất nước đến trước đổi mới (1986), và thậm chí hơn thế, nó còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng, hoàn thiện lý luận về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong hành trình khẳng định tên tuổi của Việt Nam trên trường quốc tế.
Kể từ sau đổi mới (1986), Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều đặc điểm khác biệt. Đảng đã nhận thức được phải tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện từ tư duy, nhận thức; thể chế phát triển, đến tổ chức, bộ máy và con người thực hiện, trong đó văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có vai trò dẫn dắt, điều chỉnh, soi đường cho dân tộc, đất nước đi đến mục tiêu xác định. Trong toàn bộ quá trình đó, những tư tưởng chủ yếu được nêu trong Đề cương tiếp tục được quán triệt và càng ngày được nhấn mạnh hơn, xuyên suốt trong những năm tiếp theo. Điều này được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội, đặc biệt là trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là một nghị quyết chuyên đề, có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo, quan điểm hiện đại của Đảng trong thời kỳ đổi mới với tư cách một Đảng lãnh đạo và cầm quyền. Văn kiện mang tính cương lĩnh của Đảng về văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước này đã chỉ rõ năm quan điểm chỉ đạo cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa nước ta là: 1- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; 2- Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 3- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981.
4- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; 5- Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng1. Có thể nói năm quan điểm chỉ đạo này là một chỉnh thể thống nhất, trong đó lại một lần nữa, chúng ta thấy “dân tộc” trở thành một trong các giá trị để phát triển văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với sự tiếp nối, phát triển luận điểm quan trọng của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 về “dân tộc hóa”, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đánh dấu bước tiến quan trọng trong tư duy lý luận, đưa “tính dân tộc” lên một tầm cao mới trong quá trình xây dựng, hoàn thiện lý luận về văn hóa của Đảng, định hướng phát triển văn hóa trong điều kiện đất nước đổi mới, hội nhập quốc tế. Với việc khẳng định quyết tâm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng đã nhấn mạnh đến giá trị phổ quát, bao trùm của văn hóa Việt Nam, đó là đặc thù quốc gia - dân tộc. Dân tộc ở đây là những gì thuộc về bản sắc, đặc trưng, truyền thống quốc gia; dân tộc ở đây cũng mang hàm ý là cái mà quốc gia cần vươn tới, cần đạt được, là mục đích, mục tiêu cao nhất, là khát vọng của Đảng, nhân dân và cả quốc gia.
Như vậy có thể khẳng định, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã thể hiện rõ quan điểm phát triển văn hóa của Đảng, trong đó, tính tiên tiến và bản sắc dân tộc được hòa quyện, gắn bó hữu cơ trong các yếu tố cấu thành của nền văn hóa: bảo đảm tính kế thừa và phát triển, vừa giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời bảo đảm tính mở, tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại. Cũng trong Nghị quyết này, nội hàm của tính tiên tiến và bản sắc văn hóa cũng được xác định rõ, phù hợp với mục tiêu, đặc điểm, truyền thống của đất nước trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Theo đó, tiên tiến trong văn hóa trước hết là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ, một xã hội dân chủ, văn minh tất cả vì con người, vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người được đặt trên cơ sở của hệ tư tưởng chính trị với lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn bản sắc văn hóa dân tộc, là các giá trị đặc trưng, tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách,
_____________
1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

bản chất riêng của nền văn hóa, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, thể chế chính trị... trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Bản sắc văn hóa được thể hiện rõ trong truyền thống dân tộc, là các giá trị văn hóa tiêu biểu được trao truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, được khai thác và phát huy, tiếp tục bồi đắp, tạo nên dòng chảy văn hóa của dân tộc từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” chính là củng cố, làm đậm nét và khẳng định cái đã định hình trong quá khứ và phát triển trong thực tiễn (đậm đà bản sắc dân tộc), đồng thời là những giá trị định hướng cho một nền văn hóa thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, tiến bộ, văn minh, trở thành mục tiêu chung của quốc gia, dân tộc phấn đấu vươn tới, đạt tới (nền văn hóa tiên tiến).
Trong giai đoạn phát triển đất nước từ đầu thế kỷ XXI cho đến nay, chúng ta tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bằng các nhiệm vụ cụ thể trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những thành tựu và tinh hoa văn hóa nhân loại, hoàn thiện hệ thống giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế... Đặc biệt, nhằm hướng đến tiếp tục phát triển cả chiều sâu, chiều rộng, cũng như không ngừng nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong Cương lĩnh năm 2011, Đảng đã xác định văn hóa trong quan hệ khăng khít với tất cả các thành tố và lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội và của sự phát triển đất nước được kết tinh thành những tính chất: tiên tiến, dân tộc, nhân văn, dân chủ, tiến bộ1. Đây chính là 5 giá trị cốt lõi của nền văn hóa dân tộc mà Đảng ta quyết tâm chỉ đạo thực hiện vào giai đoạn này. Hay trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, và tiếp theo đó là Văn kiện Đại hội XII (2016), Đảng lại một lần nữa khẳng định nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà chúng ta xây dựng,
_____________
1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.75-76.
với bốn đặc trưng có thể hiểu chính là 4 giá trị cốt lõi tạo thành hệ giá trị quốc gia - dân tộc là: Dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Tư duy lý luận mới của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong các văn kiện này một lần nữa làm rõ đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; khẳng định vai trò và các nhiệm vụ có tính toàn diện, sâu sắc, kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện.
Trải qua 2 năm 2020-2021 đầy khó khăn, trong bối cảnh đất nước cũng như toàn thế giới đang gánh chịu những tổn thất nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra, với sự nhận thức nhạy bén về tình hình thực tiễn, những dự báo khoa học về tương lai của đất nước và trên hết là khát vọng vực dậy nền kinh tế, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu, tính chất, nguyên tắc, nhiệm vụ của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp của một dân tộc có nền văn hóa “sâu rễ bền gốc”, tích lũy, chứa đựng nhiều giá trị tinh hoa qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới. Trong Nghị quyết này, Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh; làm rõ đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học...1. Tư duy lý luận mới của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Đại hội XIII đã thể hiện rõ bản lĩnh văn hóa và sự nhạy cảm trước những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống văn hóa và xã hội, và cũng là một bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng về vai trò và các nhiệm vụ có tính toàn diện, sâu sắc về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, về mối quan hệ giữa
_____________
1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.145-146.

văn hóa và phát triển, về vai trò to lớn của văn hóa trong phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh sự cần thiết trong việc “xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” bởi “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn...” 1 và coi đó như phương châm chỉ đạo để xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam với các giá trị cốt lõi: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học trong thời đại mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Như vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước và phát triển văn hóa dân tộc, Đảng đã thể hiện rõ năng lực tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn trong lãnh đạo sự nghiệp phát triển văn hóa nước nhà. Trong đó nhờ kế thừa triệt để và nhất quán 3 nguyên tắc của Đề cương về văn hóa năm 1943, đặc biệt là “dân tộc hóa”, cùng với sự nỗ lực đổi mới tư duy, bám sát thực tiễn của đất nước và dân tộc, Đảng đã chỉ đạo sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta có tính chiến lược lâu dài của toàn Đảng và toàn dân trong xây dựng và phát triển đất nước, tạo lập những giá trị văn hóa Việt Nam đương đại trở thành những giá trị cốt lõi, những hằng số giúp tạo dựng nên bản sắc dân tộc Việt Nam, đó là:
- Giá trị quốc gia luôn gắn liền với mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy cao độ tinh thần dân chủ dựa trên Hiến pháp và pháp luật; đẩy mạnh các giá trị hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc; tôn vinh lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và vị thế đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị;
- Giá trị xã hội được tạo lập trên cơ sở xây dựng một đời sống văn hóa tốt đẹp và tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đề cao tinh thần tự do sáng tạo, giải phóng mọi năng lực sáng tạo của xã hội; và cởi mở, hướng đến sự thống nhất trong đa dạng, làm cho văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống, góp phần bảo đảm sự ổn định và lành mạnh xã hội; trang bị những
_____________
1. Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.157.
tư tưởng đổi mới phù hợp với bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng hệ giá trị văn hóa trên quan điểm kết hợp hài hòa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, củng cố nội lực văn hóa bằng việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hướng vào mục tiêu phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
- Xây dựng giá trị con người trên cơ sở bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức và lòng tự hào dân tộc gắn liền với cội rễ dân tộc, đức hy sinh, lòng dũng cảm; khuyến khích, động viên kích thích ý thức tự hoàn thiện của mỗi cá nhân thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống như ứng xử, giao tiếp, nghiên cứu, học tập, làm việc... phát huy tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung nhưng vẫn đẩy mạnh tính tự do cá nhân, tính tự quản và năng lực làm chủ trong đời sống văn hóa; kiên trì đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống làm suy thoái đạo đức, lối sống của dân tộc..., góp phần tạo chuyển biến rõ rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trí tuệ người Việt Nam đáp ứng phát triển bền vững đất nước.
*
*     *
Mặc dù đã trải qua chặng đường 80 năm, dù thực tế đã thay đổi và nội dung, tính chất, nhiệm vụ, phương thức tổ chức, xây dựng một nền văn hóa mới của văn hóa Việt Nam thời hội nhập đã khác nhưng những định hướng cơ bản về tư tưởng, nội dung và những nguyên tắc của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn còn mang ý nghĩa lớn đối với chúng ta. 80 năm đã trôi qua kể từ ngày Đề cương ra đời, đất nước đã trải qua những đổi thay với những dấu mốc phát triển quan trọng nhưng nhìn lại những quan điểm lớn nhất của Đảng về văn hóa mới thấy hết những minh triết của cách tiếp cận vấn đề, tính thực tiễn và khoa học của những luận điểm được nêu ra trong bản Đề cương về văn hóa Việt Nam. Và cũng chính những tư tưởng mang tính cải cách ấy, những định hướng đúng đắn ấy đã bám rễ vào đời sống và góp phần kiến tạo nên những giá trị văn hóa Việt Nam đương đại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của ngày hôm nay.

“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943  DƯỚI GÓC ĐỘ LIÊN VĂN HÓA
PGS.TS. NGUYỄN THANH TÚ*
ThS. TRỊNH THỊ HẰNG**
C
ách đây 80 năm bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do đồng chí Tổng
Bí thư Trường Chinh soạn thảo được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 2/1943. Đề cương đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung làm rõ trên nhiều khía cạnh. Thông qua việc nghiên cứu cách tiếp cận liên văn hóa hiện đại, với những nội dung như tính dân tộc, tính đại chúng, tính khoa học đã được thể hiện trong Đề cương về văn hóa Việt Nam bài viết khẳng định giá trị lịch sử, tính vượt trước của Đề cương.
I- LIÊN VĂN HÓA - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG
Cả thế giới đang bước vào kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học, y tế,... Là thời của vi điện tử, của kết nối vạn vật, của người máy... con người đứng trước cơ hội được thụ hưởng những thành quả của nền văn minh mới mẻ nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách ghê gớm: nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi sinh, dịch bệnh... Trước sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn, con người càng phải cần đến nhau hơn, để đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, san sẻ. Do vậy nghiên cứu liên văn hóa được đặt ra như là một nhu cầu tự thân. Đó cũng là một quy luật phát triển của văn hóa nói chung luôn có sự kế thừa, tiếp nối, phát triển và nâng cao.
_____________
* Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
** Trường Đại học Đại Nam.
Không chỉ là sự tiếp xúc, liên văn hóa chủ yếu là sự xuyên thấm, tương tác, đối thoại lẫn nhau giữa các nền văn hóa, chú ý tới sự phân tích, chọn lựa, hiệu quả giao tiếp, tiếp thu những tri thức mới tạo ra các giá trị văn hóa mới. Về điểm này thì điển cố mà văn chương trung đại hay dùng là một liên văn hóa. Đây không phải là câu chuyện “nệ cổ” hay “sùng ngoại” như từng hiểu một cách cực đoan, hẹp hòi mà là kết quả của một sự giao thoa văn hóa. Vì giao tiếp làm nên văn hóa, cũng đồng thời văn hóa làm nên giao tiếp, do vậy thuật ngữ liên văn hóa (intercultural) thực chất là giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication). Bước vào thời đại toàn cầu hóa, liên văn hóa được mở rộng, khái quát thành trào lưu triết học liên văn hóa (The intercultural philosophy) hướng đến những điểm tương đồng trên nền tảng những khác biệt văn hóa. Là một xu hướng tất yếu, liên văn hóa không chỉ là nhận thức đời sống từ cái nhìn dân tộc, mà đa chiều hơn, hướng đến những giá trị phổ quát, nhân loại, hay được gọi là mẫu số chung của văn hóa toàn cầu.
II- BA NGUYÊN TẮC “DÂN TỘC HÓA”, “ĐẠI CHÚNG HÓA”,
“KHOA HỌC HÓA” CHÍNH LÀ BA TRỤ CỘT CỦA LIÊN VĂN HÓA
Nhìn một cách chung nhất, liên văn hóa được hình dung như một cây xanh cắm sâu chùm rễ khỏe khoắn vào các mảnh đất truyền thống dân tộc và nhân loại rồi vươn cao lá cành quang hợp ánh sáng tư tưởng của thời đại, nhờ vậy những trái cây tác phẩm của nhà văn hóa đã kết tinh trong nó những giá trị tinh hoa để tỏa ra hương vị tư tưởng đặc sắc. Quá trình ấy chính là liên văn hóa được biểu hiện cụ thể trong từng tác phẩm. Mức độ liên văn hóa đậm nhạt, giàu có, phong phú... khác nhau tùy thuộc vào cái tôi chủ thể nhà văn hóa. Có thể khái quát những điều ấy tương ứng với 3 nguyên tắc: “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa”, “khoa học hóa” mà Đề cương về văn hóa Việt Nam đã đề cập. Cũng có thể hiểu liên văn hóa như cấu trúc một tòa lâu đài có nền móng vững chắc là văn hóa dân tộc (dân tộc hóa), cái thân lầu là tư tưởng, tâm hồn, trí tuệ được trổ nhiều cửa sổ ngôn ngữ để đón các luồng gió văn hóa bốn phương (khoa học hóa), có nhiều cửa chính đón độc giả (đại chúng hóa) từ khắp nơi ghé thăm, chiêm ngưỡng, học tập...
1. Dân tộc hóa quyết định bản sắc văn hóa
Văn hóa là quá trình kiến tạo mã và giải mã, trong đó biểu tượng là một mã cơ bản, do vậy có một định nghĩa coi văn hóa là sự tập hợp hệ thống các biểu tượng. Tự thân biểu tượng luôn mang một chiều sâu văn hóa, theo thời gian nó được bồi đắp, tích lũy thêm các lớp mã ý nghĩa mới. Là hạt giống của cây văn hóa cổ xưa gieo vào mảnh đất đương đại, nảy mầm, lớn lên cho hoa quả ý nghĩa mới, biểu tượng luôn mang tính truyền thống. Giải mã biểu tượng là một cách tìm về truyền thống. Không am hiểu sâu sắc “mẫu gốc” và hoàn cảnh lịch sử văn hóa, không tri giác tường tận mảnh đất đương đại, không thể tạo ra biểu tượng mới. Thiếu vốn cổ không thể tạo mã và giải được mã. Bác Hồ dạy: “Những người cộng sản chúng ta phải rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dòng suối tiến bộ chảy ra từ ngọn núi cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông”1. Đấy là lý luận - một lý luận mang kinh điển nhưng được mềm mại hóa thành hình tượng: Phải xây dựng một nền văn hóa tiến bộ, hiện đại bắt nguồn từ truyền thống, dựa vào truyền thống. Cũng chính Bác Hồ từng căn dặn các văn nghệ sĩ: “Làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được đâu”2.
Như vậy chỉ có văn hóa truyền thống dân tộc mới tạo ra bản sắc, mà trong thời buổi toàn cầu hóa hôm nay bản sắc được coi như là sứ giả trung thành, tin cậy nhất trong việc gắn kết và gắn nối với văn hóa toàn cầu. Về thực chất và trên thực tế văn hóa truyền thống góp phần chủ yếu trong việc làm giàu có cho gia tài văn hóa quốc gia.
Thêm vào đó, với bất kỳ dân tộc nào, trong thời đại mở cửa hội nhập đều phải đối mặt với sự xâm lăng văn hóa. Như một quy luật, chỉ có sức mạnh văn hóa nội sinh mới có thể tạo ra một sức đề kháng đủ mạnh để chống lại sự xâm lăng này. Văn hóa bản địa càng mạnh sẽ biến hại thành lợi, sẽ đồng hóa ngược lại văn hóa ngoại sinh, biến nó thành cái của mình.
_____________
1. Trần Đương: Bác Hồ như chúng tôi đã biết, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2009, tr.166.
2. Lữ Huy Nguyên (sưu tầm, biên soạn): Bác Hồ với văn nghệ sĩ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995, tr.83.
2. “Đại chúng hóa” - Tính nhân dân vừa là thuộc tính vừa là phẩm chất của văn hóa
Ở bất kỳ thời nào thì quần chúng nhân dân cũng vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng thẩm mỹ, cũng đồng thời là chủ thể tiếp nhận. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là quan điểm tư tưởng và thái độ phản ánh của người nghệ sĩ sáng tạo có vì nhân dân, tôn trọng nhân dân hay không. Một tác phẩm có tính nhân dân luôn căn cứ từ hai phương diện cơ bản là nội dung (phản ánh cuộc sống của nhân dân, tâm tư, tình cảm, ước nguyện, quyền lợi... của nhân dân), và hình thức (phù hợp với thị hiếu của dân, được nhân dân ưa thích, trong sáng, giản dị, dễ hiểu...). Kho tàng văn hóa dân gian, những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của văn học viết đều có tính nhân dân sâu sắc, trở thành tài sản tinh thần, là vốn quý, là tâm hồn, tình cảm của mỗi dân tộc.
Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức. Là một hình thái ý thức nên văn nghệ càng phải cắm sâu vào mảnh đất hiện thực để hút lấy chất dinh dưỡng cuộc đời. Cái đẹp nằm trong cuộc sống, là bản thân cuộc sống. Người nghệ sĩ phải đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để khám phá, sáng tạo. Thoát ly hiện thực, nghệ thuật nhất định khô héo. Chỉ có từ đời sống, bắt nguồn từ đời sống mới có thể nảy nở những tài năng. Không có cách nào khác muốn rèn luyện tài năng thì người nghệ sĩ phải trở về cái gốc của nghệ thuật là đời sống nhân dân muôn màu, muôn vẻ. Để phát hiện những năng khiếu, điều kiện cần có của tài năng cũng phải tìm từ đời sống. Trong lịch sử văn hóa nhân loại chưa có thiên tài nghệ thuật nào không được gieo hạt, nảy mầm, bắt rễ, lớn lên, trưởng thành từ cái nôi đời sống. Các cây đại thụ văn chương thế giới, trước khi có những trước tác đồ sộ, họ cũng đều là những người lăn lộn với cuộc đời. Rất tiếc ở ngày hôm nay, tính nhân dân ở ta đang bị coi nhẹ. Một số giáo trình lý luận văn học, văn hóa gần đây dành số trang nhiều hơn giới thiệu về lý thuyết nước ngoài nhưng xa lạ với văn hóa Việt. Nhiều luận án, luận văn không tha thiết với đề tài cách mạng, kháng chiến, truyền thống mà hướng về “thời thượng” với hậu hiện đại, tính dục, đổ vỡ, bi kịch... Nếu không kịp thời điều chỉnh, có thể đẩy sáng tác ngày một xa hơn với cuộc sống, với nhân dân, cách mạng.
3. “Khoa học hóa - chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ”
Triết học liên văn hóa thời hội nhập đề cao vấn đề lựa chọn (văn hóa là lựa chọn), trong đó lựa chọn hướng đi mang tính quyết định. Xin khẳng định hai điểm tựa vững chắc của văn hóa là chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ cái nhìn “liên văn hóa” hiện đại, thế giới hôm nay càng thấy ở chủ nghĩa Mác một tầm cỡ tư tưởng lớn của nhân loại. Như một thấu kính hội tụ khổng lồ tự kết tinh những ánh sáng tinh hoa trước đó của thế giới, chủ nghĩa Mác trở thành mặt trời tư tưởng vĩ đại của nhân loại soi đường cho các dân tộc đi lên hạnh phúc. Hiện nay trước tác của Mác được giới nghiên cứu phương Tây rất quan tâm, có hàng triệu độc giả chào đón, nghiên cứu, tìm hiểu. Ở thời điểm nhân loại bước vào cuộc hội nhập toàn cầu mạnh mẽ và sâu rộng, người ta càng thấy bộ Tư bản phát ra những ánh sáng khoa học mới mẻ, đi trước thời đại gợi dẫn những quy luật, không chỉ về kinh tế, mà còn về chính trị, văn hóa, xã hội...
Cuộc Hội thảo khoa học Quốc tế về Hồ Chí Minh gần đây nhất có tên “Hồ Chí Minh và Ấn Độ” (Ho Chi Minh and India) ngày 14/5/2022 tại Kolkata1. Trước đó tại Mỹ, tháng 10/2019 là Hội thảo Hồ Chí Minh toàn cầu (Global Ho Chi Minh) được tổ chức tại thành phố New York. Các hội thảo đều khẳng định ở Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là sự hội tụ tuyệt đẹp ba luồng văn hóa: văn hóa yêu nước Việt Nam; văn hóa hòa bình, bình đẳng, bác ái của nhân loại tiến bộ và văn hóa giải phóng con người của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng và những giá trị văn hóa cao đẹp của Người đang được cả nhân loại đón nhận.
Vì là những tư tưởng khoa học nhất, tiến bộ nhất nên chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường thì văn hóa hôm nay mới phát triển mạnh mẽ, mới có thể “chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ”2.
_____________
1. Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam phát trực tiếp trên kênh Youtube 10h sáng, Ấn Độ, 11h30 giờ Việt Nam, ngày 14/5/2022.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.24.
III- VỐN CỔ DÂN TỘC - ĐIỂM TỰA CHO PHÁT TRIỂN
Từ góc nhìn liên văn hóa xin chứng minh trong văn hóa Việt có những tác phẩm lớn mang đậm bản sắc dân tộc sánh ngang với thế giới. Đó là tài sản văn hóa vô giá cần được giữ gìn, phát huy.
Quan niệm coi trọng con người đã tạo ra ở văn hóa Việt những bài học đạo lý làm người, thương yêu con người, căm ghét cái ác, tinh thần hướng thiện được kết tinh rồi tỏa sáng ở những hình tượng nghệ thuật thẩm mỹ đặc sắc. Không ngẫu nhiên Chử Đồng Tử được phong là “Tứ bất tử” (bốn vị thánh không chết). Truyền thuyết này trước hết là sự minh họa sinh động, cụ thể rất mực cảm động và chân thực cho chữ “Hiếu”. Trước khi chết người cha dặn con cứ táng trần cho bố còn khố giữ lại để con mặc. Người con không nỡ vậy. Đây không chỉ là chữ “Hiếu” mà còn là phong tục tang ma ngày xưa với quan niệm “trần sao âm vậy” và “nghĩa tử là nghĩa tận”, dành cho người đi xa mãi mãi những điều kính trọng, mến thương, nhung nhớ. Muốn cha xuống âm phủ còn có cái khố che thân, Đồng Tử đã không chỉ tròn chữ “Hiếu” mà còn tròn với phong tục, tập quán. Không chỉ làm tròn trách nhiệm người con mà tròn cả trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ một công dân! Truyện là sự giao thoa các tư tưởng triết học lớn Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Sau này nhờ phép thuật mà Chử Đồng Tử có binh hùng tướng mạnh nhưng vẫn không chống lại quân của Vua Hùng (tức bố vợ) vì chàng muốn giữ tròn chữ “Hiếu”!
Truyện còn là bài ca ca ngợi tình yêu hôn nhân tự do như là một mối tình đẹp nhất, chung thủy, bình đẳng và cực kỳ dân chủ. Một truyện cổ về tình yêu hay hiếm hoi không chỉ ở nước ta mà còn so với cả thế giới. Đồng Tử là chàng trai nghèo nhất, nghèo đến mức không thể nghèo hơn thế mà được Tiên Dung là công chúa, con gái Vua Hùng cành vàng lá ngọc, cao sang, quý phái, vương giả chấp nhận lấy làm chồng. Tiên Dung đã vượt quyền cha mẹ để nghe theo tiếng gọi trái tim mình. Nàng vượt qua bao tín điều, quy tắc, nguyên tắc thành văn và bất thành văn của một triều đình. Nàng đích thực là một “nghịch tử”: con vua mà lấy chồng không hề tương xứng, không hề “môn đăng hộ đối”. Nàng phải vượt qua bao thành kiến và định kiến là lấy chồng “hoang” (Đồng Tử đích thực là kẻ “hoang”, tứ cố vô thân, không nghề nghiệp, không quần không áo, lại sống chui rúc ở bãi lau bờ sậy...). Không có một sức mạnh nhân văn cao cả, một tình thương lớn lao với những con người dưới đáy không thể sáng tạo ra được những chi tiết, hình tượng đầy nghịch cảnh mà tuyệt vời, trong sáng như vậy. Truyện đã cách xa hàng ngàn năm, mà ở ngày hôm nay, chỉ một cô gái bình thường thôi, có gia cảnh bình thường, nghề nghiệp, nhan sắc, học vấn bình thường, liệu có ai “dũng cảm” dám lấy chồng có thân phận như Chử Đồng Tử? Thế nên, không ngẫu nhiên dân gian thờ không chỉ một Đồng Tử mà còn thờ cả Tiên Dung!
Nơi Quan Thế Âm Bồ Tát sinh ra (Ấn Độ cổ đại) thì hầu hết là đàn ông nhưng sang Việt Nam thì đều trở thành Phật Bà. Điều này có thể hiểu bản sắc “thiên tính nữ” đã tạo ra độ khúc xạ để thay đổi cho phù hợp. Vở chèo cổ “Quan Âm Thị Kính” tỏa sáng vào bầu trời văn hóa Việt Nam đã hàng mấy thế kỷ, làm mê đắm, thổn thức hàng triệu trái tim bao thế hệ bởi được thu nhận những ý nghĩa nhân văn tận thiện, tận mỹ. Bởi được xây cất bằng vật liệu tư tưởng về con người của văn hóa dân gian, văn hóa Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo nên đa dạng, nhiều vẻ về cấu trúc hình tượng. Bởi được khúc xạ và tích hợp từ nhiều nguồn mỹ học nên đa nghĩa và phát ra những ánh sáng văn hóa lạ, độc đáo.
Là sự hợp lưu ánh sáng từ quan niệm lành mạnh, khỏe khoắn, táo bạo của dân gian; quan niệm từ bi, hỷ xả của đạo Phật; từ cái nền nếp khắt khe của Nho giáo, tác phẩm đã tạo ra những hình tượng mang tính ám ảnh. Tại sao Thị Kính tốt, hiền lành cam chịu như thế mà bị oan, mà oan thảm, oan hai, ba lần? Hạt nhân hợp lý ở đâu? Cái ý bật thoát ra thật sâu sắc: Trong cái xã hội đầy tai ương, đầy mâu thuẫn, phi lý như thế thì người tốt, cái tốt không tồn tại được. Mà muốn cho cái tốt, người tốt tồn tại thì phải thay đổi cả cái xã hội ấy. Đó là việc không thể. Dân gian biết rõ thế. Mà người tốt, cái tốt thì rất cần được bênh vực, nên dân gian đã làm một cuộc hoán vị thân phận mà đổi ngôi cho họ. Đó cũng là một cách trốn tránh cái phi lý ở đời. Cuối cùng nhân vật được đổi thành kiếp Phật. Đây vừa là quan niệm nhà Phật “Đời là bể khổ!” nhưng cũng là quan niệm “hóa kiếp” nhân ái của tín ngưỡng tình thương trong dân gian. Đời người khổ quá nên “hóa kiếp” cho nhân vật được sống sung sướng hơn. Quan niệm con người ta phải có chữ “Nhẫn” làm đầu và “ở hiền gặp lành” trong văn hóa Việt đã gặp gỡ tinh thần “cứu độ” Phật giáo để cùng đưa Thị Kính hóa thân thành Quan Âm trong vòng hào quang thánh thiện của tình người.
Thị Kính rất tiêu biểu cho chữ “Nhẫn” mà ngày nay rất cần phải có!
Nhìn từ lý thuyết đối thoại văn hóa hiện đại sẽ thấy Thị Kính chủ yếu đối thoại với chính mình, với phận mình, còn Thị Mầu đối thoại với cả xã hội, với cả kiếp người! Nhưng không có Thị Kính thì không có Thị Mầu! Dân gian đã mượn bối cảnh, quan niệm nhà Phật để mạnh mẽ vượt qua mọi ràng buộc cấm đoán mà phát biểu quan niệm khỏe khoắn về cái chất trần gian ở đời. Đậm đà một tinh thần nhân văn, khát khao một tinh thần dân chủ, cháy bỏng một khát vọng yêu và được yêu, sâu sắc một tinh thần nữ quyền, vở chèo là một viên ngọc văn hóa tỏa sáng vào cả tương lai, góp phần làm rạng rỡ thêm bản sắc Việt. Nhưng tại sao cả làng của Thị Kính, Thị Mầu chỉ biết ra “ăn khoán” chứ không cần biết đến lẽ phải: Lời tố cáo có đúng không!? Các “quan”, dù là quan “ăn tiên chỉ” cũng chỉ cần nhìn thấy “cái bụng chửa” của Thị Mầu, không cần “điều tra”, đã coi Thị Kính là “tác giả”!? Trời đất ơi? Vì con người ta vô cảm trước tai họa của con người!
Có phải im lặng là tốt không? Câu hỏi ấy nhức nhối với cả hôm nay!
Trên sâu khấu tuồng cổ ông cha ta để lại một viên ngọc vô giá - Tuồng “Trương Ngáo” mang đậm cảm quan dân gian về Phật giáo gần gũi, đời thường, bình đẳng với con người. Hành trình của Trương Ngáo đến Tây phương đòi nợ Phật hay là hành trình của con người kiếm tìm sự thật? Đó là những triết lý lớn chỉ có ở những tác phẩm lớn. Vở tuồng rất ít nhân vật, nhân vật chính chiếm gần trọn không gian, thời gian tác phẩm. Kết cấu tình tiết, cảnh vật, hình ảnh của vở tuồng đi theo bước hành trình của nhân vật chính. Ý nghĩa cơ bản của tác phẩm bật ra là, điều quan trọng nhất là người ta phải có đủ ý chí, trí tuệ và niềm tin mới có thể tìm được chân lý của đời mình. Cái lõi thẳm sâu bên trong của vở tuồng là những khao khát nhân văn thánh thiện luôn muốn cựa quậy, muốn bung phá, muốn vươn lên thế giới của cái đẹp, cái hạnh phúc!
Để tạo ra một cuộc đối thoại cần phải có bốn yếu tố cơ bản: hiểu biết, bình đẳng, tôn trọng sự khác biệt, biết lắng nghe. Ngáo đang dần có đủ những cơ sở ấy. Khi có đủ trí tuệ và niềm tin, Ngáo lên đường. Gặp Phật, Ngáo không quỳ lạy, tức Ngáo muốn bình đẳng với Phật. Ngáo tôn kính Phật nên không xin xỏ. Lắng nghe Phật nhưng Ngáo làm theo ý mình. Còn Phật lúc đầu bật cười vì sự ngược đời mà cho rằng “họ Trương mắc chứng điên cuồng” nhưng lắng nghe và thấu hiểu lại thấy Ngáo “vốn nhà gã có lòng thành kính”. Phật Tổ đã nhận Ngáo làm “đệ tử” tức Phật đã thấu hiểu để thấu cảm về Ngáo. Thì ra để thấu hiểu và thấu cảm về nhau là cả một quá trình. Không có đối thoại các bên sẽ không bao giờ có sự kết nối, giao lưu, hòa nhập. Ý nghĩa của vở tuồng gắn ý nghĩa triết lý nhân sinh với triết lý tôn giáo (Phật giáo) nhằm mục đích đề cao ý nghĩa con người (thấu hiểu bản thể) và cuộc sống đời thường (thấu cảm nhân tâm).
Tạm dẫn chứng như trên cũng đủ rút ra kết luận cây nhân cách người có tươi tốt là nhờ được trồng vào mảnh đất truyền thống để hút chất dinh dưỡng văn hóa đạo lý và vươn cao cành lá quang hợp ánh sáng lý tưởng của thời đại. Đạo đức xã hội hôm nay đang xuống cấp nghiêm trọng, phải chăng có lý do là chưa được như vậy?
IV- LÀM GÌ ĐỂ “DÂN TỘC HÓA”, “ĐẠI CHÚNG HÓA”, “KHOA HỌC HÓA” TỐT HƠN?
1. Tự thân vấn đề trình bày đã bật ra các giải pháp chung
Bên cạnh việc tiếp thu lý luận văn nghệ nước ngoài, cơ bản hơn cần có chiến lược nghiên cứu tiếp thu, kế thừa, phát triển lý luận văn nghệ của cha ông. Xin nhắc lại lời Bác Hồ, sáng suốt, sâu sắc, tinh tế vô cùng: “Muốn thấy hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc ta, thì phải đừng bị trói buộc bởi những tiêu chuẩn này nọ của nghệ thuật phương Tây... phải dựa trên tiêu chuẩn của ta. Tiêu chuẩn ấy là gì? Đó là nền mỹ học ẩn chứa trong thực tiễn truyền thống nghệ thuật dân gian, dân tộc”1. Lý thuyết nước ngoài bao giờ cũng có độ vênh lệch, chưa nói đến có sự áp đặt, khiên cưỡng. Mỹ học của cả một nền văn học dân gian rồi văn học cổ trung đại là cả một kho vàng tư tưởng, theo phong tục và tư duy truyền thống của nước “thi ca chi bang” (đất nước của thơ) nên còn chìm ẩn trong các sáng tác văn chương. Phải bỏ công sức, phải học chữ Hán - Nôm, suy ngẫm, tìm tòi chất vàng ấy còn đang ẩn sâu trong các hình tượng thẩm mỹ. Có cả một nền mỹ học mà cha ông ta, theo con đường liên văn hóa đã học tập, tiếp thu, kế thừa, kết tinh, phát triển và nâng cao một cách tuyệt vời còn đang nằm trong nhiều trước tác. Truyền thống lý luận của ta ít khi hiển ngôn mà thường thể hiện dưới dạng tác phẩm, ở thời
_____________
1. Mịch Quang: Khơi nguồn mỹ học dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.8, 9.
hiện đại cũng nhiều, như một câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay”. Đó là quan niệm về chủ thể: nghệ sĩ phải quên mình, làm mới mình để sáng tạo cái đẹp. Tác phẩm nghệ thuật phải có chức năng làm đẹp và nuôi dưỡng sự sống...
Bác Hồ nói: “Phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới,... nhưng đồng thời lại phải tránh nguy cơ trở thành những kẻ bắt chước. Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình”1. Ở đây toát lên mấy vấn đề lý luận: Cần tiếp thu đa dạng các nền văn hóa khác nhau, nhưng là tiếp thu cái tiến bộ; phải chủ động, không bắt chước, biết tiếp thu cái gì là đặc sắc mà mình còn thiếu. Muốn thế phải nghiên cứu nền văn hóa mình cần tiếp thu một cách toàn diện, hệ thống. Cần thấm thía hơn lời dạy của Người về tính chỉnh thể của văn hóa, phải nắm bắt cái chỉnh thể tìm ra cái đặc sắc cá thể để tiếp nhận.
2. Với người nghệ sĩ - chủ thể sáng tạo văn hóa
Cụ Nguyễn Du viết: “Ngổn ngang trăm mối bên lòng/Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình” (Truyện Kiều). Không “ngổn ngang trăm mối” không thể có “câu tuyệt diệu”. Người nghệ sĩ phải “đau đớn lòng” (rung động) trước “những điều trông thấy” (trải nghiệm) mới có thể làm người khác “đau đớn” được! Chàng Trương Chi phải “thậm xấu” tức phải sống trong bi kịch mới có thể có tiếng sáo hay. Gặp bi kịch tiếng sáo càng có hồn hơn... Thế nên đề nghị Nhà nước, bên cạnh sự tôn trọng sự tự do sáng tạo cần đặc biệt quan tâm việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, quan điểm, lập trường cho văn nghệ sĩ. Văn học nghệ thuật là vấn đề tư tưởng. Lá cành của cây xanh nhà văn phải luôn quang hợp ánh sáng lý tưởng cách mạng, nếu không cây sẽ bị héo và quả sẽ sài đẹn. Tình cảm đúng đắn nhất, chân lý nhất là tự do sáng tạo vì mục đích vì nước vì dân, vì chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc, dân chủ, giàu mạnh. Tư tưởng sẽ chuyển hóa để rồi trở thành máu thịt tác phẩm. Để có tư tưởng phải là quá
_____________
1. Nhiều tác giả: Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, t.3, tr.56.
trình lâu dài từ thấu hiểu (nhận thức) sâu sắc cuộc sống đến thấu cảm (đồng điệu, hòa nhập) vào hình tượng, cộng cảm (tiếp nhận, chia sẻ, lan tỏa) với cõi nhân sinh để có một mẫu số văn hóa chung mới có thể truyền cảm một cách sâu xa (nghệ thuật) tới đối tượng tiếp nhận.
Nghệ thuật là câu chuyện hình tượng. Để người khác bị ám ảnh, người sáng tạo ra hình tượng phải bị ám ảnh trước. Có nhà văn nói rất đúng: Muốn ướp được người mình phải mặn trước. Phải mặn về lý tưởng, say mê, nồng nàn. Phải mặn về cảm xúc, trí tuệ, vốn sống... Các tổ chức hội nên tổ chức các chuyến đi sâu, dài ngày vào thực tế, người nghệ sĩ sẽ được hiểu kỹ hơn một mảng đời sống, sẽ có những vui buồn thật sự, cảm thông và chia sẻ với người lao động. Được sống, hít thở, đập cùng nhịp đập trái tim của cuộc sống, người nghệ sĩ mới có thể kiến trúc mô hình và xây dựng tác phẩm từ mô hình và chất liệu ngoài cuộc sống, gắn liền với đời sống, vì đời sống.
*
*       *
Từ sự phân tích, luận giải về cách tiếp cận liên văn hóa, đối chiếu với ba nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới: dân tộc, đại chúng, khoa học của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, có thể nói quan điểm về văn hóa của Đảng đã vượt trước thời đại, đặt nền tảng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM
“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM”
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. NGUYỄN VĂN TUÂN*
ThS. NGUYỄN CÔNG TÂY**
1. Giá trị của tác phẩm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
Dân tộc nào gìn giữ được bản sắc của mình thì dân tộc đó mãi mãi trường tồn. Luận điểm này đã được minh chứng trong thực tiễn quá hình phát triển của loài người ở mọi quốc gia, lãnh thổ, mọi chủng tộc, màu da. Và khi nhắc đến bản sắc dân tộc, chắc chắn phải đề cập tới văn hóa. Đối với nước ta, nền văn hóa Việt Nam chính là kết tinh quá trình lao động của các dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, thể hiện trình độ, nghệ thuật ứng xử với tự nhiên, xã hội và sự chủ động hội nhập vào dòng chảy văn minh nhân loại. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam chính là đặc điểm nổi bật, thuộc tính riêng của nền văn hóa khi ta đặt nó so sánh với các nền văn hóa khác trong khu vực và quốc tế1. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua hàng ngàn năm văn hiến, văn hóa Việt Nam được coi là sức mạnh nền tảng xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước.
_____________
* Chi nhánh Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật tại Thành phố Hồ Chí Minh.
** Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức: “Những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa và Phát triển điện tử, https://vanhoavaphattrien.vn/nhung-dac-trung-cua-nen-vanhoa-viet-nam-a7008.html.
Giai đoạn những năm 1940 đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước ta rơi vào tình cảnh hết sức ngặt nghèo ở trên mọi khía cạnh, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa - xã hội. Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”1. Nền văn hóa Việt Nam khi đó có thể coi là vô hồn, hỗn loạn, bị pha tạp, trộn lẫn với sự nhiễu nhương của chính bối cảnh thời đại bấy giờ và các chính sách văn hóa của Pháp - Nhật. Trước tình hình đó, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng đã khởi thảo, xây dựng tác phẩm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”. Mục đích trước hết của tác phẩm này chính là sợi chỉ đỏ gắn kết, đả thông về mặt tư tưởng lý luận và thực tiễn văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ: “Văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung. Chính vì thế nó cách mạng nhất và tiến bộ nhất ở Đông Dương trong giai đoạn này”2. Có thể nói, “Đề cương về văn hóa Việt Nam” là cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về lĩnh vực văn hóa, nghĩa là những tư tưởng lớn, đường hướng cơ bản phải mang ý nghĩa khái quát cao, khoa học và có khả năng tập hợp lực lượng, thu hút mọi tầng lớp xã hội3. Tác phẩm này cũng mang ý nghĩa là hành động của Đảng ta trên mặt trận văn hóa, là lời hiệu triệu của Đảng đối với những người cộng sản, phải khơi thông về tư duy tiến tới cách mạng văn hóa Việt Nam.
Đúng với tên gọi là một ấn phẩm dưới dạng đề cương, tác phẩm này được bố cục hết sức rõ ràng, logic về các mục, luận điểm, luận cứ. Dung lượng tác phẩm không dài mà ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ thực hiện. 5 nội dung của tác phẩm “Đề cương về văn hóa Việt Nam” lần lượt là: Cách đặt vấn đề;
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.1.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.320.
3. Theo Phạm Quang Long: Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943: Ngọn cờ tập hợp trí thức tham gia cách mạng, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, https://tuyengiao.vn/van-hoa-xahoi/van-hoa/de-cuong-van-hoa-viet-nam-nam-1943-ngon-co-tap-hop-tri-thuc-tham-giacach-mang-143386.
Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam; Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật - Pháp; Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam; Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít Đông Dương và nhất là những nhà văn hóa mácxít Việt Nam.
Một số khẳng định quan trọng được đồng chí Trường Chinh nêu trong tác phẩm này hiện vẫn còn nguyên giá trị, như: Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động1; Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội2; Phải kịch liệt chống những xu hướng văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm3...
2. Vai trò của hoạt động xuất bản được đề cập trong tác phẩm
Tác phẩm đã khẳng định, vào thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước, khi nước ta trong tình cảnh hai tầng xiềng xích, văn hóa Việt Nam mơ hồ, hỗn loạn, bị nghiền nát bởi những chính sách của Nhật - Pháp, những người cộng sản khi đó phải: (i) Chống lại văn hóa phátxít, phong kiến, thoái bộ, nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân. Phát huy văn hóa tân dân chủ Đông Dương; (ii) Tranh đấu về học thuyết, tư tưởng; tranh đấu về tông phái văn nghệ; tranh đấu về tiếng nói, chữ viết. Các cách vận động chủ yếu gồm: Lợi dụng tất cả khả năng công khai và bán công khai để: Tuyên truyền và xuất bản; Tổ chức các nhà văn; Tranh đấu giành quyền lơi thực tại cho các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ...; Chống nạn mù chữ...4.
Như vậy, lúc bấy giờ, Đảng ta đã khẳng định xuất bản là một trong những phương thức quan trọng để làm cách mạng văn hóa. Vậy nguyên nhân nào khiến ngành xuất bản có vai trò quan trọng như vậy? Có thể điểm ra một số lý do sau:
(i) Sách, báo, dù là bất kỳ thời điểm nào, cũng là ấn phẩm giữ vai trò cung cấp thông tin, tuyên truyền rất quan trọng. Giới nhà văn, nghệ sĩ tiếp cận văn hóa trước hết là qua chính những gì họ đọc được, nghe được. Do vậy, cách mạng phải nắm lấy sức mạnh của “bút chiến”, lấy “bút chiến” để đấu tranh trên mặt trân văn hóa.
_____________
1, 2, 3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.316, 318, 319, 320-321.
(ii) Khác với những thông tin truyền miệng, hoặc được in ấn một cách thiếu kiểm duyệt, sách, báo xuất bản thường được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, bởi những người có chuyên môn. Vào thời điểm đó, các xuất bản phẩm của Đảng ta chính là là tiếng nói chính thống của những người cộng sản. Do vậy, người dân có thể hoàn toàn tin tưởng khi tiếp nhận tri thức và thực hiện theo những chỉ dẫn trong các sách, báo đó.
(iii) Sách, báo được xuất bản có khả năng lưu giữ cao, do vậy, người cộng sản khi hoạt động bí mật có thể mang theo, chuyển đến tay quần chúng. Đối với giới nhà văn, nghệ sĩ, các ấn phẩm được xuất bản sẽ được họ lưu giữ cẩn thẩn, vừa làm tài liệu học tập, vừa là cẩm nang để khơi thông hệ tư tưởng và thế giới quan về một nền văn hóa mới - văn hóa xã hội chủ nghĩa.
3. Những đóng góp của xuất bản Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc
Trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động xuất bản, Đảng ta luôn xác định xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Xuất bản Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Đánh giá về đóng góp của hoạt động xuất bản, trong thư chúc mừng 70 năm ngành truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: “Trong suốt 70 năm qua, các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động làm công tác xuất bản, in và phát hành sách đã luôn luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
Trong bối cảnh cả dân tộc dồn toàn lực để tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, hoạt động xuất bản đã góp phần tuyên truyền đường lối kháng chiến của Đảng, xây dựng nền văn hóa mới dân tộc, khoa học, đại chúng và đánh đổ nền văn hóa nô dịch, ngu dân của chủ nghĩa thực dân.
Ngay sau khi thành lập Đảng, hàng loạt xuất bản phẩm được ra đời như: Ngày Quốc tế đỏ mồng Một tháng Tám, Lịch sử nước ta, Vượt ngục, Tự chỉ trích, Các quyền tự do dân chủ của nhân dân Đông Dương... góp phần tuyên truyền, cổ vũ tinh thần kháng chiến chống Pháp của cả dân tộc1.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), vượt qua nhiều khó khăn, hàng trăm đầu sách với hàng triệu bản in đã được xuất bản, trong đó có nhiều tác phẩm, ấn phẩm rất quan trọng như: Văn kiện Đại hội Đảng Lao động lần thứ II, Sửa đổi lối làm việc, Mấy vấn đề cốt yếu về chính quyền dân chủ nhân dân, Thi đua ái quốc và chủ nghĩa anh hùng mới, Khắc phục khó khăn, trừ bỏ khuyết điểm, giành thắng lợi mới..., cùng nhiều sách, báo tài liệu quan trọng tuyên truyền, giới thiệu về chủ nghĩa Mác Lênin, về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc, các sách giới thiệu về Liên Xô, về các nước xã hội chủ nghĩa anh em... Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (21/7/1954). Trong giai đoạn 1954-1975, nhân dân ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Trong giai đoạn này, hoạt động xuất bản đã góp phần động viên, cổ vũ tinh thần những người đang trực tiếp cầm súng tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ - ngụy ở miền Nam và cả những người đang lao động sản xuất để góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến ở miền Bắc. Các tập sách tiêu biểu được phát hành rộng rãi lúc đó như Sống như anh, Bất khuất, Những lá thư từ tuyến đầu Tổ quốc, Người mẹ cầm súng, Đất nước đứng lên... đã làm xúc động hàng triệu trái tim người Việt, thúc đẩy tinh thần hăng hái tham gia kháng chiến của nhân dân ta. Tại miền Bắc, theo sáng kiến của Bác Hồ, loại sách “Người tốt việc tốt” được xuất bản đã kịp thời biểu dương những gương sáng trên nhiều lĩnh vực, có tác dụng động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân tự giác đóng góp sức mình cho kháng chiến2.
_____________
1. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật - Ban Tuyên giáo Trung ương - Bộ Thông tin và Truyền thông - Hội xuất bản Việt Nam: Xuất bản Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.9.
2. https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nhung-dong-gop-quan-trong-cua-hoat-dong-xuatban-in-va-phat-hanh-sach-viet-nam-1491899932.
Với những kết quả đạt được, hoạt động xuất bản đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung với tư cách là một bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng, là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, thống nhất đất nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
- Trong giai đoạn tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Sau ngày đất nước thống nhất, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vị cả nước, hoạt động xuất bản tiếp tục thể hiện vai trò nòng cốt trong việc cung cấp tri thức, đổi mới tư duy lý luận, tuyên truyền sâu rộng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, động viên, trang bị kiến thức cho cán bộ, nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, mở rộng đối ngoại, tích cực hội nhập quốc tế, khẳng định vai trò, vị thế và uy tín của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Khẳng định đóng góp của hoạt động xuất bản, Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư viết: “xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiệm vụ tích luỹ và truyền bá các giá trị tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn điện nhân cách con người Việt Nam; góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành xã hội học tập. Hoạt động xuất bản phải chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lạc hậu”1.
Đặc biệt, trong bối cảnh các thế lực thù địch đang dùng mọi thủ đoạn để chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta như hiện nay, thì hoạt động xuất bản càng góp phần quan trọng trong việc tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Trong thời gian qua, nhiều tựa sách tiêu biểu về chủ đề trên đã được xuất bản như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đoàn kết, vững tin
_____________
1. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”.
đưa đất nước bước vào giai đoạn mới; Toàn Đảng, toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; Vững bước trên con đường đổi mới; Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về chính trị trong Đảng; Các bài viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới...
4. Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ
a) Thực trạng
- Thành tựu
Trong những năm qua, hoạt động xuất bản sách ở nước ta về cơ bản đã thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề ra, đã xuất bản nhiều đầu sách, phong phú về thể loại, hấp dẫn về nội dung và hình thức. Năm 2022, số bản sách xuất bản được lên đến 598,9 triệu bản, đưa mức bình quân số bản sách/người/năm lần đầu tiên lên mức 6,1 bản1. Một số nhà xuất bản đã đổi mới phương thức hoạt động theo hướng linh hoạt, năng động và hiệu quả. Công nghệ xuất bản cũng đang được đổi mới, từng bước được trang bị theo hướng hiện đại. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ xuất bản ngày càng được nâng lên.
Kết quả hoạt động xuất bản Việt Nam giai đoạn 2011-2022
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Cuốn 28.761 29.028 28.232 29.569 30.375 34.278 32.651 33.001 42.770 40.893 39.672 38.029
Nghìn bản 320.088 335.684 297.985 393.328 393.627 363.068 345.511 429.824 471.012 434.766 462.230 598.938.423
Doanh thu
(Nghìn tỷ đồng) 2.695,8 2.157,1 1.915,7 2.038,2 2.143,9 2.201,4 2.892,6 2.506,4 2.775,2 2.665,9 2.996,7 3.994
- Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu, hoạt động xuất bản vẫn còn một số hạn chế. Còn để lọt những cuốn sách có quan điểm sai trái, có nội dung không lành
_____________
1. https://daibieunhandan.vn/van-hoa-van-nghe/binh-quan-sach-tai-viet-nam-lenmuc-6-1-ban-nguoi-i316462/, truy cập ngày 18/02/2023.
mạnh, gây ảnh hưởng không tốt đến một bộ phận độc giả. Một số nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận nên chưa chú trọng đến chất lượng xuất bản phẩm; tình trạng “bán giấy phép”, không kiểm soát chặt chẽ nội dung diễn ra ngày càng tràn lan. Tình trạng “sách lậu, sách luộc” vẫn chưa được khắc phục. Trình độ cán bộ xuất bản dù có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa theo kịp với sự phát triển ngày càng cao của cơ chế thị trường và của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mà biểu hiện là khả năng thích ứng chậm với công nghệ mới và trong hạch toán kinh doanh. Nhiều nhà xuất bản chậm đổi mới phương thức hoạt động, dẫn đến trì trệ, kém hiệu quả. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà sản xuất còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động.
b) Giải pháp
- Chuyển đổi mô hình
Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản đã xác định: “Xây dựng các mô hình và cơ cấu mới phù hợp với sự phát triển của công nghiệp xuất bản hiện đại: thí điểm xây dựng các tập đoàn xuất bản, tổ hợp xuất bản - báo chí, nghiên cứu hoàn chỉnh mô hình doanh nghiệp làm nhiệm vụ xuất bản”. Tuy nhiên, gần 20 năm trôi qua, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nhiều nhà xuất bản về cơ bản không có gì khác so với trước đây. Trong khi đó, các nước trên thế giới đã sớm chuyển đổi mô hình xuất bản và thực tế đã đem lại hiệu quả. Ở Mỹ, ngay từ năm 2010, 15 công ty và tập đoàn truyền thông hàng đầu đã nắm giữ một nửa thị phần xuất bản. Hay ở Trung Quốc, đã tổ chức ngành xuất bản thành 55 tổ hợp và thành lập 4 tập đoàn xuất bản và 6 tập đoàn phát hành xuất bản phẩm với doanh thu từ 120 triệu đến 1,2 tỷ USD. Những tập đoàn này giữ vai trò là “đầu tàu” của toàn ngành xuất bản Trung Quốc.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, do nhiều yếu tố nên việc hình thành các tập đoàn xuất bản chưa thể tiến hành trong ngày một ngày hai. Muốn tiếp tục phát triển, trước mắt các nhà xuất bản cần tiến hành đổi mới mô hình hoạt động nội tại của mình. Căn cứ vào thực tế, có thể chuyển đổi mô hình hoạt động của các nhà xuất bản theo hướng chuyên môn hóa, cụ thể là tách thành hai mảng chuyên biệt là biên tập và phát hành, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp đối với từng mảng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, quy trình xuất bản
Thế kỷ XXI - thế kỷ của công nghệ thông tin, của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều phần mềm quản lý nhân sự đã ra đời như: digiiHR, SV-HRIS, Perfect
HRM 2012, HR-MANAGER, SSOFT LUCKY HRM, FAST HRM online,
LOTUS PRO, Robinet... Với việc ứng dụng các phần mềm quản lý này, việc quản lý nhân sự trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều. Các quy trình chấm công, nghỉ phép, xin đi công tác... hay việc phổ biến các thông báo của cơ quan chỉ bằng một vài thao tác đơn giản. Đầu năm 2022, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã đưa vào vận hành phần mềm quản lý Robinet. Có thể nói đây là một trong số “hiếm hoi” các nhà xuất bản sử dụng phần mềm trong quản lý nhân sự.
Hiện nay, nhiều nhà xuất bản vẫn chưa áp dụng khoa học công nghệ vào quy trình xuất bản. Việc xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm quản lý xuất bản thì sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và dễ dàng nắm được tiến độ của từng bản thảo. Biên tập viên sau khi biên tập xong có thể không cần nộp duyệt bản thảo bằng bản giấy mà chỉ cần nộp bản mềm; các khâu đọc kiểm tra, ký duyệt cũng được tiến hành trên hệ thống. Trong hoạt động biên tập, cần đẩy mạnh việc ứng dụng các công cụ hỗ trợ như phần mềm phát hiện đạo văn, phần mềm kiểm tra lỗi chính tả... để hỗ trợ cho biên tập viên trong khâu biên tập, đọc morat. Từ đó, sẽ cải thiện được tốc độ biên tập, đồng thời biên tập viên có thời gian để tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến tính chính xác, khoa học và tính chính trị của bản thảo.
- Phát triển xuất bản phẩm điện tử
Theo thống kê cho thấy, số lượng người dùng điện thoại thông minh trên thế giới hiện nay là 6,648 tỷ người, tương đương 83,72% dân số thế giới. Còn ở Việt Nam, dân số Việt Nam là gần 96 triệu người, trong đó có 61,37 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, chiếm khoảng 64% dân số, đứng top 10 thế giới về lượng người sử dụng điện thoại thông minh1. Cũng theo số liệu thống kê, năm 2021, trung bình người Việt Nam dành hơn 5 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại thông minh. Có thể nói, đây là “mảnh đất màu mỡ”, là điều kiện rất thuận lợi cho xuất bản điện tử phát triển.
_____________
1. https://danviet.vn/bat-ngo-thu-hang-luong-nguoi-su-dung-smartphone-o-viet-nam2022042120003727.htm.
Xuất bản phẩm điện tử (ebook, audio book) có những ưu thế mà sách giấy không có. Mỗi điện thoại thông minh có thể trở thành một “thư viện bỏ túi”, chứa được hàng ngàn cuốn sách. Sử dụng sách điện tử, người dùng có thể đọc sách bất cứ thời gian nào, có thể điều chỉnh phông chữ lớn nhỏ tuỳ thích... Theo dự báo của các chuyên gia và các đơn vị chuyên về xuất bản, phát hành, xuất bản phẩm điện tử sẽ là tác nhân chính tạo nên sự thay đổi lớn trong ngành xuất bản, phát hành trong tương lai vì thời gian xuất bản phẩm điện tử đi từ người viết đến với công chúng sẽ được rút ngắn tối đa; hệ thống phát hành trực tuyến trên mạng, các nhà xuất bản có thể trực tiếp bán hàng cho tất cả các khách hàng trên thế giới mà không phải mất thời gian, phí vận chuyển sách; do có nhiều tính năng hấp dẫn như âm thanh, hình ảnh và tính tương tác cao, sách điện tử đã thu hút được một bộ phận lớn thanh thiếu niên tham gia vào việc đọc, thúc đẩy văn hóa đọc phát triển; sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử, kỹ thuật số qua các thiết bị cá nhân...
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực
Với việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động xuất bản đòi hỏi năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản phải không ngừng được nâng lên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngoài kiến thức chuyên môn sâu, đòi hỏi đội ngũ cán bộ xuất bản phải có tính năng động, sáng tạo, có năng lực ngoại ngữ, tin học và thậm chí cả những kiến thức khoa học công nghệ cần thiết để có thể tiếp cận và ứng dụng những công nghệ mới trong hoạt động quản lý và chuyên môn, phù hợp với phương thức xuất bản mới, sử dụng kênh truyền thông đa phương tiện, công nghệ quản lý, quản trị mới...
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất bản, đòi hỏi các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực làm công tác xuất bản phải nghiên cứu, xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo, gắn lý luận với thực tiễn; phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hoá; tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị làm công tác xuất. Về phía các nhà xuất bản, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tạo điều kiện cho cán bộ xuất bản học tập nâng cao trình độ. Đối với bản thân cán bộ xuất bản, cần chủ động, tích cực tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động xuất bản.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Nhà nước cần xây dựng chính sách phù hợp và đồng bộ để tiếp tục cụ thể hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hệ thống các văn bản pháp luật về xuất bản cần được xây dựng hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn hoạt động và xu hướng phát triển của xuất bản trong nước trong sự vận động khách quan của ngành công nghiệp xuất bản thế giới. Do vậy, hệ thống pháp luật về xuất bản trong nước vừa bảo đảm tính đặc thù song phải phù hợp với pháp luật quốc tế; tạo cơ sở pháp lý và môi trường hoạt động ổn định cho sự nghiệp xuất bản phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, xây dựng đạo đức, lối sống và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân1.
_____________
1. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật - Ban Tuyên giáo Trung ương - Bộ Thông tin và Truyền thông - Hội xuất bản Việt Nam: Xuất bản Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Sđd, tr.421.

GIÁ TRỊ CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” -
TUYÊN NGÔN VĂN HÓA ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG SAU 80 NĂM NHÌN LẠI
PGS.TS.GVCC. TRẦN THỊ MINH TUYẾT *
T
ừ truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc và thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương (tức Đảng Cộng sản Việt Nam) sớm nhận thức rõ tầm quan trọng của mặt trận văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vào tháng 2/1943, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên)1 đã thông qua Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo. Đây chính là Cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng về chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam. Kết tinh trí tuệ, tầm nhìn, trách nhiệm của Đảng đối với dân tộc, sau 80 năm, Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn tỏ rõ sức sống và vẹn nguyên giá trị lịch sử, giá trị đương đại. Việc nhận thức đúng các giá trị trong văn kiện này không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu thêm về lịch sử vinh quang của Đảng mà còn gợi mở phương hướng chấn hưng văn hóa Việt Nam.
1. Giá trị lịch sử
Đối với một đảng chính trị, hoạch định đường lối là “khâu” trọng yếu nhất và đường lối chỉ có giá trị khi giải quyết được yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Đề cương về văn hóa Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời trong một tình thế căng thẳng, rối ren. Lúc này, Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang diễn ra khốc liệt và lực lượng đế quốc càng ra sức thi hành các chính
_____________
* Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
1. Nay là Đông Anh, Hà Nội.
sách phản động. Ở Đông Dương, từ tháng 9/1940, nhân dân rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. Thực dân Pháp và phát xít Nhật không chỉ bóc lột tàn tệ dân ta mà còn mưu toan giết chết một nền văn hóa lâu đời. Trong tình cảnh nguy khốn đó, độc lập dân tộc nói chung và độc lập về văn hóa nói riêng đã trở thành vấn đề “sống còn” của dân tộc. Lãnh sứ mệnh đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, trong tình thế “nước sôi lửa bỏng”, Đảng Cộng sản Đông Dương cần đưa ra một cương lĩnh văn hóa để vạch rõ âm mưu, thủ đoạn nô dịch văn hóa của thực dân Pháp, của phát xít Nhật, thức tỉnh đội ngũ trí thức, qua đó thức tỉnh đông đảo quần chúng nhân dân và tập hợp họ dưới ngọn cờ cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Đề cương về văn hóa Việt Nam1 năm 1943 ra đời là để đáp ứng các yêu cầu khẩn thiết đó.
Với gần 1.500 từ, được kết cấu thành 5 phần, Đề cương trình bày một cách súc tích hệ thống các quan niệm, phạm trù, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của một nền văn hóa dân tộc cần hướng đến và nhiệm vụ của các nhà văn hóa mácxít trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Là kết quả của tư duy lý luận và tổng kết kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo trên mặt trận văn hóa từ khi Đảng ta ra đời, Đề cương kết tinh các giá trị lịch sử to lớn.
Thứ nhất, Đề cương chính là cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng.
Trước khi Đề cương ra đời, Chính cương vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo đã đề cập đến một số khía cạnh của văn hóa nhưng phải đến Đề cương, nhận thức về văn hóa của Đảng mới được công khai một cách toàn diện và mang tính chiến lược.
Với phương pháp luận duy vật biện chứng, Đề cương đã luận giải rõ ràng phạm trù văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa, kinh tế và chính trị; giữa lịch sử văn hóa, nguy cơ hiện hữu và triển vọng phát triển của văn hóa dân tộc; mối quan hệ giữa cách mạng văn hóa và cách mạng giải phóng dân tộc... Đề cương cũng xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc, tính chất, cách thức vận động của nền văn hóa mới cần xây dựng và nhiệm vụ của các nhà hoạt động văn hóa.
_____________
1. Từ đây, gọi tắt là Đề cương.
Trước sự thống trị của “văn hóa nửa phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa”1, trước “những thủ đoạn phát xít trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam”2 của thực dân Pháp và phát xít Nhật, Ðề cương là ngọn đuốc soi đường và định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa cho toàn Ðảng, toàn dân trong công cuộc đấu tranh giành độc lập để tiến tới xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới ở Việt Nam. Trong điều kiện hoạt động bí mật, Đề cương chỉ dừng lại ở những định hướng lớn, những nguyên tắc mang tính nền tảng; nhiều vấn đề chưa có điều kiện đi sâu. Dù vậy, Đề cương đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về mặt trận văn hóa với tư tưởng chủ đạo là phải giải phóng văn hóa Việt Nam khỏi xiềng xích của văn hóa trung cổ và nô dịch. Những quan điểm mang tính khoa học và cách mạng đó đã trang bị cho các tổ chức đảng, các cán bộ hoạt động văn hóa, tư tưởng những lý luận mácxít cơ bản. Sự nghiệp giải phóng dân tộc mà Đảng đang vận động, lãnh đạo đã được tiếp thêm sức mạnh từ mặt trận văn hóa.
Thứ hai, Đề cương đã xác định lộ trình, định hướng phát triển cho nền văn hóa mới ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh viết trong Đường Cách mệnh: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”3, tức phế bỏ cái cũ kỹ, phản động để thiết lập cái mới tiến bộ hơn. Kế thừa tinh thần đó, Đề cương khẳng định, ở Việt Nam phải tiến hành cách mạng văn hóa chứ không dừng lại ở mức độ cải cách bởi chỉ như thế “mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội”. Cách mạng văn hóa như mọi cuộc cách mạng khác, muốn thành công phải có định hướng rõ ràng. Đề cương xác định như sau: 1- Về chủ thể “phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”; 2- Về thời gian: “Cách mạng văn hóa phải đi sau cách mạng chính trị”; 3- Về điều kiện: “Cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng”; 4- Về mục tiêu lâu dài: “Nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa ở Đông Dương phải thực hiện sẽ là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa”; 5- Về tính chất: Trong giai đoạn trước mắt, “văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung.
_____________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7. tr.317, 317.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.284.
Chính vì thế nó cách mạng nhất và tiến bộ nhất Đông Dương trong giai đoạn này” cho dù “chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa hay văn hóa Xô viết”. Đặc biệt, “Đề cương chỉ rõ ba nguyên tắc vận động của văn hóa Việt Nam là: “Dân tộc hóa”, “đại chúng hóa” và “khoa học hóa”. Trong đó, “dân tộc hóa” là chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. “Đại chúng hóa” là chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa cách với đông đảo quần chúng bởi họ chính là động lực và mục tiêu của cách mạng. “Khoa học hóa” là chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ, đồng thời phải chống những xu hướng văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, duy tâm... Đề cương đặt “Dân tộc hóa” làm nguyên tắc hàng đầu là hoàn toàn đúng đắn bởi mất độc lập về chính trị thì cũng mất độc lập về văn hóa. “Đại chúng hóa” là nguyên tắc thứ hai vì quần chúng là cội nguồn sức mạnh của cách mạng, là chủ thể sáng tạo và thụ hưởng văn hóa; văn hóa đích thực không thể là thứ xa xỉ quần chúng không thể với tới mà phải thực sự dành cho họ, phục vụ họ và nâng dần họ tới các giá trị văn hóa. “Khoa học hóa” là nguyên tắc không thể thiếu vì một nền văn hóa tiên tiến, cách mạng phải được xây dựng trên nền tảng khoa học chắc chắn. Nguyên tắc “khoa học hóa” đặc biệt cần thiết ở Việt Nam vì khoa học ở đây không có điều kiện phát triển do sự “lên ngôi” của chủ nghĩa kinh nghiệm và chính sách ngu dân của những kẻ thực dân. Ba nguyên tắc trên phản ánh đúng nhu cầu bức thiết của cuộc vận động văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ và trở thành nguyên tắc để xây dựng một nền văn hóa mới của dân tộc trong tương lai. Tiến hành cách mạng văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nhưng các nhà hoạt động văn hóa phải đóng vai trò trung tâm. Vì thế, Đề cương đã xác định rõ những nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít Việt Nam.
Bằng việc xác định một cách rõ ràng, súc tích lộ trình, cách thức vận động, công việc phải làm, Đề cương đã trở thành “ngọn hải đăng” cho công cuộc xây dựng nền văn hóa mới mang tính lâu dài ở Việt Nam.
Thứ ba, Đề cương đã tập hợp được đông đảo trí thức, các nhà hoạt động văn hóa vào sự nghiệp cứu quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trí thức đóng vai trò quan trọng bởi họ đại diện cho trí tuệ dân tộc. Thực tế cho thấy, “sĩ phu ngoảnh mặt” không chỉ là một dấu hiệu sụp đổ của chính thể mà còn là tác nhân bất thành của cuộc cách mạng. Sự cần thiết phải quy tụ đội ngũ các nhà văn hóa Việt Nam còn xuất phát từ thực trạng bị chia rẽ và mất phương hướng của phần lớn trí thức thời đó.
Ngay khi Pháp - Nhật tạm thời cấu kết với nhau để đàn áp cách mạng, bóc lột nhân dân Đông Dương thì giữa chúng vẫn tồn tại mâu thuẫn và mưu toan lôi kéo lực lượng riêng để “hất cẳng” nhau khi có cơ hội. Vì thế, nếu thực dân Pháp ca ngợi văn hóa Pháp, tung hô khẩu hiệu “Pháp - Việt phục hưng”, ca ngợi công lao “khai sáng” của “nước mẹ” Pháp thì phát xít Nhật tuyên truyền tinh thần “võ sĩ đạo” của văn hóa Nhật, đề cao thuyết “Đại Đông Á” với vị thế dẫn đường của “người anh cả” Nhật Bản. Bị tác động bởi các khuynh hướng văn hóa, tư tưởng khác nhau, trong đội ngũ các nhà hoạt động văn hóa thời đó tồn tại sự chia rẽ nhất định. Một số trí thức cực đoan phản động, dưới sự hậu thuẫn của Pháp, đã chuyển sang công khai chống lại Đảng Cộng sản Đông Dương, phủ nhận và bôi nhọ lịch sử dân tộc. Một bộ phận trí thức tỏ ra “thức thời” quay ra “bài Pháp”, coi nước Nhật là “cứu tinh” của các dân tộc da vàng. Bộ phận lớn trí thức không theo Pháp cũng chẳng theo Nhật nhưng lại rơi vào tình trạng mất phương hướng, “bất đắc chí”. Do sự bi quan, hoài nghi trước thời cuộc, họ trở nên “sống mòn”, trốn vào “tháp ngà nghệ thuật”, theo đuổi chủ nghĩa hư vô... Trong hoàn cảnh đó, Ðề cương - một văn kiện cứu nước, một “bản hịch” văn hóa đã thức dậy trong những người trí thức chân chính tinh thần dân tộc và giúp họ hiểu rằng, muốn cứu văn hóa dân tộc, trước tiên phải tham gia giải phóng dân tộc. Đề cương đã giúp đội ngũ trí thức “sáng mắt, sáng lòng”, tin tưởng đi theo cách mạng. Hội Văn hóa cứu quốc - thành viên của Mặt trận Việt Minh, được thành lập tháng 4/1943, đã đóng vai trò tập hợp văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cách mạng. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến vĩ đại sau này không chỉ là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự đúng đắn mà còn là thắng lợi của đường lối văn hóa, của sức mạnh văn hóa Việt Nam.
Thứ tư, Đề cương thể hiện sự nhất quán cao độ giữa đường lối của Đảng với tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng và là “linh hồn” của Đảng. Ở thời điểm bản Đề cương do Tổng Bí thư Trường Chinh - người cộng sự đắc lực, người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh soạn thảo, được thông qua và Hội Văn hóa cứu quốc ra đời. Năm 1943, Người đã đưa ra khái niệm về văn hóa và 5 định hướng lớn để xây dựng nền văn hóa dân tộc Người xác định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Năm điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc.
1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.
4- Xây dựng chính trị: dân quyền.
5- Xây dựng kinh tế”1.
Đây là một định nghĩa ngắn gọn, súc tích, mang tính chất thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, thể hiện sâu sắc tư tưởng của người về văn hóa.
Cho dù cách diễn đạt khác nhau nhưng giữa Đề cương và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa có sự thống nhất cao độ, đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, thể hiện sâu sắc tư tưởng của Người về văn hóa xung quanh các vấn đề then chốt như: Quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị, văn hóa phải phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phục vụ quần chúng; nền văn hóa mới ở Việt Nam có đặc tính dân tộc, đại chúng và khoa học; văn hóa là một mặt trận, các nhà hoạt động văn hóa có trách nhiệm “phò chính, trừ tà”; phải chống sự nô dịch về văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Sự thống nhất về tư tưởng giữa lãnh tụ của Đảng và Trung ương Đảng, giữa các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng thể hiện rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng và đường lối của Đảng chính là sự cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn lịch sử.
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.458.
Điều đó góp phần củng cố nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng và làm gia tăng sức mạnh của Đảng.
Trong điều kiện hoạt động bí mật, thiếu thốn tư liệu nghiên cứu và khó khăn trong công tác tuyên truyền, Đề cương là cương lĩnh văn hóa cô đọng nhất; nhiều vấn đề chỉ ở mức độ gợi mở. Dù vậy, nó đã xác định các vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam theo lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin để hướng đạo cho hoạt động thực tế và góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp của cách mạng. Nhờ đó, văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa, nghệ thuật nói riêng đã “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”1. Đó là một thành công, một đóng góp không thể phủ nhận của Đề cương đối với cách mạng nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng.
2. Giá trị đương đại
Không chỉ soi rọi nền văn hóa cách mạng trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau 80 năm đầy biến động, giá trị đương đại của Đề cương vẫn hiển hiện trên một số phương diện.
Một là, Đề cương là nền tảng lý luận để Đảng xây dựng, hoàn thiện đường lối văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới, cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng: Từ “cái gốc” là Đề cương về văn hóa Việt Nam, “cây” lý luận về văn hóa của Đảng ngày càng phát triển. Đại hội VI (1986) mở ra sự nghiệp đổi mới toàn diện nhưng trước hết phải đổi mới tư duy, trong đó có tư duy về văn hóa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII (6/1991) đã xác định; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sự thay đổi trong cách diễn đạt và nhận thức về đặc tính của nền văn hóa Việt Nam hoàn toàn hợp lý. Thời đại mới đòi hỏi ở nền văn hóa đặc tính tiên tiến. Tính tiên tiến được thể hiện trong sự kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng tiếp thu những giá trị mới văn hóa nhân loại để không bị tụt hậu hay rơi vào dạng thức giáo điều. Tính tiên tiến còn được thể hiện trong việc xây dựng một nền văn hóa mang
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.569.
tính khoa học: Khoa học trong tư duy, trong nếp sống, trong việc đưa khoa học thâm nhập sâu vào sản xuất và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiên tiến còn là hướng về nhân dân, phục vụ nhân dân khi trình độ dân trí ngày càng cao. Mặt khác, văn hóa muốn phát triển, tất yếu phải “cắm rễ sâu” vào đời sống dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị của nó. Vì thế, cái gọi là “đậm đà bản sắc dân tộc” chính là sự “nâng cấp” nguyên tắc “dân tộc hóa” để tạo nên “thẻ căn cước” quốc gia Việt Nam trong tiến trình hội nhập, chống lại nguy cơ đồng hóa từ các nền văn hóa khác.
Ý thức ngày càng sâu sắc về tầm quan trọng của văn hóa, trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã thông qua một số nghị quyết chuyên đề về văn hóa. Năm 1998, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết đã đưa ra năm quan điểm chỉ đạo cơ bản: 1- Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; 2- Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 3- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; 4Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; 5- Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển, hoàn thiện lý luận về văn hóa của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu so sánh giữa Đề cương năm 1943 và Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, có thể nhận rõ phần “bất biến” (do Đảng lãnh đạo, văn hóa là một mặt trận) và phần kế thừa, phát triển tư tưởng của Đề cương trong tình hình mới (mở rộng nội hàm, vai trò của văn hóa và sự đổi mới tính chất nền văn hóa...).
Từ thực trạng phát triển văn hóa sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”. Nghị quyết đã bổ sung một số quan điểm quan trọng về văn hóa: Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa; xây dựng nền văn hóa Việt Nam thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học. Đảng xác định rõ: Trong xây dựng văn hóa, cần chăm lo xây dựng con người văn hóa, con người toàn diện với các đặc tính cơ bản là yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo bởi con người là chủ thể của văn hóa. Muốn vậy, phải xây dựng môi trường văn hóa đồng bộ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Cũng cần phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Những quan điểm mới trong Nghị quyết đã thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn hóa trên nền tảng vững chắc là Đề cương về văn hóa Việt Nam.
Cuối nhiệm kỳ khóa XII, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4/6/2020 về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trong đó khẳng định: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh “nội sinh” quan trọng nên đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững.
Do nhiều nguyên nhân, thực tế đời sống văn hóa vẫn có độ “vênh” với chủ trương của Đảng. Với tinh thần khoa học, Đại hội XIII thừa nhận: “Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần”1. Hạn chế không chỉ có vậy. Đó còn là sự lúng túng, chậm trễ trong công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa; sự thiếu vắng các tác phẩm văn hóa “xứng tầm”, sự chênh lệch về thụ hưởng văn hóa giữa các vùng miền; sự chưa bảo đảm cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ văn hóa; sự chậm trễ trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới... Từ hạn chế và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước, Đại hội XIII chủ trương “tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.84.
giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”1. Kế thừa quan điểm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam, rằng “có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả”2, Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định quyết tâm “tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về văn hóa”3.
Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phải “chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên”4.
Mỗi nghị quyết đều là bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về văn hóa nên sau hơn 35 năm đổi mới, đường lối xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng ngày càng hoàn thiện. Dù vậy, vẫn tồn tại một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt giữa Đề cương về văn hóa Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về văn hóa, tiêu biểu nhất là các quan điểm: Văn hóa là một mặt trận; Đảng phải lãnh đạo mặt trận văn hóa; phải phát huy sức mạnh của văn hóa trong chính trị - kinh tế và phải chống lại sự nô dịch về văn hóa... Rõ ràng là, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn là nền tảng lý luận để Đảng ta kế thừa, vận dụng và phát triển khi xây dựng chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Hai là, Đề cương tiếp tục gợi mở phương hướng chấn hưng văn hóa Việt Nam để phục vụ mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thực tế cho thấy, việc chấn hưng một nền văn hóa thường khó khăn và lâu dài hơn so với việc tạo ra bước phát triển trong kinh tế. Đại hội XIII lần đầu tiên sử dụng cụm từ “phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”5 bởi có nội lực văn hóa đủ mạnh thì mới có thể phát triển bền vững và đủ tự
_____________
1, 3, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.143, 146, 145.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.316.
4. Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.165.

tin để hội nhập với bên ngoài. Ra đời cách đây tròn 80 năm, Đề cương về văn hóa Việt Nam gợi mở, “hiến kế” cho chiến lược chấn hưng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Trước hết, cần nâng cao nhận thức của toàn hệ thống chính trị về tầm quan trọng của văn hóa đối với tiến trình phát triển đất nước.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đúc kết: “Nói một cách hình tượng, đổi mới phải bắt nguồn và bắt rễ từ mảnh đất của văn hóa, truyền thống văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới bao quát mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội đến chính trị và hệ thống chính trị của nước ta... Với tầm nhìn bao quát, phải thấy văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa”1. Sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta ngày càng đi vào chiều sâu và ngày càng đặt ra nhiều thách thức. Để biến “nguy” thành “cơ”, biến “áp lực” thành “động lực”, tất yếu phải dựa trên sức mạnh văn hóa. Một sản phẩm văn hóa dù không giải thoát con người khỏi sự đói khát, bệnh tật theo “nghĩa đen” nhưng lại tạo nên sức mạnh nội sinh để con người vượt qua tất cả trở ngại với tư cách là một con người. Ngày nay, trên thế giới, văn hóa không chỉ định hình bản sắc riêng của từng quốc gia - dân tộc mà đã trở thành lợi thế so sánh, cạnh tranh, là “vốn đối ứng” quan trọng cho sự hợp tác quốc tế. Đề cương về văn hóa Việt Nam đã chứng minh chân lý: Chính thể nào, ở đâu và vào lúc nào, nếu muốn thành công thì đều phải bắt đầu từ văn hóa. Do đó, phải xác định rõ, phát triển văn hóa là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân; đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người để hướng tới sự phát triển bền vững và tạo ra “kháng thể văn hóa” giúp dân tộc ta “hội nhập mà không hòa tan”.
Tiếp đó, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa. Văn hóa là một mặt trận mà những người cộng sản phải thể hiện vai trò lãnh đạo của mình. Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch; bất cứ ai muốn thoát ly khỏi sự lãnh đạo ấy, bất cứ ai muốn đặt văn học, nghệ thuật ra khỏi chính trị, đều là siêu hình, đi ngược lại lợi ích của Đảng và dân tộc. Tuy nhiên, thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo bằng các giá trị văn hóa, tức là bằng trí tuệ sáng suốt, tinh thần dân chủ, năng lực đối thoại văn hóa và khả năng thuyết phục quần chúng chứ không được phép chủ quan, duy ý chí hay
_____________
1. Phạm Văn Đồng: Văn hóa và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.6.
“độc tôn chân lý”. Muốn thế, phải xây dựng văn hóa lãnh đạo, văn hóa cầm quyền, văn hóa quản lý, văn hóa nêu gương để văn hóa Đảng trở thành sự tiêu biểu và kết tinh những gì ưu tú nhất của văn hóa dân tộc. Lúc này, Đảng lãnh đạo văn hóa không chỉ bằng trách nhiệm đề ra đường lối, chủ trương phát triển văn hóa đúng đắn, bằng việc kiểm tra công tác quản lý văn hóa trên thực tế mà quan trọng hơn, phải bằng phương pháp nêu gương, thực hành “văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí”1. Xây dựng Đảng về văn hóa là tạo ra sự phát triển, sự trưởng thành thật sự của Đảng như một chủ thể văn hóa, chủ thể các giá trị chân - thiện - mỹ. Chỉ như thế và khi đó, quyền lãnh đạo, cầm quyền của Đảng mới bền vững.
Hơn bao giờ hết, cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Văn hóa, dù theo nghĩa hẹp là các giá trị tinh thần thì nội hàm của nó cũng rất rộng và tư tưởng là một bộ phận căn cốt. Vì thế, bản Đề cương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khẳng định: Văn hóa là một trong ba mặt trận, ở đó diễn ra cuộc đấu tranh kịch liệt về tư tưởng. Trong bài “Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam lúc này”, Tổng Bí thư Trường Chinh viết: “Phàm cái gì chống lại tinh thần độc lập dân tộc và thống nhất, phải thẳng cánh đập tan. Phàm cái gì trái khoa học, phản tiến bộ, phải kiên quyết bài trừ. Phàm cái gì phản đại chúng, xa đại chúng, phải nhất luận phê phán”2. Do đó, muốn văn hóa Việt Nam phát triển, tất yếu phải chống lại tư tưởng thù địch, âm mưu nô dịch văn hóa Việt Nam, phê phán kịp thời những biểu hiện của tự do quá trớn trong lý luận, phê bình và sáng tác văn học, nghệ thuật. “Phò chính, trừ tà” là chức năng cao quý của văn hóa nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng. Đảng nỗ lực tạo dựng môi trường dân chủ trong sáng tạo văn hóa nhưng cơ quan lãnh đạo, quản lý văn hóa và các nhà hoạt động văn hóa đều cần ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người trí thức trong việc bảo vệ văn hóa dân tộc, bảo vệ đường lối của Đảng về văn hóa, đấu tranh với các tư tưởng xuyên tạc, thù địch và với những gì phản văn hóa đang diễn ra trong đời sống đất nước.
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.194.
2. Trường Chinh: Về văn hóa và nghệ thuật, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1986, t.1, tr.30.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, tất yếu Việt Nam phải tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng đó là sự tiếp thu trên tinh thần chọn lọc. Kế thừa truyền thống khoan dung văn hóa của dân tộc, Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam”1. Trong Đề cương về văn hóa Việt Nam, Tổng Bí thư Trường Chinh đã khẳng định: “Văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới”2. Do sự “giao thoa” văn hóa ngày nay diễn ra rất mạnh nên ta phải ý thức rõ, cái gì là bản sắc văn hóa dân tộc để giữ gìn, cái gì là giá trị chung nhân loại để tiếp thu và đâu là yếu tố hợp lý trong các trào lưu tư tưởng đương đại để làm giàu cho văn hóa dân tộc mà vẫn không “đánh mất mình”. Khi tiến trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, mỗi dân tộc cần giữ cho được bản sắc của mình; cần phải là chính mình. Đó là điều không dễ dàng nhưng nếu hòa nhập mà bị “hòa tan” tức là mất nước.
Muốn chấn hưng văn hóa, Đảng phải không ngừng hoàn thiện đường lối phát triển văn hóa. Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi”3. Khi thực tế dân tộc và thế giới đang diễn ra rất nhanh, tất yếu Đảng phải thường xuyên xem xét, điều chỉnh đường lối của mình, nếu không muốn bị thực tế “vượt qua”. Kế thừa tinh thần “phản tư” khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vào năm 1983 - thời điểm tròn 40 năm ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam, đồng chí Trường Chinh đánh giá: Đề cương về văn hóa Việt Nam không dài, có nhiều hạn chế, vì trong hoàn cảnh bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam... Nhưng Đề cương về văn hóa đã thâu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin, trong điều kiện lúc đó của cách mạng Việt Nam4. Tinh thần “phản tư” của đồng chí Trường Chinh để lại cho Đảng bài học về sự cần thiết phải đánh giá khách quan đường lối phát triển văn hóa. Một đường lối đúng phải là
_____________
1. Hồ Chí Minh: Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, 1997, tr.350.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.318.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.636.
4. Xem Trường Chinh: Bốn mươi năm Đề cương văn hóa Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.
đường lối có tính khả thi và ngay khi hoạch định đường lối thì khả năng thực hiện nó phải được tính đến. Vì thế, việc quy kết tính khả dụng của đường lối cho công tác tổ chức thực hiện có lẽ không hoàn toàn thuyết phục. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao đường lối văn hóa của Đảng chưa đi vào thực tế đầy đủ như mong muốn? Phải chăng, ở một mức độ nào đó, có những chủ trương chính sách bị lạc hậu, chưa theo kịp thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng là “phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng”1 nhưng khi thực tiễn biến đổi quá nhanh thì cái đúng của ngày hôm qua chưa chắc đã đúng với ngày nay. Thiết tưởng, đã đến lúc xem xét việc ban hành một nghị quyết chuyên đề về chấn hưng văn hóa.
*
* *
Đến nay, dù đã ở thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XXI, chúng ta vẫn tìm thấy trong Đề cương về văn hóa Việt Nam những nguyên tắc, lập trường và sự gợi mở để chuyển hóa “áp lực” chấn hưng văn hóa thành “động lực” phát triển văn hóa nhằm đưa dân tộc tiến tới sự phồn vinh, hạnh phúc.
Lịch sử dù biến động đến đâu, vẫn luôn khẳng định sức mạnh vĩ đại của văn hóa, của con người. Ra đời trong “đêm trước” của cách mạng nhưng Đề cương về văn hóa Việt Nam đã phản ánh tầm nhìn của Đảng về một lĩnh vực rất nhạy cảm là văn hóa. Đóng vai trò tạo dựng tiền đề cho việc quy tụ đội ngũ trí thức vào công cuộc giải phóng dân tộc và vạch ra một quỹ đạo vận động cho văn hóa Việt Nam, Đề cương về văn hóa Việt Nam thực sự là một văn kiện vô giá của Đảng, thể hiện rõ trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của Đảng trước dân tộc. Với những giá trị lịch sử và đương đại to lớn, Đề cương về văn hóa Việt Nam góp phần làm nên “pho lịch sử bằng vàng” đáng tự hào của Đảng Cộng sản Việt Nam.
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.325.

TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TA
VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG VINH)
T
ròn 80 năm, bản Đề cương văn hóa được công bố rộng rãi vào đầu năm
1943 trong bối cảnh Đảng ta chưa giành được chính quyền. Các nhà nghiên cứu văn hóa ở trong nước và nước ngoài đều coi sự xuất hiện của bản Đề cương này là một hiện tượng đặc biệt, hiếm có đối với một đảng chưa cầm quyền, mà đã có tầm nhìn chiến lược về một lĩnh vực tinh thần không kém phần quan trọng đối với chính trị và kinh tế. Điều đó phản ánh sự nhạy bén chính trị và tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, trước bước ngoặt quan trọng của lịch sử dân tộc. Sự phối hợp của các thế lực ngoại xâm không chỉ là việc ra sức tìm cách vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động đến tận xương tủy, mà đi theo đó là hàng loạt những thủ đoạn với dã tâm làm hủy hoại tinh thần của nhân dân ta, xóa bỏ các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, để chúng dễ bề ru ngủ, triệt tiêu ý thức phản kháng của nhân dân; trong khi đó, chúng ra sức đề cao văn hóa ngoại bang. Vì vậy, bản Đề cương là sự cảnh báo cần thiết và kịp thời đối với toàn dân tộc, bóc trần mối nguy hại của chính sách văn hóa phản động, như tuyên truyền, giới thiệu, phô trương văn hóa của thực dân và phát xít, đề cao chủ nghĩa Đại Đông Á, mua chuộc nhà văn có tài, hăm dọa các nhà văn tiến bộ có tư tưởng cách mạng; xuất bản hàng loạt tài liệu nhồi sọ, thực hiện chính sách kiểm duyệt ngặt nghèo, tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc mù quáng...
_____________
) Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân.
Trước hàng loạt nguy cơ đó, bản Đề cương chỉ rõ, muốn hoàn thành cách mạng chính trị, Đảng ta phải đồng thời lãnh đạo cách mạng văn hóa; cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể thực hiện thành công khi Đảng nắm lấy ngọn cờ văn hóa. Nhiệm vụ cần kíp của những người cách mạng, nhất là những nhà văn hóa mácxít là phải đề cao tinh thần chống phát xít, thực dân, phong kiến câu kết nô dịch tinh thần, thực hiện chính sách ngu dân. Muốn vậy phải xây dựng văn hóa tân dân chủ, đấu tranh với những loại triết học Âu - Á tập trung đề cao vai trò giai cấp thống trị; phải đẩy mạnh tuyên truyền làm cho thuyết duy vật biện chứng và thuyết duy vật lịch sử chiến thắng. Về văn nghệ, cần đề cao xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và làm giàu tiếng nói và chữ viết dân tộc... Tất cả các hoạt động đó đều dựa trên ba nguyên tắc: dân tộc, đại chúng, khoa học. Đảng cũng nhấn mạnh, mặt trận chính trị và mặt trận văn hóa có vị trí quan trọng như nhau. Có thể nói, những luận điểm cơ bản nêu trong Đề cương đã được thực thi khẩn trương ngay sau khi Đảng ta giành được chính quyền vào tháng 8/1945. Sau ngày Tuyên ngôn độc lập một ngày, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, thông qua 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có 3 nhiệm vụ liên quan văn hóa - đó là diệt giặc dốt; xóa bỏ tệ nạn thuốc phiện và thực hiện chính sách lương - giáo đoàn kết. Tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta vừa được 10 tháng, thì ngày 24/11/1946, Bác Hồ đích thân chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc, khẳng định lại những luận điểm trong Đề cương văn hóa và chỉ rõ những việc cần làm trước mắt với phương châm: “kháng chiến hóa văn hóa” và “văn hóa hóa kháng chiến”. Tháng 7/1947, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, Tổng Bí thư Trường Chinh lại trình bày bản báo cáo quan trọng “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”, chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân chủ mới ở Việt Nam; sự cần thiết phải xây dựng “mặt trận văn hóa thống nhất trong mặt trận dân tộc thống nhất”. Ngày 27/12/1983, tại Lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày ra đời Đề cương văn hóa, sau khi phân tích nội dung, ý nghĩa lịch sử bản Đề cương, đồng chí Trường Chinh khẳng định: “Căn cứ nội dung Đề cương, thì phải gọi đó là “Đề cương về cách mạng tư tưởng và văn hóa Việt Nam” mới thật chính xác. Điểm lại khái quát những thành tựu hoạt động văn hóa của cả nước, đồng chí khẳng định: “Bốn mươi năm qua, bản Đề cương văn hóa đã đi vào cuộc sống, tạo ra những chuyển biến sâu sắc trên đất nước ta. Một nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa với sức sống mãnh liệt đang củng cố những đổi mới trong tư tưởng, tình cảm, trí tuệ và đạo đức của nhân dân ta ngày nay”. Năm 1947, nhân cuộc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc tại Chiến khu Việt Bắc, Bác gửi thư căn dặn: Văn nghệ cũng là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Sau này nói chuyện với các nhà báo, Bác lại khẳng định: Báo chí cũng là mặt trận; trang giấy và cây bút là vũ khí sắc bén.
Tròn 80 năm qua, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản nêu trong Đề cương văn hóa năm 1943, vẫn giữ nguyên giá trị thời sự. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điểm lại những quan điểm chỉ đạo cùng những thành tựu về phát triển văn hóa Việt Nam từ ngày lập Đảng đến nay. Chúng ta càng nhìn nhận rõ hơn tầm nhìn chiến lược của Đảng ta về văn hóa qua một số mốc lịch sử quan trọng. Sau Đại hội VI của Đảng vào năm 1986, chúng ta triển khai Cương lĩnh đổi mới đất nước được 12 năm, thì Đảng ta đề ra Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” với năm nguyên tắc cơ bản, trong đó đáng chú ý nguyên tắc thứ năm là: Xây dựng văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII nêu trên, Đảng ta tiến hành tổng kết và ban hành Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI vào ngày 9/6/2014 với tên gọi: “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Trong Nghị quyết này, Đảng ta bổ sung, hoàn chỉnh năm quan điểm quan trọng ghi trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Theo tôi, giá trị căn cốt của Nghị quyết này thể hiện cụ thể ở năm quan điểm được trình bày khoa học, mang tính tổng kết lý luận - thực tiễn cao, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các nhiệm vụ và giải pháp, phù hợp tình hình thực tiễn đất nước ta khi công cuộc đổi mới, hội nhập đi vào chiều sâu:
1- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
2- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
3- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
4- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
5- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Điểm mới của Nghị quyết số 33 là Đảng ta đã nhấn mạnh nhiệm vụ “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” với những nội dung rất cụ thể: Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam.
Để có những con người đáp ứng yêu cầu trên đây, nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trong đó: Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóalành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội...
Có thể nói rằng, về thực chất, chúng ta đã cụ thể hóa, bổ sung và phát triển một số luận điểm cơ bản trong Đề cương văn hóa và các nghị quyết sau đó, nhằm đáp ứng thực tiễn tình hình đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển trước những đặc điểm và yêu cầu mới. 93 năm qua, dưới ánh sáng dẫn đường của những cương lĩnh và nghị quyết của Đảng nêu trên, nền văn hóa Việt Nam đã huy động được sức mạnh toàn dân tộc, góp sức khơi thông tư tưởng và nhận thức nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể, phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần dũng cảm vượt lên mọi hy sinh gian khó, tạo nên thắng lợi vang dội của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Chúng ta không bao giờ quên khí thế hừng hực các phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cả nước chung một ý chí: “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào!”. Từ nhận thức sâu sắc mục tiêu thiêng liêng đó, xuất hiện các phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên, “Ba đảm đang” của phụ nữ, “Ba quyết tâm” của trí thức... Thực tiễn lao động và chiến đấu, đã làm nảy sinh những phương châm hành động lôi cuốn các tầng lớp, giai tầng xã hội: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; “Tiếng hát át tiếng bom”... ở miền Bắc; “Ba mũi giáp công”; “Bám thắt lưng địch mà đánh”... ở miền Nam. Từ trong gian nan và mất mát, vẫn vang lên những bài ca lay động lòng người, cổ vũ hào khí của dân tộc ta chung lòng hợp sức, sát cánh cùng nhau giành và giữ từng tấc đất thiêng của tổ tiên để lại. Sức mạnh của văn hóa, văn học, nghệ thuật và các phẩm chất cao đẹp của đội quân làm công tác văn hóa - tư tưởng được tỏa sáng. Không ít bài ca vang cùng năm tháng đã át cả tiếng đạn bom, thật sự là vũ khí tinh thần sắc bén, góp sức làm nên những kỳ tích trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Bước vào thời bình, công tác văn hóa tiếp tục có những đóng góp tích cực. Nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú. Văn hóa trong chính trị và kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả tích cực. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập có bước phát triển mới. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được lan tỏa, góp sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đó, vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém nổi bật chậm được khắc phục, như nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa còn mờ nhạt, chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng với kinh tế và chính trị. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ, thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Sự chênh lệch về văn hóa giữa các vùng miền còn lớn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, bất cập. Chất lượng đội ngũ trực tiếp làm văn hóa còn thiếu và yếu. Việc tiếp nhận các thành tựu văn hóa trên thế giới thiếu chọn lọc, có hiện tượng bắt chước, lai căng...
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong phần nói về văn hóa, đã chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế, bất cập nêu trên; từ đó nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam..., kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”. Đảng ta đồng thời chỉ rõ, trung tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế. Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng.
Nhằm triển khai mạnh mẽ vào cuộc sống những quan điểm đó để phát huy thành tựu và khắc phục nhanh những hạn chế, thiếu sót nêu trên, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Đó là việc tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về văn hóa. Khắc phục tư tưởng “duy kinh tế”, chỉ tập trung cho kinh tế, mà ít quan tâm đến văn hóa. Sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành pháp luật và các chính sách cụ thể, khả thi. Nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội... Hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng, đồng thời tôn vinh tài năng và cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa... Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Coi trọng việc xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội. Kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Cần tập trung sức nghiên cứu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới...
Thực hiện thật tốt những ý kiến chỉ đạo trên đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là thật sự làm cho “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” - như lời Bác Hồ năm 1946, bảo đảm sự trường tồn của văn hóa song hành cùng sự trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là những biểu hiện cụ thể mà chúng ta đã và đang tiếp tục kế thừa, bổ sung, phát triển những quan điểm cốt lõi trong bản Đề cương văn hóa năm 1943, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vươn tới mục tiêu cao đẹp: tới năm 2045 xây dựng nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới.

“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943
ĐẶT NỀN MÓNG, MỞ RA THỜI KỲ PHÁT TRIỂN MỚI CHO NỀN VĂN HÓA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
ThS. VŨ THỊ KIM YẾN*
TS. ĐẶNG THỊ MINH PHƯƠNG**
R
a đời trong hoàn cảnh dân tộc ta, nhân dân ta đang sống nghèo khổ, ngột ngạt một cổ hai tròng, trong tình hình nhiễu loạn và phức tạp của nhiều trường phái và triết thuyết khác nhau..., Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 chỉ hơn 1.000 chữ, với nội dung ngắn gọn, súc tích, với tính khoa học và cách mạng... đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa. Bản Đề cương do đồng chí Trường Chinh, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo, đã được coi như một tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại sau này.
1. “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 - Tuyên ngôn về một nền văn hóa mới
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nền văn hóa Việt Nam tuy đã đạt được những giá trị to lớn, nhất là về truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, song là một nền văn hóa thiếu hụt truyền thống khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Tư duy lý luận, các khái niệm khoa học, phương pháp khoa học chưa được coi trọng trong nền văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, văn hóa Trung Hoa và hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão ảnh hưởng rất mạnh trong văn hóa
_____________
* Khu Di tích Phủ Chủ tịch.
** Đại học Văn hóa Hà Nội.
truyền thống ViệtNam. Các tư tưởng này vừa chi phối thiết chế văn hóa lao động, văn hóa giao tiếp và các quan hệ khác, vừa ảnh hưởng lớn đến nhân cách làm người, đặc biệt là nhân cách kẻ sĩ.
Cùng với mức độ và quy mô của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp là các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn học, nghệ thuật từ phương Tây thông qua sách báo đã ồ ạt tràn vào nước ta. Tầng lớp trí thức được đào tạo trong nền giáo dục Tây học là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng và đã tiếp thu làn sóng văn hóa, văn minh mới đó. Giai đoạn này có thể thấy đã diễn ra sự giao thoa, đan xen và tồn tại đồng thời giữa những yếu tố văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây, văn hóa nô dịch của các nhà tư bản thực dân và cuộc đấu tranh vì văn hóa mới đang nảy sinh trong lòng xã hội thuộc địa Việt Nam.
“Bắt mạch” đúng những “căn bệnh” của văn hóa Việt Nam dưới chế độ thực dân thuộc địa, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 kêu gọi xây dựng nền văn hóa mới, phát triển nền văn hóa dân tộc. Khác với tính chất phiến diện, một chiều thường thấy trong các công trình nghiên cứu trước đó, bản Đề cương đã trình bày văn hóa như một hệ thống bao gồm nhiều mặt, nhiều yếu tố, nhiều quá trình khác nhau, nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau: giữa tư tưởng, học thuật và nghệ thuật; giữa văn hóa, kinh tế và chính trị; giữa các nguyên tắc dân tộc, đại chúng và khoa học; giữa lịch sử, nguy cơ và triển vọng,... Đề cương đã đặt các mặt, các yếu tố, các quá trình trên đây trong mối quan hệ qua lại tất yếu với nhau, qua đó, làm nổi bật hệ thống các quy luật đã và đang chi phối sự vận động và phát triển của văn hóa Việt Nam.
Nội dung chính của Đề cương về văn hóa Việt Nam gồm 5 phần ngắn gọn, cụ thể hóa quan điểm văn hóa của Đảng; sự gắn bó vai trò văn hóa với ý nghĩa cuộc cách mạng giải phóng; đặt ra mục đích, nguyên tắc, quan hệ của cuộc cách mạng văn hóa với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam; đề ra nhiệm vụ cấp bách của người chiến sĩ văn hóa mácxít như là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Phần I của Đề cương về văn hóa Việt Nam trình bày phạm vi vấn đề văn hóa (bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật); quan hệ giữa văn hóa và kinh tế chính trị (hạ tầng cơ sở quyết định kiến trúc thượng tầng); thái độ
Đảng Cộng sản Đông Dương đối với vấn đề văn hóa (mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa; không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn làm cách mạng văn hóa; lãnh đạo được phong trào văn hóa mới ảnh hưởng được dư luận và tuyên truyền có hiệu quả). Đáng chú ý ở phần I này, với luận điểm “... nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội kia”1, Đề cương đã thực sự đem lại một bước tiến mới về chất so với các phương pháp tiếp cận đương thời về văn hóa Việt Nam. Với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, văn hóa phải phản ánh hiện thực và do cơ sở kinh tế quyết định. Đây chính là một nội dung căn bản của một trong những quy luật cơ bản nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Với phương pháp tiếp cận này, ở các phần tiếp sau, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã trình bày và cắt nghĩa khá chính xác theo lập trường mácxít những vấn đề cốt lõi nhất của văn hóa Việt Nam đương đại: từ lịch sử có tính giai đoạn đến tính chất của từng giai đoạn lịch sử trong tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam; từ những nguy cơ hiện hữu đến những nguyên tắc vận động của nó; từ tiền đồ đến mục đích trước mắt cũng như những việc cần kíp của những nhà văn hóa,...
Phần II đề cập đến các giai đoạn lịch sử văn hóa Việt Nam (thời trước Quang Trung: văn hóa Việt Nam nửa phong kiến, nửa nô lệ, phụ thuộc văn hóa Trung Quốc; thời Quang Trung đến khi Pháp xâm chiếm: văn hóa phong kiến xu hướng tiểu tư sản; thời Pháp thuộc: văn hóa nửa phong kiến, nửa tư sản, thuộc địa); tính chất văn hóa Việt Nam là hình thức: thuộc địa, nội dung: tiểu tư sản song đang nảy nở văn hóa tân dân chủ và trào lưu văn hóa mới).
Phần III trình bày những nguy cơ đối với văn hóa Việt Nam... nêu rõ những thủ đoạn của thực dân, phát xít trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam (chính sách văn hóa của Pháp: đàn áp, mua chuộc, hăm dọa các nhà văn hóa cách mạng, ra tài liệu nhồi sọ, kiểm duyệt ngặt nghèo, liên lạc với tôn giáo để ngu dân, tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc mù quáng, hẹp hòi...; chính sách văn hóa của Nhật: tuyên truyền, giới thiệu, phô trương văn hóa Nhật và chủ nghĩa Đại Đông Á, đàn áp nhà văn chống Nhật, mua chuộc nhà văn có tài,...) và tiền đồ văn hóa Việt Nam (khẳng định sự thắng thế của văn hóa Việt Nam trước văn hóa phát xít: “Vǎn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.11.
giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới”1.
Phần IV với tiêu đề “Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam” thể hiện quan niệm của người cộng sản về cách mạng văn hóa (hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành cải tạo xã hội, muốn vậy phải hoàn thành cách mạng chính trị và Đảng phải lãnh đạo cách mạng văn hóa); tính chất cách mạng văn hóa (văn hóa xã hội chủ nghĩa); quan hệ cách mạng văn hóa và cách mạng dân tộc giải phóng (cách mạng văn hóa phải dựa vào cách mạng giải phóng mới phát triển được); và ba nguyên tắc vận động văn hóa (dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa); tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam (tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung). Ở phần này, đáng chú ý là với sức mạnh của công cụ nhận thức khoa học, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã tiến xa hơn khi vạch ra lộ trình của cuộc vận động văn hóa Việt Nam với những hình thức, bước đi và mục tiêu phù hợp với điều kiện lịch sử. Theo đó, mặc dù khẳng định “Nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa”2, nhưng trên cơ sở phân tích điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ, Đề cương đã xác định tính chất của nền văn hóa mới mà Đảng ta chủ trương “chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa hay văn hóa Xôviết (như văn hóa Liên Xô chẳng hạn)3. Đây là một nhận định rất đúng đắn, cho phép ngăn ngừa ngay từ đầu những biểu hiện chủ quan, duy ý chí mang tính chất “tả khuynh”.
Phần V chỉ ra nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít Đông Dương và nhất là của những nhà văn hóa mácxít Việt Nam. Đó là: Chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, thoái bộ, nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân, phát huy văn hóa tân dân chủ Đông Dương; tranh đấu về học thuyết, tư tưởng, đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, Á có ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở ta, v.v.; làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng; tranh đấu về tông phái văn nghệ làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng; tranh đấu về tiếng nói, chữ viết: Thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói; ấn định mẹo văn ta; cải cách chữ quốc ngữ, v.v..
Đề cương cũng làm rõ mục tiêu trước mắt của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam là xây dựng nền văn hóa mới tuy chưa phải là văn hóa xã hội chủ
_____________
1, 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Sđd, tr.19-20, 22, 25.
nghĩa. Đề cương đã xác định nền văn hóa mới của Việt Nam có hai tính chất dân tộc và dân chủ mới và khẳng định trong giai đoạn này, nó là cách mạng và tiến bộ nhất ở Đông Dương.
Đề cương đã xác định ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam thời kỳ này là: dân tộc hóa, chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập; đại chúng hóa, chống lại mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng; khoa học hóa, chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ.
Khẳng định phải dân tộc hóa vì văn hóa Việt Nam khi đó dưới ách áp bức của phát xít, thực dân đã và đang bị nô dịch và chia rẽ nặng nề. Đó là một nền văn hóa thiếu hẳn tinh thần độc lập, tự do và thống nhất dân tộc. Đặt nguyên tắc khoa học hóa lên vị trí ưu tiên vì một nền văn hóa muốn thực sự mang tính cách mạng, trước hết nó phải có một nền tảng khoa học chắc chắn làm tiền đề. Trong khi đó, ở một nước nông nghiệp lạc hậu thì chủ nghĩa kinh nghiệm thường lấn át tri thức khoa học và khoa học trong một nước bị đô hộ thì khó mà được ưu tiên phát triển. Đại chúng hóa là một nguyên tắc của vận động văn hóa vì quần chúng là cội nguồn của sức mạnh, là chủ thể đích thực của mọi giá trị văn hóa. Nhưng trên thực tế lúc đó, văn hóa lại đang trở thành, hoặc là thứ xa xỉ mà quần chúng không thể với tới, hoặc là những sản phẩm độc hại, phản giá trị mà quần chúng không thể thụ hưởng. Có thể nói, ba nguyên tắc nêu trên là cơ bản nhất, không thể tách rời nhau, phản ánh đúng nhất thực trạng và nhu cầu bức thiết của cuộc vận động văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, đây cũng là ba khẩu hiệu hành động, kêu gọi đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tập hợp lực lượng, xây dựng một nền văn hóa mới cho tương lai của dân tộc.
Điều đặc sắc nhất của Đề cương về văn hóa Việt Nam là ở chỗ, mặc dù là công trình về văn hóa nhưng lại không chủ yếu bàn về văn hóa nói chung, không quá chú trọng đến các vấn đề về học thuật hay câu từ mà tư tưởng xuyên suốt là vấn đề về văn hóa giải phóng và giải phóng văn hóa Việt Nam khỏi xiềng xích của văn hóa trung cổ và nô dịch. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, khi thực dân Pháp đã thực thi những chính sách cực kỳ thâm độc và nguy hại, chúng dùng bất cứ hình thức, bất cứ phương tiện nào để đánh lạc hướng người dân Việt Nam ra khỏi con đường cứu nước của Đảng, của Mặt trận Việt Minh; phát xít Nhật thì lợi dụng văn hóa với nhiều hình thức, phương tiện, tuyên truyền cho thuyết Đại Đông Á của chúng, với chiêu bài “đồng chủng, đồng văn” chúng dễ dàng đánh lừa nhiều người dân, nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, việc Đảng ta cho công bố Đề cương về văn hóa Việt Nam đã góp phần vạch rõ âm mưu, thủ đoạn nô dịch văn hóa của thực dân Pháp, phát xít Nhật, vạch rõ bản chất phản động, hèn nhát của lũ tay sai hòng “bán nước, cầu vinh”. Đề cương đã thẳng thắn lột mặt nạ lũ giặc xâm lược và tay sai với những luận điệu mị dân dối trá. Từ đó, Đề cương đã góp phần để những ai còn mơ hồ, ảo tưởng nhận thức đúng bản chất vấn đề. Lúc này, cũng là lúc Đảng ta xây dựng được cơ sở trong một số trí thức, văn nghệ sĩ, trong các tổ chức hướng đạo sinh, truyền bá quốc ngữ... Trong năm 1943, Hội Văn hóa cứu quốc được thành lập và từng bước phát triển, trở thành tổ chức trung tâm tập hợp văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cách mạng.
Đề cương về văn hóa Việt Nam đầy tính thuyết phục và tính chiến đấu đã trở thành ngọn cờ tập hợp, cổ vũ, động viên giới trí thức, khoa học, văn học, nghệ thuật Việt Nam đương thời vào cuộc chiến đấu quyết liệt cho sự toàn thắng của cách mạng dân tộc dân chủ, cho sự nghiệp phá vỡ xiềng xích của văn hóa phát xít thực dân, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam.
2. “Đề cương về văn hóa Việt Nam” là ngọn đuốc soi đường tiến lên xây dựng nền văn hóa mới
Là một văn kiện lịch sử mang tính cương lĩnh về văn hóa, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 như một bó đuốc soi đường dẫn dắt các đảng viên, các chiến sĩ văn hóa cùng với toàn dân chuẩn bị xây dựng một nền văn hóa mới của một nhà nước dân chủ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tác dụng thức tỉnh và thu hút của bản Đề cương là ở toàn bộ nội dung của nó, nhưng nổi bật nhất là ba nguyên tắc: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa. Những luận điểm cơ bản đó phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là kết quả vận dụng sáng tạo quan điểm, tư tưởng của Mác Lênin, Hồ Chí Minh để định hướng cho cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa khi cách mạng giải phóng dân tộc đang trong thời kỳ quyết liệt.
Kể từ sau Cách mạng Tháng Tám, nghĩa là sau khi cách mạng chính trị đã thành công, tư tưởng của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã dần dần được triển khai trong cuộc sống. Một cuộc cách mạng văn hóa, theo đúng ý nghĩa chân chính của nó, với ý thức sâu sắc về vai trò của văn hóa và với sự lãnh đạo sáng suốt của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được tiến hành từng bước, từ việc chống giặc dốt, phát triển bình dân học vụ, gây phong trào đời sống mới, “sửa đổi lối làm việc”, phát động thi đua ái quốc, xây dựng văn nghệ nhân dân... để từ đó mà đi sâu dần vào những yêu cầu cụ thể cho sự sáng tạo và chất lượng của văn học - nghệ thuật.
Sau lễ Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong bộn bề công việc của chính quyền non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời lập tức đặt ra vấn đề phải sớm xây dựng được nền văn hóa mới với những yêu cầu: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, đại chúng và khoa học”1. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thông qua Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bao gồm sáu vấn đề: 1. Giải quyết nạn đói bằng cách “phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất”; 2. Giải quyết nạn dốt bằng cách “mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”; 3. Phải có một hiến pháp dân chủ và “tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu”; 4. Phải giáo dục nhân dân trừ bỏ những thói xấu bằng cách “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”; 5. Đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò và “tuyệt đối cấm hút thuốc phiện”; 6. Đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và Lương - Giáo đoàn kết2. Như vậy là, cả 5/6 vấn đề đều thuộc về văn hóa, sau kinh tế (chống đói). Tiếp sau đó, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký 3 sắc lệnh quan trọng về giáo dục là sắc lệnh về việc thành lập Nha Bình dân học vụ, sắc lệnh quy định mọi làng phải có lớp học bình dân và sắc lệnh cưỡng bức học chữ quốc ngữ không mất tiền. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ”... Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.40.
2. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.3, tr.10-11.
biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo”1, một phong trào thanh toán nạn mù chữ đã dâng cao trong cả nước. Nhờ đó, chỉ một năm sau Cách mạng tháng Tám, đã có 2,5 triệu người dân biết đọc, biết viết.
Từ những ngày đầu kháng chiến, khi đất nước đang phải trải qua muôn vàn khó khăn và thử thách trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chỉ cho nhân dân biết trước mắt không chỉ có một thứ giặc, mà là ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Cả ba thứ giặc đều nguy hiểm như nhau và chiến thắng ba thứ giặc đều vinh dự như nhau. Tư tưởng đó càng khẳng định quan điểm của những người cộng sản đối với lĩnh vực văn hóa: Văn hóa không tách rời sự nghiệp cách mạng. Quán triệt tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến”. Đây là một phương châm cách mạng tuyệt vời về văn hóa. Một mặt, con người và cả cộng đồng phải nhận thức rõ văn hóa, văn nghệ là một mặt trận và mỗi công dân kháng chiến phải là một chiến sĩ trên mặt trận ấy. Mặt khác, bên cạnh tư cách chiến sĩ, mỗi người còn phải tham gia kháng chiến, tức là chiến đấu với tư cách người làm văn hóa - người nghệ sĩ. Nói “văn hóa hóa kháng chiến” là phải làm cho công cuộc chiến đấu trở nên văn hóa - tức là phải có khoa học và nghệ thuật trong tiến hành sự nghiệp kháng chiến, đưa văn hóa vào tất cả mọi hoạt động kháng chiến. Kháng chiến bằng sức mạnh tinh thần là như vậy.
Hướng con người tới tầm cao văn hóa của một đất nước độc lập và tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, tháng 1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào xây dựng đời sống mới với ba nội dung: xây dựng nền đạo đức mới, xây dựng lối sống mới và xây dựng nếp sống mới. Với tinh thần và quyết tâm “mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh... mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”2, cuộc cách mạng văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới do Người khởi xướng và lãnh đạo được tiến hành với hàng loạt các chủ trương và biện pháp, từ cuộc vận động diệt giặc dốt thông qua các phong trào thanh toán nạn mù chữ, phong trào Bình dân học vụ đến các cuộc vận động Đời sống mới, Sửa đổi lối làm việc, từ
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.40.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.117.
yêu cầu phát triển nền giáo dục và y tế quốc dân đến từng bước gây dựng phong trào văn nghệ nhân dân...
Nền văn hóa mới mà Đảng ta chủ trương xây dựng là một nền văn hóa luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ, tới hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, tới tình hữu ái giữa người với người. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, cùng với đường lối, quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng, Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa, con người Việt Nam. Nhiều định hướng quan trọng của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung, phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII là văn kiện tiêu biểu nhất. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện lý luận về văn hóa của Đảng, định hướng phát triển văn hóa trong điều kiện đất nước đổi mới, hội nhập quốc tế. Sự phát triển toàn diện ấy được thể hiện ở các điểm chủ yếu sau đây: từ nhận thức văn hóa, bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật (Đề cương văn hóa) đến văn hóa bao gồm: tư tưởng, đạo đức, lối sống, khoa học, giáo dục - đào tạo, truyền thông đại chúng, văn học - nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng...; từ nền văn hóa mới: dân tộc, đại chúng, khoa học; dân tộc là hình thức, tân dân chủ là nội dung đến xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; từ quan niệm “phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội” đến cách mạng tư tưởng - văn hóa là động lực, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội... Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào đầu năm 2021, Đảng ta tiếp tục xác định phải: “Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”1. Đây vừa là kết quả của quá trình tiếp thu, đúc kết tư duy lý luận và tổng kết kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo trên
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.116.
mặt trận văn hóa của Đảng, đặc biệt là từ quá trình thực hiện bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943; vừa là sự nhận thức nhạy bén về tình hình thực tiễn, là những dự báo khoa học về mục tiêu, tính chất, nguyên tắc, nhiệm vụ văn hóa trong thời kỳ mới của một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, tích lũy, chứa đựng nhiều giá trị tinh hoa qua hàng nghìn năm lịch sử.
*
*   *
Mục tiêu của cách mạng Việt Nam trước hết là tiến tới chủ nghĩa xã hội. Chế định xã hội của văn hóa dẫn ta tới việc phải xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là mục tiêu mà Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã nêu và nhất quán trong đường lối văn hóa của Đảng ta qua các thời kỳ. Hiện nay, sự phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế đặt ra mục tiêu xây dựng văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn; đồng thời, xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để có được sự phát triển đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, việc triển khai tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, trong đó có tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 trong toàn Đảng, toàn xã hội là việc làm lâu dài và cấp thiết.

GIÁ TRỊ CỦA
“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943 TIẾP CẬN TỪ THỰC TIỄN LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
C
ách đây 80 năm, Đảng ta đưa ra bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do
Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp tại Phúc Yên tháng 2/1943. Đây là văn kiện được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, không chỉ nhằm chống lại chính sách văn hóa phản động của Pháp - Nhật và tay sai, chống lại trào lưu lãng mạn, có khuynh hướng nửa vời, tiêu cực, mà còn đề cập toàn diện và sâu sắc đến những vấn đề có tính nguyên tắc, phương châm, phương hướng xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đề cương văn hóa chủ trương xây dựng văn hóa mới Việt Nam (bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật), từ khả năng biến thành hiện thực: Văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới. Trong Đề cương văn hóa xác định rõ ba nguyên tắc: “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa”, “khoa học hóa”, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta trước đây cũng như yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay, quyết tâm xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đề cương văn hóa chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập.
Tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Tây Nguyên, diện tích tự nhiên là 9.783,34 km², có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 10 huyện và 2 thành phố, với 142 đơn vị hành chính cấp xã (111 xã, 18 phường và 13 thị trấn); 1.376 thôn, tổ dân phố. Dân số toàn tỉnh là 1.296.906 người (tính đến ngày 1/4/2019 theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019); có 47 dân tộc cùng sinh sống đan xen, với nhiều tôn giáo khác nhau, có tinh thần đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, đã tạo nên một cộng đồng đa dạng trong văn hóa cũng như phong tục tập quán; tỷ lệ dân cư thành thị là 39,18%, cư dân nông thôn là 60,82%; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 25,72% (dân tộc gốc Tây Nguyên chiếm 17%); tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 66,7% trong cơ cấu lao động của tỉnh.
Xác định văn hóa là mục tiêu của sự phát triển, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đồng bộ và có hiệu quả; công tác tuyên truyền, phổ biến rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân; công tác chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa luôn kịp thời, chính xác, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện cho nhân dân, cơ quan, ban ngành và toàn thể xã hội có cơ hội tham gia các hoạt động, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn toàn tỉnh.
Công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh chuyển biến mạnh mẽ. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch triển khai có hiệu quả chương trình hành động quốc gia về bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu, thông qua các hoạt động như: sưu tầm, bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giá trị văn hóa của nhân dân các dân tộc, nâng cao lòng tự hào về các giá trị văn hóa; khuyến khích sử dụng các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc; các loại hình văn hóa dân gian trong các hội thi, hội diễn,... qua đó các giá trị văn hóa từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát huy.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư, nâng cấp và sử dụng hiệu quả, góp phần phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của nhân dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 5 thiết chế văn hóa cấp tỉnh do ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý gồm: Trung tâm Văn hóa nghệ thuật, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Thư viện, Bảo tàng và Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao; 1 Nhà văn hóa lao động tỉnh do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư xây dựng và 1 Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi; có 12 trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao của 12 huyện, thành phố; có 4 bảo tàng ngoài công lập; 139/142 thiết chế văn hóa xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 97,88% với quỹ đất xây dựng trên 53.000m2;
1.321/1.376 thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng, đạt tỷ lệ 96%; trên 1.143 sân tập thể thao, 11 thư viện huyện, 28 thư viện xã và trên 500 tủ sách nông thôn với gần 500 nghìn đầu sách; 788 đội văn nghệ quần chúng, trong đó có 239 đội cồng chiêng phục vụ nhân dân tại khu dân cư và khách du lịch.
Nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa được nâng cao về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 285.218/315.065 hộ gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 90,5%; 1.309/1.376 thôn, tổ dân phố được công nhận, công nhận lại danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 95%; 107/111 xã được công nhận và công nhận lại danh hiệu “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, đạt tỷ lệ 96,4%; 27/31 phường, thị trấn đạt “phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, đạt tỷ lệ 88%; 527/1.557 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 98,0%. Các giá trị tốt đẹp về truyền thống gia đình Việt Nam được phát huy; mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và mối quan hệ nhân ái, tình làng nghĩa xóm được quan tâm. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh cơ bản phát huy được các yếu tố tích cực, mang đậm bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc tỉnh nhà; thực hiện cơ bản nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; hoạt động lễ hội được tổ chức đúng quy định, an toàn, tiết kiệm, phát huy được các giá trị đạo đức văn hóa truyền thống của vùng miền và văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương.
Để phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, khắc phục những hạn chế theo tinh thần Nghị quyết số 33/NQ-TU ngày 9/6/2014 tại Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, chúng ta cần triển khai và tiếp tục triển khai đồng bộ một số giải pháp sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể các cấp trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa nói chung và các nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2025; bám sát Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam với những nét đặc trưng riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán của các dân tộc tại địa phương. Tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam phải đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam được xây dựng xuất phát từ tầm nhìn và mong muốn chủ quan của chủ thể lãnh đạo và quản lý đất nước để góp phần định hướng và định hình cho hoạt động thực tiễn của nhân dân. Các giá trị này đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu khách quan của xã hội, được tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình và thực hiện.
3. Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam hiện nay phải chú ý tới vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong quá trình toàn cầu hóa về văn hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, vấn đề giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Giá trị văn hóa truyền thống phải đáp ứng vai trò như một bộ kênh sàng lọc và tiếp nhận các giá trị văn hóa ngoại nhập, khắc phục xu hướng thụ động, tiêu cực trong tiếp nhận giá trị văn hóa. Cần khai thác và kế thừa các giá trị tích cực và tiến bộ trong văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân đạo trong lịch sử, đồng thời tiếp thu các giá trị mới tiến bộ của thế giới, như tinh thần dân chủ, pháp quyền, khoa học, v.v..
4. Nâng cao nhận thức và ý thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong phát triển văn hóa, bồi dưỡng con người thông qua việc đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa, nhất là đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam. Đẩy mạnh, lồng ghép việc tuyên truyền, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống để cộng đồng các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc và có ý thức tự hào về những giá trị văn hóa của dân tộc mình, từ đó chính họ sẽ có hành động cụ thể, chủ động để giữ gìn và phát huy trong đời sống xã hội.
5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao nhằm ổn định và duy trì môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, con người Lâm Đồng “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”, góp phần xây dựng thành công hình ảnh du lịch Lâm Đồng “văn minh - thân thiện - an toàn”. Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, đào tạo nguồn lực, trước tiên là củng cố bộ máy cơ quan nhà nước các cấp đủ mạnh để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Có chính sách phát triển về văn hóa tương ứng với phát triển kinh tế, đầu tư về nguồn lực con người, nguồn lực tài chính nhằm hoàn thiện các thể chế, thiết chế văn hóa phục vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Quan tâm khuyến khích các văn nghệ sĩ lao động sáng tạo để có nhiều tác phẩm, công trình có chất lượng tốt, có tiếng vang và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Đồng thời, tiếp tục sáng tạo, bồi đắp, bổ sung những giá trị văn hóa mới, trên cơ sở mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa với các nước; tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tinh hoa văn hóa, nghệ thuật nước ngoài để bổ sung, làm giàu có bản sắc, tâm hồn, cốt cách, nhân cách người Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, những nhận định, đánh giá, các giá trị văn hóa phổ quát cần tạo được sự đồng thuận của nhân dân, phù hợp với mục tiêu phấn đấu được ghi trong Cương lĩnh và Hiến pháp của Đảng và Nhà nước, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ hành động.

BÁO CÁO THAM LUẬN
TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “80 NĂM
ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM (1943-2023) KHỞI NGUỒN VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
I- NHÌN LẠI VÀ KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ
CỦA ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Cách đây 80 năm, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã ra đời, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam khi đó, đồng thời đặt nền móng lý luận căn bản và định hướng lâu dài cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Qua 80 năm triển khai và kiểm nghiệm trong thực tiễn, ngày nay chúng ta có điều kiện nhìn lại để khẳng định những giá trị trường tồn của bản Đề cương, đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung, phát triển để phù hợp hơn với bối cảnh mới. Bản Đề cương thể hiện tầm nhìn xa, tư duy lý luận sắc bén, khả năng đúc kết thực tiễn của một Đảng non trẻ mới có hơn 12 năm lãnh đạo cách mạng. Cho đến nay, nhiều luận điểm, nguyên tắc, chủ trương của Đề cương vẫn giữ nguyên giá trị, có thể kế thừa, phát huy tác dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.
- Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng, kháng chiến, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam. Với tính chất là một bản Đề cương ngắn gọn, ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua 80 năm nhưng những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong Đề cương vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự sâu sắc.
Trước khi bàn về vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đề cương xác định phạm vi, nội hàm của văn hóa, bao gồm ba thành tố cơ bản là: Tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Đến nay, cả ba thành tố mà Đề cương nêu ra đều là những yếu tố mang tính hạt nhân, có mối quan hệ, gắn bó, chi phối, bổ sung và thẩm thấu lẫn nhau, cấu thành nền văn hóa dân tộc.
Trong ba yếu tố đó, yếu tố tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến thế giới quan, đến nhận thức, tình cảm, thái độ, cách ứng xử của con người trước những vấn đề của tự nhiên, xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” tiếp tục khẳng định: Tư tưởng, đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hóa. Về nội hàm của vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống, Nghị quyết của Đảng nhấn mạnh, đó là: Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển sáng tạo, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng, bảo đảm cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng.
Văn hóa là một mặt trận là một tư tưởng mang tính thời đại, khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cùng với các mặt trận kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, an ninh - quốc phòng thì mặt trận văn hóa cũng có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng, kháng chiến. Đây là mặt trận không tiếng súng nhưng bằng ngòi bút, trang giấy và sức sáng tạo dồi dào của văn nghệ sĩ, trí thức đã góp phần đánh bại âm mưu, dã tâm xâm lược của kẻ thù, cổ vũ ngợi ca tinh thần kháng chiến, kiến quốc của nhân dân.
Văn hóa bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần, tuy nhiên khi nói đến văn hóa người ta thường nhấn mạnh đến khía cạnh tinh thần. Vì thế, văn hóa là một hình thái ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng và luôn chịu sự chi phối, tác động của cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế, chính trị quyết định. Tuy nhiên văn hóa cũng có quy luật vận động, có đời sống riêng mà các loại hình ý thức xã hội khác không có được. Văn hóa không thể thoát ly, đứng ngoài cuộc sống. “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.
PHẦN THỨ NHẤT: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA...
II- DÂN TỘC, ĐẠI CHÚNG, KHOA HỌC:
ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, xu thế hòa bình, ổn định, độc lập, hợp tác để phát triển là xu thế chung. Trong đó, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn thế giới. Đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa, quá trình “toàn cầu hóa” diễn ra sôi động với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện truyền thông đại chúng và sự bùng nổ của các ngành công nghiệp sáng tạo. Văn hóa ngày càng được coi trọng, gắn văn hóa với phát triển, coi văn hóa là động lực, là nhân tố tạo điều kiện cho phát triển bền vững. Quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, an toàn, với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, người dân thân thiện, yêu chuộng hòa bình và mến khách thông qua các sự kiện đối ngoại lớn tổ chức tại Việt Nam, các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến từ các quốc gia hợp tác ngoại giao, các sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới phát triển bền vững hơn,...
Khả năng vận dụng các nguyên tắc “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa”, “khoa học hóa” của Đề cương vào thực tiễn phát triển văn hóa Việt Nam theo hướng phát triển bền vững; thực tế đã chứng minh, ba nguyên tắc nêu trên đã có tác dụng to lớn biến nền văn hóa Việt Nam từ một nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phong kiến, thực dân, nô dịch trở thành nền văn hóa độc lập, tự chủ, vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc như hiện nay.
- “Dân tộc hóa”: Theo tinh thần của Đề cương là nhằm chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. Vì vậy, nguyên tắc “dân tộc hóa” đã góp phần xây dựng một nền văn hóa độc lập, tự cường, mang đậm bản sắc dân tộc, thúc đẩy cuộc đấu tranh về tiếng nói, chữ viết, thống nhất làm giàu tiếng nói dân tộc, “ấn định mẹo văn ta”, cải cách chữ Quốc ngữ, bảo vệ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, di sản văn hóa của cha ông, chống lại sự lai căng, đua đòi, dập khuôn văn hóa phương Tây đồng thời chống chia rẽ, phân tán để tập hợp, thống nhất các lực lượng văn hóa trong cả nước. Nguyên tắc “dân tộc hóa” cũng kịp thời thức tỉnh, uốn nắn những quan điểm lệch lạc của giới văn nghệ sĩ và các tổ chức văn hóa...
Trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc “dân tộc hóa” vẫn được Đảng ta kế thừa và phát huy, đồng thời có sự mở rộng và phát triển.
+ “Đại chúng hóa”: theo tinh thần của Đề cương là chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa rời quần chúng. Đây cũng là một nguyên tắc vô cùng mới và tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử văn hóa dân tộc, quần chúng nhân dân lao động được xác định vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của văn hóa. Trong nền giáo dục phong kiến khoa cử Nho giáo trước đây cũng như Tây học sau này, chỉ có một bộ phận thiểu số trong xã hội có điều kiện tiếp thu học vấn và sáng tạo văn hóa. Tính chất phản đại chúng cũng thể hiện ở xu hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật”, nghệ thuật tư sản, siêu thực, lập dị, tháp ngà, xa rời cuộc sống, coi rẻ người lao động.
Vì thế, nguyên tắc “đại chúng hóa” đã góp phần đưa văn hóa Việt Nam xích gần hơn với quảng đại quần chúng, văn hóa nghệ thuật không còn là đặc quyền, đặc lợi của một số ít, mà trở thành tài sản chung của toàn dân. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam từ một nước có hơn 90% dân số mù chữ, chữ viết kém phát triển đã trở thành một nước có nền văn hóa mới, tiến bộ với những thành tựu chưa từng có trong lịch sử.
Trong diễn trình cách mạng, nguyên tắc “đại chúng hóa” cũng luôn được Đảng ta không ngừng hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung. Đại chúng ở đây chính là nhân dân, là quảng đại quần chúng. Đại chúng còn là tính chất dân chủ của nền văn hóa, khi người dân được trao toàn quyền sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của dân, do dân và vì dân.
Trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc “đại chúng hóa” vẫn giữ nguyên giá trị, tuy nhiên, để tương thích với bối cảnh mới, Đảng ta cũng có sự bổ sung, mở rộng, phát triển thêm.
- “Khoa học hóa”: Là chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ. Cụ thể hơn, “khoa học hóa” là đấu tranh chống lại mọi hình thức lạc hậu, thần bí, phản khoa học, cản trở sự phát triển của văn hóa. “Khoa học hóa” cũng là đặt mọi vấn đề của văn hóa trên cơ sở khoa học, đề cao tư tưởng, học thuật, phát triển các ngành khoa học.
Đây là nguyên tắc cực kỳ cần thiết và chính xác, góp phần đấu tranh về nhận thức và tư tưởng, đả phá những học thuyết sai trái, trang bị cho giới trí thức, văn nghệ sĩ công cụ lý luận chống lại văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm, quá trớn, phong kiến phục cổ, cải lương tư sản..., bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
PHẦN THỨ NHẤT: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA...
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam sau này, Đảng ta luôn có sự vận dụng linh hoạt và bổ sung, phát triển nguyên tắc này. Tính chất khoa học được phát triển thành tính chất tiên tiến của nền văn hóa, chỉ sự phát triển dựa trên thế giới quan khoa học và hệ tư tưởng tiên tiến. Tiên tiến còn hàm nghĩa văn minh, hiện đại, tiến bộ...
Cho đến nay, nguyên tắc “khoa học hóa” vẫn giữ nguyên giá trị hạt nhân của mình, tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện mới, nguyên tắc này cần được mở rộng và làm sâu thêm.
Cho đến hôm nay, không ai có thể phủ nhận giá trị lịch sử to lớn của bản Đề cương cũng như vai trò tiên phong mở đường, đặt nền móng lý luận cho công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Tinh thần chung của bản Đề cương vẫn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các văn kiện sau này của Đảng ta về văn hóa, văn nghệ, góp phần định hướng và dẫn đạo nền văn hóa Việt Nam cất cánh lên những tầm cao mới theo hướng phát triển và bền vững.
III- ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, KIỆN TOÀN THỂ CHẾ NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ CƯƠNG
VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Trước hết, đẩy nhanh quá trình thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa như sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nội dung Đề cương về văn hóa Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Thứ hai, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, tập trung cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng thành chương trình, đề án cụ thể, sát thực tiễn. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, xác định và thực hiện sáng tạo, có hiệu quả những chiến lược và giải pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng nhóm đối tượng, lĩnh vực và địa bàn, vùng, miền cụ thể. Triển khai xây dựng và thực hiện văn hóa số, gắn với công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Thứ ba, phát huy toàn diện và đầy đủ các nguồn lực văn hóa, bao gồm nguồn nhân lực con người và nguồn lực tài chính, nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ quá trình xã hội hóa, sự đóng góp của cộng đồng các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cùng tham gia phát triển văn hóa.
Thứ tư, về công tác giáo dục con người Việt Nam thời kỳ mới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội của các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên... nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam”1; đồng thời, chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, tư duy sáng tạo, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số và các giá trị cốt lõi; gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam.
Thứ năm, về giá trị văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người trong các lĩnh vực đời sống xã hội, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh”2. Theo đó, coi trọng xây dựng và làm lan tỏa các giá trị văn hóa cả trong chính trị và kinh tế, nhất là trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để văn hóa thực sự thấm sâu, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển bền vững. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, công chức và đảng viên ở các cơ quan, đơn vị trong ứng xử, giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ bằng các giá trị văn hóa từ lời nói, cách thức giao tiếp đến hành động, việc làm, cả trong nhận thức, đạo đức, lối sống dân chủ, tôn trọng nhân dân, thái độ trách nhiệm và tình thương yêu đồng chí, đồng đội; qua đó thúc đẩy việc xây dựng tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh - đây là nội dung rất cơ bản để xây dựng văn hóa trong chính trị.
_____________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.143, 144.
PHẦN THỨ HAI

VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM NỀN TẢNG TINH THẦN,
ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI




PHẨM TÍNH DÂN TỘC VÀ TINH THẦN
KHAI PHÓNG CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA
VIỆT NAM” - NHÌN TỪ XU HƯỚNG HỘI NHẬP  TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA
PGS.TS. TRẦN HOÀI ANH)
K
hông phải ngẫu nhiên, khi nói đến vai trò của văn hóa đối với sự tồn sinh của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác quyết: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Bởi, một vấn đề có tính tất yếu, không ai có thể phủ nhận: căn tính để xác quyết sự tồn sinh của một dân tộc là văn hóa. Bảo tồn và phát triển “dòng sinh mệnh văn hóa” dân tộc, vì thế là một trong những căn tố để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Song, để có cái nhìn thấu triệt và biện chứng về vấn đề này không phải là điều đơn giản. Thế nên, trong Đề cương về văn hóa Việt Nam, ở phần đặt vấn đề, đồng chí Trường Chinh đã khẳng định: “a) Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa; b) Không phải làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa; c) Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả”. Tư tưởng chủ đạo này đã trở thành định hướng chi phối cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa của Đảng trong suốt 80 năm qua ở các bình diện như: định hướng sự phát triển và xây dựng nền văn hóa cách mạng; định hướng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và vai trò lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ. Vì vậy, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 được xem là
_____________
) Giảng viên cao cấp, Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
“Tuyên ngôn văn hóa” của Đảng Cộng sản Việt Nam, là kim chỉ nam cho đường lối văn hóa văn nghệ, cho đến nay những nguyên lý trong đề cương vẫn còn nguyên giá trị. Vì thế, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đồng chí Phạm Văn Đồng, trong Văn hóa và đổi mới, đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, theo ông: Văn hóa và đổi mới là một đề tài có tính thời sự nóng hổi (...) Nó mở ra những chân trời mới cho sự suy nghĩ và nghiên cứu, và từ đó cho sự vận dụng và thực hiện trong cuộc sống. Với tầm nhìn bao quát, phải thấy văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa, như vậy hai là một và một thành hai. Điều đó chứng tỏ trong nhận thức của Phạm Văn Đồng, văn hóa và đổi mới là một quá trình vận động và phát triển mang tính cách mạng và biện chứng, chi phối toàn bộ đời sống xã hội, cần phải “nhận thức và vận dụng một cách thích hợp và có hiệu quả các quy luật của xã hội, con người cũng như của thế giới tự nhiên”. Đây cũng là sự tiếp nối những nguyên lý đã được đề ra ở Đề cương văn hóa của Trường Chinh được Phạm Văn Đồng vận dụng một cách sáng tạo trong Văn hóa và đổi mới, góp phần thức nhận trong nhân dân về phẩm tính dân tộc và tinh thần khai phóng của Đề cương văn hóa mà Trường Chinh đã xác lập. Bởi, trong Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam Trường Chinh viết: “Một nước mà nền kinh tế đã phụ thuộc vào người và mất hết chủ quyền chính trị thì khỏi sao văn hóa nhiễm tính chất nô dịch và phụ thuộc”.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, một trong những vấn đề đặt ra của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đó là làm thế nào xây dựng ý thức về dân tộc mà yêu cầu chính yếu là gìn giữ cho được “dòng sinh mệnh văn hóa”, thể hiện qua việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đã tích tụ hàng ngàn năm làm nên nhân cách văn hóa của con người Việt Nam, nhất là việc chăm bồi những giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Để làm được điều này, một vấn đề không thể không quan tâm đó là việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trên cả hai bình diện: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Bởi, chỉ có trên cái nền văn hóa truyền thống, chúng ta mới xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh. Đây cũng là những bình diện biểu hiện nguyên tắc “dân tộc hóa” với những yêu cầu cơ bản là “chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập” mà Trường Chinh đã nêu
PHẦN THỨ HAI: VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM - NỀN TẢNG TINH THẦN...
trong Đề cương văn hóa. Bởi, truyền thống dân tộc bao giờ cũng là chỗ dựa vững chắc, là bệ phóng để hướng đến tương lai, hướng đến những giá trị hiện đại. Trong Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam ông cho rằng: Văn hóa dân chủ mới Việt Nam tiêu biểu cho tinh hoa của dân tộc. Song đồng thời nó sẵn sàng tiếp thụ những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ của văn hóa nước ngoài. Nó không bài ngoại và vị chủng. Nó phản đối những cái lai căng, mất gốc, phản đối ăn sống nuốt tươi văn hóa của người, học người như vẹt hoặc lắp văn hóa của người vào hoàn cảnh nước mình như máy, không đếm xỉa đến đặc điểm và điều kiện đặc biệt của nước mình và dân tộc mình. Thế nên phẩm tính dân tộc của Đề cương đã được Trường Chinh đề ra như một nguyên tắc bất biến trong nền văn hóa cách mạng, chi phối đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong hành trình 80 năm qua. Đó là: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Không những thế, trong các nghị quyết quan trọng mang tính đột phá của Đảng trong đường lối văn hóa văn nghệ đều xem phẩm tính dân tộc như một căn tố của thời kỳ phát triển và hội nhập. Bởi, theo Phạm Văn Đồng, “nhìn tổng quát di sản văn hóa mà ông cha ta để lại cho đến ngày nay, thì thấy con người Việt Nam ta từ xa xưa là con người đẹp, có cuộc sống đẹp và tâm hồn đẹp”. Những cái đẹp ấy được biểu hiện trong văn học nghệ thuật, phong tục tập quán và kết tinh thành một hệ giá trị làm nên một thành trì vững chắc để bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Nói những điều này để thấy rằng vấn đề tinh thần dân tộc có ý nghĩa đối với sự tồn sinh của đất nước như thế nào, nhất là trong thời kỳ hội nhập của xu hướng toàn cầu hóa. Bởi, theo Phạm Việt Tuyền, khi luận về vai trò của trí thức Việt Nam đối với việc giữ gìn tính dân tộc trong nền văn hóa đã cho rằng: “Trí thức Việt Nam cần phải ý thức nhu cầu duy trì phong tục thuần túy và phát triển văn hóa dân tộc (...) Muốn được như vậy cần phải học hỏi các phong tục thuần túy Việt Nam, cần phải xét lại các truyền thống dân tộc, để hãnh diện về những điểm có thể coi là dân tộc tính, là quốc hồn quốc túy...”. Có thể nói, cánh cửa của toàn cầu hóa đang mở cho đất nước nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng là những thử thách trong việc bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc.
Cùng với phẩm tính dân tộc, một phương diện khác của Đề cương văn hóa mà Trường chinh đặt ra, đó là tinh thần khai phóng được thể hiện trong nguyên lý “khoa học hóa” và “đại chúng hóa” mà trong Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam ở phần xác định “tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân chủ mới Việt Nam”, ông xem như một nguyên lý cốt tử trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc bên cạnh nguyên tắc “dân tộc hóa”. Có thể nói tinh thần khai phóng của Đề cương văn hóa đã được Trường Chinh định hướng khi ông tường giải về nguyên tắc “khoa học hóa”, nghĩa là “chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ. Và để làm rõ hơn tinh thần khai phóng trong nguyên tắc “khoa học hóa” của Đề cương văn hóa, Trường Chinh đã chỉ ra, đó là: “Chống tính chất lạc hậu, hủ bại phong kiến còn lại rất nhiều trong văn hóa Việt Nam cũ. Văn hóa dân chủ mới Việt Nam phải có tính chất khoa học. Nó tôn trọng tự do tín ngưỡng nhưng phản đối mê tín dị đoan; chống tư tưởng duy tâm thần bí, chống tất cả những lề thói lôi thôi, luộm thuộm không hợp lý hoặc phản tiến bộ (...) đem khoa học thường thức và những hiểu biết... phổ biến trong nhân dân”. Thế nên, bên cạnh nguyên tắc “dân tộc hóa” và “khoa học hóa”, tinh thần khai phóng của Đề cương văn hóa còn thể hiện ở nguyên tắc “đại chúng hóa”, mà định hướng cơ bản của nguyên tắc này là “chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng”. Không những thế, tinh thần khai phóng còn được Trường Chinh cụ thể hóa trong Đề cương văn hóa ở việc “tranh đấu về tiếng nói, chữ viết với các yêu cầu: 1- Thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói; 2- Ấn định mẹo văn ta; 3- Cải cách chữ quốc ngữ, v.v.” và nêu ra cách vận động qua các phương diện “a) Lợi dụng tất cả khả năng công khai và bán công khai để: 1- Tuyên truyền và xuất bản (...) 4- Chống nạn mù chữ...”. Trong hoàn cảnh, đất nước trước Cách mạng Tháng Tám với hơn 90% người dân mù chữ, trong đó có những người lính khi tham gia kháng chiến vẫn chưa biết chữ thì việc yêu cầu “chống nạn mù chữ” hay tranh đấu về tiếng nói, chữ viết với các yêu cầu đã nêu trên là những điểm sáng của sự khai minh, một yếu tố quan trọng của tinh thần khai phóng mà Đề cương văn hóa đã đề ra.
PHẦN THỨ HAI: VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM - NỀN TẢNG TINH THẦN...
  Thật vậy, nền văn hóa mang tinh thần khai phóng là một nền văn hóa đề cao tinh thần khoa học, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng theo hướng đại chúng hóa, phát huy tinh thần dân chủ và tiếp thu tinh hoa từ các nền văn hóa trên thế giới. Đây không chỉ đơn thuần là yêu cầu mà còn là sứ mệnh thiêng liêng của nền văn hóa nước nhà trong thời kỳ hiện đại. Bởi, trong Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Trường Chinh đã chỉ rõ: Văn hóa dân chủ mới Việt Nam phải là văn hóa đại chúng. Nó phục vụ nhân dân, phục vụ rất đông người. Nó chống lại quan điểm cho rằng văn hóa là siêu phàm, càng cao quý, càng khó càng hay. Nó chủ trương văn hóa phải đi sát quần chúng để dìu dắt và giáo dục quần chúng, nâng cao trình độ quần chúng, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trong quần chúng. Và đây chẳng phải là tinh thần khai phóng của một nền văn hóa đó sao? Và trong một “thế giới phẳng” như hiện nay, vấn đề xây dựng một nền văn hóa mang phẩm tính dân tộc và tinh thần khai phóng là điều không thể không nghĩ đến. Bởi, chính những biến đổi của thế giới đang đặt ra cho nền văn hóa nước nhà những thách thức và những vận hội mới. Vấn đề là chúng ta chuẩn bị đón nhận những thách thức và vận hội ấy như thế nào. Đây là một câu hỏi không hề đơn giản mà những định hướng trong Đề cương văn hóa Việt Nam, là chỗ dựa cho chúng ta trong việc xây dựng nền văn hóa nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển của xu hướng toàn cầu hóa. Bởi vì, “văn hóa là sự thể hiện một cách rõ rệt bản chất sâu xa của con người và cộng đồng con người. Nó là cội nguồn của sức mạnh và tài năng làm nên chiến thắng”. Và phẩm tính dân tộc và tinh thần khai phóng của Đề cương văn hóa thể hiện qua ba nguyên tắc “dân tộc hóa”, “khoa học hóa” và “đại chúng hóa” một lần được Trường Chinh luận giải trong: Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam lúc này: “Ba nguyên tắc trên đây là ba cái khâu của sợi dây chuyền. Nó có tính cách liên hoàn. Không thể hoàn thành nhiệm vụ vận động văn hóa mới Việt Nam nếu ta bỏ sót một nguyên tắc nào trong ba nguyên tắc ấy. Cũng không thể chỉ theo một nguyên tắc nọ mà đồng thời chống lại những nguyên tắc kia. Không nhận rõ điều đó thì nhất định không làm tròn được nhiệm vụ xây dựng văn hóa mới cho dân tộc”. Đây cũng là chiếc chìa khóa để giải mã phẩm tính dân tộc và tinh thần khai phóng trong Đề cương văn hóa.
*
*      *
Trong diễn văn nhân kỷ niệm lần thứ 40 ngày ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam, (27/12/1983), Trường Chinh đã minh giải: “Đề cương về văn hóa Việt Nam không dài, có nhiều hạn chế, vì trong hoàn cảnh bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu sâu sắc vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam. Ví dụ: cách mạng tư tưởng đề ra còn sơ sài, vấn đề con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa được đề cập tới. Nhưng đề cương văn hóa đã thu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong điều kiện lúc đó của cách mạng Việt Nam”. Nhìn lại giá trị của Đề cương văn hóa trước yêu cầu của thực tiễn cách mạng và đất nước, với quan điểm lịch sử cụ thể của phép biện chứng, Trường Chinh cũng tự mình nhận ra những hạn chế mang tính tất yếu của Đề cương văn hóa. Và trong quan điểm cách mạng của mình, ông hoàn toàn chống lại tư tưởng giáo điều, rập khuôn máy móc và đề cao tinh thần “hiểu biết, khám phá và sáng tạo”. Nói một cách khái quát, đó là tinh thần khai phóng trên cơ sở giữ gìn tính dân tộc. Có thể nói, đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản có tính cách mạng mà Trường Chinh muốn thức nhận chúng ta khi luận bàn về phẩm tính dân tộc và tinh thần khai phóng của Đề cương văn hóa Việt Nam.
Có thể nói, Đề cương về văn hóa Việt Nam của Đảng không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc thức nhận cho chúng ta “những suy nghĩ mới, những luận điểm mới, một vùng trời mới” về phẩm tính dân tộc và tinh thần khai phóng của Đề cương văn hóa. Và đây là một hệ giá trị cần trân quý, giữ gìn, cần khám phá và sáng tạo để góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển của thời kỳ toàn cầu hóa. Đề cương về văn hóa Việt Nam là văn hóa hướng đến tương lai, là một hằng số giá trị trong “dòng sinh mệnh văn hóa” của dân tộc, đã thức nhận cho chúng ta hiểu rõ về phẩm tính dân tộc và tinh thần khai phóng của nền văn hóa đất nước nhìn từ xu hướng hội nhập trong thời kỳ toàn cầu hóa để mỗi người dân nước Việt ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
CHIỀU KÍCH VĂN HÓA
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN
ThS. CAO NGUYỄN NGỌC ANH* TS. ĐẶNG THỊ KIỀU OANH**
T
huật ngữ “phát triển bền vững” đã trở thành diễn ngôn phổ biến tại nhiều quốc gia kể từ khi được đề cập trong tuyên bố của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc. Phát triển bền vững với nguyên tắc cơ bản đạt đến sự phát triển cân bằng giữa các khía cạnh kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường đã trở thành mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Mặc dù có nhiều khác biệt trong cách diễn giải sự phát triển bền vững, nhưng nhìn chung người ta thừa nhận rằng nó liên quan đến sự dung hòa các trụ cột về môi trường, văn hóa - xã hội và kinh tế. Bài viết này, chúng tôi phác thảo các khái niệm về phát triển bền vững và tập trung phân tích chiều kích văn hóa trong phát triển bền vững, từ đó xem xét việc áp dụng các diễn ngôn về phát triển bền vững vào đời sống thực tiễn tại Việt Nam. Thông qua chương trình phát triển bền vững AGENDA-21 tại Việt Nam, trong đó đề cập đến quá trình tích hợp văn hóa trong phát triển, chúng tôi lập luận rằng, phát triển bền vững về văn hóa là một khái niệm có cả lý thuyết và tiềm năng áp dụng chính sách thực tiễn.
_____________
*, ** Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở lý luận
Khái niệm “Phát triển bền vững”
Vào những năm 1960, 1970 “phát triển” được hiểu gắn liền với tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện đại hóa đòi hỏi xã hội phải đầu tư về kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tăng cường sử dụng thị trường để phân phối hàng hóa và dịch vụ kinh tế. Quan điểm này đối mặt với sự phê bình của các nhà hoạt động trong lĩnh vực môi trường bởi mô hình phát triển đề cao khía cạnh kinh tế của phương Tây. Hệ quả của mô hình này dẫn đến thất nghiệp hoặc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các nước thứ ba, sự suy thoái của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sức khỏe con người; mất đa dạng sinh học trong các hệ thống nông nghiệp làm tăng tính dễ bị tổn thương của các cộng đồng địa phương, đặc biệt là đối với việc cung cấp thực phẩm, dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội có thể làm suy yếu các thể chế chính trị và xã hội (Gowdy, 1999).
Xuất phát từ nhu cầu của xã hội đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường, xã hội thuật ngữ “phát triển bền vững” (sustainable development) được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong Báo cáo “Tương lại của chúng ta” (Our Common Fuure), Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED - World Commission on Environment and Development) nay là Ủy ban Brudtland của Liên hợp quốc. Theo đó, “phát triển bền vững” là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các thế hệ sau”1. Định nghĩa này đã trở thành khẩu hiệu cho tất cả các chương trình phát triển ở các nước đang phát triển và là vấn đề chủ chốt ở các diễn đàn thế giới trong những năm gần đây. Tiếp đó, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, đã xác nhận lại khái niệm này và nêu lên vấn đề cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Như vậy, phát triển bền vững là cách thức tổ chức xã hội để nó có thể tồn tại lâu dài. Điều này có nghĩa là phải tính đến cả những yêu cầu cấp bách hiện tại và tương lai,
_____________
1. Hoàng Cầm, Phạm Quỳnh Phương: Diễn ngôn chính sách và sự biến đổi văn hóa, sinh kê tố c ng̣ ươi,̀ Viên ISSE, Hạ Nồ i, 2012.̣

chẳng hạn như bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên hoặc công bằng xã hội và kinh tế.
Khi mối quan tâm đến sự phát triển bền vững ngày càng tăng, các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến vai trò của văn hóa như một khía cạnh riêng biệt và bổ sung của khía cạnh xã hội. Mối quan tâm đến văn hóa này kết hợp với sự thừa nhận ngày càng tăng “nhu cầu” khác nhau giữa các nhóm người khác nhau. Nhu cầu giờ đây được hiểu là được đáp ứng không chỉ về mặt xã hội mà còn về mặt văn hóa. Văn hóa được coi là “chất keo kết dính tất cả các mối quan tâm khác” (Ratna, Rana và Piracha 2007)1.
Có thể nói, hiện nay “phát triển bền vững” đã trở thành mục tiêu hướng đến của các quốc gia nhằm đạt đến sự phát triển cân bằng các khía cạnh “kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hóa đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững” (Tuyên bố đa dạng văn hóa của Unessco 2001).
Quan điểm về văn hóa và phát triển bền vững
Phát triển bền vững và văn hóa đã được đề cập trong nhiều văn bản chính sách và công ước quốc tế như Công ước Đa dạng sinh học (1992); tuyên bố “Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta” của Ủy ban Văn hóa và Phát triển Thế giới (1995), báo cáo từ Thập kỷ Phát triển Văn hóa của UNESCO (19881997), Chương trình nghị sự về Văn hóa châu Âu (EAC 2007) đề cập đến mối liên hệ giữa đa dạng sinh học và văn hóa. Văn hóa được xem là công cụ trong việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế và một khía cạnh quan trọng của sự phát triển bền vững.
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững, các nhà nghiên cứu, kêu gọi đưa văn hóa vào mô hình phát triển bền vững. Dựa trên Tuyên bố chung về Đa dạng văn hóa (2001) và Công ước của UNESCO về “Đa dạng Biểu đạt văn hóa” (2005), văn hóa là một khía cạnh quan trọng của phát triển bền vững. Cách tiếp cận mới này giải quyết mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển bền vững thông qua hai phương diện: thứ nhất, phát triển bản thân lĩnh vực văn hóa (tức là di sản, sáng tạo, công nghiệp văn hóa, nghề thủ công,
_____________
1. David Throsby: Culturally sustainable development: theoretical concept or practical policy instrument?, International Journal of Cultural Policy, 23:2, 133-147 DOI: 10.1080/ 00038628.2015.1032210, 2017.
du lịch văn hóa); thứ hai, bảo đảm văn hóa có vị trí quan trọng trong các chính sách của các quốc gia, đặc biệt là những chính sách liên quan đến giáo dục, kinh tế, khoa học, truyền thông, môi trường, gắn kết xã hội và hợp tác quốc tế. Thế giới không chỉ đối mặt với những thách thức về kinh tế, xã hội hay môi trường. Sáng tạo, tri thức, sự đa dạng là cơ sở cho đối thoại vì hòa bình và tiến bộ bởi lẽ nó gắn liền với sự phát triển và tự do của con người (Tuyên bố Toàn cầu về Đa dạng Văn hóa của UNESCO, 2001)1.
Trong những năm gần đây, tính bền vững văn hóa trong phát triển đã trở thành diễn ngôn phổ biến tại các quốc gia. Throsby (2010, 195; 2012b, 356) cho rằng phát triển bền vững về văn hóa bao gồm các nội dung sau đây2:
- Sự phát triển hiện tại phải bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ: phát triển phải có tầm nhìn dài hạn và không làm phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên văn hóa và đáp ứng nhu cầu văn hóa của họ; điều này đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đối với việc bảo vệ và nâng cao giá trị vật thể và phi vật thể của một quốc gia. Phát triển phải mang lại sự công bằng trong tiếp cận sản xuất văn hóa, tham gia và hưởng thụ cho tất cả các thành viên của cộng đồng trên cơ sở công bằng và không phân biệt đối xử; đặc biệt, phải quan tâm đến những thành phần nghèo nhất trong xã hội để bảo đảm rằng sự phát triển phù hợp với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
- Tôn trọng sự phát triển đa dạng: cũng như sự phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi phải bảo vệ của đa dạng sinh học, do đó cũng nên tính đến giá trị của sự đa dạng văn hóa đối với các quá trình của sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.
- Phát triển đi kèm với phòng ngừa rủi ro: khi đối mặt với các quyết định có hậu quả không thể đảo ngược như phá hủy di sản văn hóa hoặc làm mất đi
_____________
1. Xem Peter Naibei: Culture and Sustainable development, DOI:10.13140/2.1.2692.9928 (https://www.researchgate.net/publication/266377976_CULTURE_AND_SUSTAINABL E_ DEVELOPMENT, truy cập ngày 18/2/2023), 2014.
2. Xem David Throsby: Culturally sustainable development: theoretical concept orpractical policy instrument?, International Journal of Cultural Policy, 23:2, 133-147 DOI:
10.1080/00038628.2015.1032210, 2017.
các tập quán văn hóa có giá trị, cần phải có quan điểm không thích rủi ro được nhận làm con nuôi.
- Tăng cường mối liên kết tương hỗ giữa kinh tế, văn hóa và xã hội trong quá trình phát triển: quá trình phát triển bền vững không nên xem các hệ thống kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường trong sự tác biệt mà cần có một cách tiếp cận tổng thể, tức là tiếp cận thừa nhận tính liên kết với nhau, đặc biệt giữa phát triển kinh tế và văn hóa.
Như vậy chiều kích văn hóa trong phát triển bền vững tạo ra cầu nối vững chắc với ba khía cạnh phát triển còn lại và tương thích với từng khía cạnh đó. Việc thừa nhận và thúc đẩy sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa theo cách tiếp cận dựa trên quyền con người có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại liên văn hóa, ngăn ngừa xung đột và bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế trong và giữa các quốc gia, từ đó tạo điều kiện tối ưu để đạt được các mục tiêu phát triển. Hiểu theo cách này, văn hóa làm cho sự phát triển trở nên bền vững hơn.
Quan điểm về phát triển văn hóa bền vững tại Việt Nam hiện nay
Theo xu hướng chung của khu vực và thế giới, vào năm 2004, Việt Nam đã xây dựng cho mình một chương trình phát triển bền vững mang tên AGENDA-21, trong đó xác định rõ mục tiêu phát triển nhằm “đạt được sự đầy đủ về vật chất; sự giàu có về văn hóa và tinh thần; sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội; sự hài hoà giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”1.
Cùng với thời gian, hệ thống tiêu chí phát triển bền vững ở Việt Nam dần được hoàn thiện. Điều đặc biệt, dù ở giai đoạn nào thì mục tiêu phát triển bền vững đều dựa trên bốn nguyên tắc, bao gồm: 1- Đảm bảo sự phát triển công bằng giữa các thế hệ; 2- Tôn trọng sự đa dạng; 3- Phát triển đi đôi với nguyên tắc phòng ngừa; 4- Đề cao mối quan hệ tương hộ giữa kinh tế - xã hội - văn hóa trong phát triển.
_____________
1. Thu, N. M.: Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, http://elb.lic.neu.edu.vn/bitstream/DL_123456789/7022/1/TT.LATS.1092.PDF, ngày truy cập 19/2/2023, 2013.
Nguyên tắc 1 - Sự phát triển hiện tại phải bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ
Tư tưởng cốt lõi của nguyên tắc đầu tiên chính là sự phát triển các tài nguyên văn hóa phải có tầm nhìn và chiến lược dài hạn, để bảo đảm không làm phương hại đến khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên văn hóa của các thế hệ tương lai. Điều này đòi hỏi, các cơ quan, các ban, ngành, thậm chí là người dân phải quan tâm đặc biệt đối với công tác bảo tồn tài nguyên văn hóa.
Từ tình hình thực tế nguồn tài nguyên văn hóa ở Việt Nam có thể thấy, nhờ những đặc điểm địa - văn hóa đặc trưng điển hình, trong quá trình phát triển, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo, tích lũy, bảo tồn và trao truyền cho các thế hệ sau nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, cũng như các nguồn lực tài nguyên khác, tài nguyên văn hóa không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Do đó, nếu không bảo tồn thì bản thân nó sẽ bị cạn kiệt, thậm chí là biến mất. Đơn cử như trường hợp các di sản văn hóa, vốn được coi là nguồn tài nguyên văn hóa “quý hiếm”, bởi số lượng của chúng có hạn (do khó có thể tái tạo, hay sản xuất hàng loạt). Do đó, nếu khai thác không bền vững loại tài nguyên này thì sẽ dẫn đến nguy cơ thất truyền.
Do gắn liền với đời sống văn hóa - xã hội của con người ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nên di sản văn hóa còn được coi là “ADN văn hóa” mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Trên thực tế, một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa được hình thành và trao truyền từ những thế hệ đi trước. Tuy nhiên, một hiện thực là nhiều giá trị văn hóa đang có nguy cơ biến mất trong đời sống đương đại. Thế hệ trẻ ngày nay thậm chí còn không biết đến những giá trị văn hóa, vốn từng tồn tại như một phần cốt lõi cuộc sống của những thế hệ đi trước. Chính vì thế việc định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam phải bắt đầu từ việc phát triển bền vững tài nguyên văn hóa, trong đó có tài nguyên di sản văn hóa.
Phát triển bền vững tài nguyên văn hóa không chỉ bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ mà còn là sự công bằng (trong thực hành và hưởng thụ các giá trị văn hóa) giữa các thành viên cộng đồng trên nguyên tắc “công bằng, dân chủ, văn minh”. Đặc biệt, phải quan tâm đến những thành phần khó khăn, để ai cũng được tự do sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa; ai cũng được tôn trọng, cũng được bảo vệ và không ai bị bỏ lại phía sau của sự phát triển.
Ở Việt Nam, ngoài việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, hay Chương trình 135... nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa các công dân và sự đồng thuận của xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách còn chú ý đến tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển các tri thức bản địa, tài nguyên bản địa, trong đó có tài nguyên văn hóa bản địa của cộng đồng nông thôn vùng xâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP cũng nêu rõ mục tiêu: Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái”1. Có thể nói, đây chính là xu hướng phát triển nhân văn và bền vững, vì nó không chỉ tôn trọng sự khác biệt về đặc trưng tự nhiên, cũng như văn hóa tộc người mà còn là cơ sở để xây dựng “thương hiệu” cho quốc gia nói chung và cho một địa phương nói riêng2.
Phát triển bền vững tài nguyên văn hóa không chỉ là làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hóa tộc người mà còn nhằm tăng cường khả năng khai thác nguồn lực văn hóa để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đơn cử như hoạt động du lịch văn hóa ở các khu vực dân tộc thiểu số hiện đang gia tăng đã thúc đẩy nền kinh tế địa phương, thậm chí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Việc thực hiện thành công phát triển bền vững không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần chống âm mưu diễn biến hòa bình, chia rẽ dân tộc dưới vỏ bọc nhân quyền của các thế lực thù địch.
Việc phát triển bền vững tài nguyên văn hóa không chỉ là việc nâng cao đời sống văn hóa vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để họ có thể thoát khỏi tình
_____________
1. Xem Dũng, B. Q., Kiên, N. T., Yến, B. H., & Hậu, P. T. H (2015): Chương trình xây dựng nông thôn mới: một cái nhìn từ lịch sử chính sách, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 6(91), 16-25.
2. Nguyễn Thị Hậu: Tài nguyên bản địa và di sản văn hóa, in trong Mỗi ngày ta sống, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.283.
trạng đói nghèo mà phải bảo đảm quyền công dân cho họ. Theo đó, việc phát triển bền vững phải gắn với việc xây dựng một xã hội văn hóa cao trong đó mọi người (không phân biệt giàu - nghèo; gái - trai; tôn giáo - tín ngưỡng) đều có quyền phát triển toàn diện về mọi mặt (trí - đức - thể - mỹ); đặc biệt là phải có khả năng thể hiện quyền làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình. Đây là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách trước mắt, lại vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Nguyên tắc 2 - Tôn trọng sự phát triển đa dạng
Giống như sự phát triển bền vững về tài nguyên môi trường đòi hỏi phải đi đôi với việc bảo tồn sự đa dạng hóa sinh học, việc phát triển tài nguyên văn hóa cũng phải tính đến sự đa dạng văn hóa. Trước tiên cần khẳng định, giống như các nguồn lực khác, nguồn lực văn hóa luôn luôn vận động và biến đổi. Trải qua tiến trình lịch sử, qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, tài nguyên văn hóa giống như các lớp trầm tích, bên cạnh những lớp giá trị mang tính chất cốt lõi truyền thống, nó còn có những lớp văn hóa mang dấu ấn thời đại mới.
Cấu trúc nền văn hóa Việt Nam vốn dĩ đa dạng, ngoài những giá trị văn hóa nội sinh mang tính cơ tầng thuộc về bản sắc, nó còn bao hàm những giá trị văn hóa ngoại sinh mang tính thượng tầng được hình thành do quá trình tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài trong suốt tiến trình lịch sử, chẳng hạn như các lớp văn hóa được hình thành do quá trình giao lưu với các nền văn hóa ngoài (Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây...).
Những giá trị cơ bản của nền văn hóa truyền thống Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới, nhất là dưới sự ảnh hưởng của các phong trào xã hội rộng lớn ở thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI như: phong trào dân chủ, phong trào xã hội chủ nghĩa với sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và rất nhiều cuộc giao tiếp văn hóa với nhân loại đã góp phần hình thành nên hệ giá trị mới trong nền văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Đặc biệt, việc phát triển các mô thức văn hóa gắn với Đề cương văn hóa (1943) đã đánh dấu sự chuyển biến của nền văn hóa Việt Nam theo hướng: dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Từ đây, một giá trị nhân cách văn hóa mới mà trước kia chưa xuất hiện trong bảng giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đã hình thành. Điển hình có thể kể đến là ý thức tập thể, ý thức làm chủ là các giá trị văn hóa dân tộc và tinh thần gìn giữ bản sắc dân tộc song song với việc tiếp thu các giá trị văn hóa, tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Phát triển bền vững tài nguyên văn hóa, không chỉ hướng về cội nguồn, hướng về giá trị truyền thống mà còn là sự cách tân, cải biến các giá trị ấy sao cho phù hợp với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc biệt, phải tôn trọng tính đa dạng văn hóa, tính bản địa (tài nguyên, tri thức, văn hóa, nhân văn), nhất là chống nô dịch về văn hóa.
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Nhằm bảo tồn tính đa dạng của văn hóa tộc người, văn hóa vùng/miền, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách nhằm bảo tồn văn hóa tộc người trên tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tiến bộ, trong đó phải kể đến mô thức xây dựng “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà đặc trưng cơ bản là tinh thần dân tộc - hiện đại - nhân văn.
Có thể thấy, nền văn hóa Việt Nam đã được hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Theo đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân - cộng đồng, dân tộc - quốc tế được thiết lập đã thu hút sự tham gia của toàn dân vào quá trình xã hội hóa hoạt động văn hóa. Chẳng hạn, ở Việt Nam cộng đồng có ý thức cao trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Theo đó, công tác “xã hội hóa” về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại nhiều di tích đình, đền, chùa miếu, lễ hội dân gian, tôn giáo tín ngưỡng được thực hành khá tốt, thậm chí một số hoạt động văn hóa của cộng đồng đã trở thành “thương hiệu” của địa phương.
Như vậy, tài nguyên văn hóa bản địa tập trung trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của cộng đồng, tồn tại và lưu truyền cùng với cộng đồng dân cư bản địa trong suốt tiến trình lịch sử. Do đó, cộng đồng chính là chủ thể xây dựng, gìn giữ, bảo tồn và phát triển hệ thống di sản văn hóa. Chính vì vậy, việc phát triển bền vững tài nguyên văn hóa phải gắn với phát triển cộng đồng trên tinh thần “tôn trọng sự khác biệt”, đồng thời cũng phải cân bằng, hài hòa các giá trị văn hóa truyền thống (cái cũ) với các giá trị hiện đại (cái mới).
Nguyên tắc 3 - Phát triển đi kèm với phòng ngừa rủi ro
Nền văn hóa Việt Nam đã mở rộng giao lưu quốc tế với các quốc gia trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam khi tham gia vào quá trình hội nhập này chính là sẽ phải đối mặt với các quyết định mang tính rủi ro như: làm sao hòa nhập nhưng không hòa tan; tiên tiến nhưng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Khi nói đến tài nguyên văn hóa chúng ta hay chú trọng đến thế mạnh tiềm năng văn hóa, xem đó là mục tiêu để khai thác phát triển. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển này luôn đi kèm với nguy cơ rủi ro nếu không có chính sách quản lý hiệu quả. Tài nguyên văn hóa được biết đến nhiều nhất là hệ thống di sản văn hóa cộng đồng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các di sản văn hóa truyền thống chịu tác động của quá trình này ở những mức độ khác nhau. Theo đó, có cái có sức đề kháng cao, nên dù hòa nhập vẫn không hòa tan; nhưng ngược lại có cái lại đang đứng trước nguy cơ biến mất. Đơn cử như các sản phẩm dân gian được chế tác thủ công không có sức cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất công nghiệp. Do không có sức hút đối với thế hệ hiện tại dẫn đến kỹ thuật truyền thống có lịch sử lâu năm đang đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Có thể lấy ví dụ về nghề làm đường thốt nốt truyền thống của người Khmer ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang làm minh chứng. Trước đây nghề làm đường thốt nốt khá phát triển, nhưng hiện nay do sức ép cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm đường công nghiệp giá rẻ dẫn đến sản phẩm đường thốt nốt thủ công bị thu hẹp, nhiều người trẻ đã bỏ nghề và chuyển sang sinh kế khác (như buôn bán, làm thuê, làm công nhân trong các khu công nghiệp...) Như vậy, từ góc độ kinh tế, xã hội có thể lý giải được nguyên nhân cho việc dần biến mất của các nghề thủ công truyền thống, cũng như các kỹ thuật thủ công dân gian.
Tương tự, ngôn ngữ văn tự, vốn được coi là linh hồn của văn hóa tộc người cũng đang đứng trước bị biến đổi, thậm chí ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ tiêu vong do sự phổ cập rộng rãi của các ngôn ngữ khác, thậm chí là sự chủ động rũ bỏ nhiều thứ thuộc về tộc mình, trong đó có ngôn ngữ tộc người của một số dân tộc cũng khiến ngôn ngữ văn hóa dân tộc tiêu vong hoặc đứt đoạn.
Kinh tế thị trường dẫn tới sự lan truyền của văn hóa tiêu dùng, khiến cho hoàn cảnh cư trú, phương thức tiêu dùng sinh hoạt ở nhiều cộng đồng có sự thay đổi rất lớn. Điều này dẫn đến sự biến đổi về mô thức văn hóa, cũng như nhu cầu hưởng thụ văn hóa. Chẳng hạn, môi trường diễn xướng của các loại hình nghệ thuật dân gian thay đổi. Biểu hiện cụ thể là những nghệ nhân đang dần già đi, trong khi đó lớp trẻ lại thoát ly cộng đồng (để đi học, đi làm). Họ với nhiều lý do khác nhau như: không có điều kiện thực hành, không có thời gian, thậm chí là không thích, không muốn giữ các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống khiến cho các loại hình nghệ thuật này đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Ngoài ra, do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, nhiều người trẻ có tâm lý “sính ngoại”, “sùng ngoại” dẫn đến việc họ dần quên đi ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giữ gìn văn hóa dân tộc.
Việc tăng cường trao đổi giữa các nền văn hóa, việc phát triển kinh tế du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, một mặt giúp cộng đồng địa phương hiểu biết thêm về di sản văn hóa của mình để từ đó có ý thức bảo tồn, nhất là đối với những giá trị văn hóa đang có nguy cơ bị thất truyền, nhưng mặt khác du lịch khi thâm nhập vào cộng đồng lại dẫn đến nguy cơ thương mại hóa và làm tổn thương đến những giá trị văn hóa bản địa thuần túy.
Nguyên tắc 4 - Tăng cường mối liên kết tương hỗ giữa kinh tế, văn hóa và xã hội trong quá trình phát triển
Tài nguyên văn hóa luôn vận động, phát triển gắn liền với sự biến đổi về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Vì thế, trong phát triển văn hóa không nên xem các hệ thống kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường trong sự cách ly mà cần phải tiếp cận một các hệ thống; nói cách khác là phải thừa nhận tính liên kết và mối quan hệ tương hỗ của ba yếu tố này.
Cũng như tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa là một nguồn lực được con người khai thác nhằm phục vụ cho nhu cầu của đời sống kinh tế xã hội. Tài nguyên văn hóa đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân, nhất là khi tài nguyên văn hóa được sáng tạo và chú trọng đầu tư nó sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Do đó, không cộng đồng nào là không lấy tài nguyên văn hóa này để phục vụ cho mục tiêu phát triển của mình.
Ở Việt Nam, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều sở hữu những tài nguyên văn hóa riêng biệt phản ánh truyền thống địa phương độc đáo như: di sản văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc địa danh... Những lớp trầm tích lịch sử - văn hóa này chính là nguồn lực để phát triển ngành kinh tế di sản và du lịch văn hóa mang giá trị kinh tế cao, đồng thời cũng có thể tạo ra “thương hiệu” cho quốc gia, dân tộc, vùng miền.
Một đất nước giàu có về tài nguyên văn hóa bản địa như Việt Nam, ngoài việc phát triển du lịch văn hóa, thì những loại hình văn hóa khi được ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng có thể trở thành những sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị kinh tế cao như điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, hội họa, thời trang... Chẳng hạn, việc khai thác phong tục truyền thống, các hình thức sinh hoạt, âm nhạc, vũ đạo... chế tác thành phim điện ảnh, truyền hình; việc xuất bản nhiều tác phẩm có đề tài văn hóa; hay sản phẩm công nghiệp văn hóa được lấy chất liệu từ đặc thù về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, cũng như các bảo tàng và nhà trưng bày ngành nghề chuyên môn ở các địa phương.
Cần nhận thức rằng, văn hóa cũng là sức sản xuất. Do đó, khai thác tài nguyên văn hóa bền vững sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao, không chỉ cho công ty/doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng sống tại các khu di sản hoặc xung quanh khu di sản. Những năm gần đây, nhiều vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam đã thu hút được rất nhiều khách tham quan du lịch theo dạng tham quan trải nghiệm, du lịch cộng đồng như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên. Hình thức “xã hội hóa” các hoạt động văn hóa cũng được coi là phương thức mang lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội cao, khi nó thu hút sự quan tâm tham gia của cộng đồng vào các hoạt động văn hóa chung. Việc phát triển kinh tế di sản, kinh tế du lịch văn hóa địa phương không chỉ giúp người dân địa phương có thêm thu nhập mà còn giúp họ hiểu biết thêm về văn hóa địa phương mình, từ đó khiến họ ủng hộ, thậm chí đầu tư vào hạng mục bảo tồn, phát triển, quảng bá “thương hiệu” văn hóa địa phương.
Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Theo đó, nếu kinh tế phát triển tốt có thể đem lại sự bảo đảm vật chất cho công tác phát triển văn hóa và văn hóa phát triển tốt đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Cả hai phương diện này đều quan trọng, vì thế phát triển kinh tế và phát triển văn hóa đều phải tiến hành một cách hài hòa, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, văn hóa càng phải thẩm thấu sâu hơn vào kinh tế. Văn hóa phải thực sự trở thành bản chất nội tại của nền kinh tế, là yếu tố tự thân của nền kinh tế. Tương tự, phát triển kinh tế cũng phải gắn với văn hóa phải vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
*
*   *
Văn hóa là mục tiêu, động lực của phát triển. Văn hóa phản ánh quá trình phát triển lịch sử tộc người, đồng thời biểu hiện sự kết tinh trí tuệ của tộc người. Với một đất nước đa tộc người như Việt Nam, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì yếu tố văn hóa cần được đặt trong mối quan hệ tương hỗ với kinh tế, xã hội, môi trường.
Chiều kích văn hóa được thể hiện trong nhiều khía cạnh đặc biệt là vấn đề bảo tồn di sản văn hóa bởi lẽ điều này không chỉ làm phong phú kho tàng văn hóa tộc người mà còn là sự cống hiến quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, vấn đề cốt lõi là làm sao tạo ra được nhiều những sản phẩm văn hóa đặc sắc chứa đựng trong đó hàm lượng văn hóa và trí tuệ cao đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao an sinh xã hội mà còn góp phần quảng bá văn hóa dân tộc.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, nền văn hóa Việt Nam phải xây dựng được một hệ thống phát triển bền vững, trên cơ sở của sự hài hòa giữa yếu tố nội sinh - ngoại sinh, cũng như yếu tố kinh tế - văn hóa xã hội. Trên thực tế, việc bảo tồn cái gì và tiếp thu cái gì trong quá trình giao lưu để “hòa đồng” mà không “hòa tan” là một việc không hề đơn giản, nhưng nó vẫn có thể định hướng. Trên cơ sở nền tảng quan điểm này, chúng tôi xin đề xuất một số gợi ý:
Thứ nhất, cần tận dụng tối đa ưu thế sinh thái tự nhiên và tài nguyên văn hóa tộc người, tìm kiếm điểm giao nhau giữa bảo tồn văn hóa tộc người với phát triển kinh tế và an sinh xã hội, nhằm đạt sự dung hòa giữa kinh tế văn hóa - xã hội.
Thứ hai, cân bằng các giá trị cũ và giá trị mới; giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong quá trình phát triển. Đặc biệt, đem tài nguyên văn hóa dân tộc tiếp cận thị trường, biến văn hóa dân tộc thành nguồn tài sản, đồng thời biến nó thành điểm tựa của kinh tế văn hóa.
Thứ ba, đề cao vai trò của cộng đồng trong việc sáng tạo, bảo tồn, phát huy và trao truyền các giá trị văn hóa. Đây cũng là một phần không thể thiếu của công cuộc phát triển bền vững tài nguyên văn hóa.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu văn hóa dân tộc, thúc đẩy tiến trình lập pháp của bảo tồn văn hóa dân tộc, thông qua: tăng cường việc đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Thứ năm, xã hội hóa hoạt động phát triển văn hóa, thông qua: vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, ủng hộ cho các dự án về di sản văn hóa; có chính sách ưu đãi cho các tổ chức đã tích cực tài trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; mở rộng hình thức lưu danh đối với các tập thể, cá nhân đã tham gia ủng hộ các hoạt động bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa...
Thứ sáu, bồi dưỡng ý thức về giá trị văn hóa dân tộc, đẩy mạnh tuyên truyền bảo tồn văn hóa dân tộc, đưa những kiến thức về văn hóa các tộc người vào trong chương trình giáo dục, thúc đẩy công tác điều tra chỉnh lý văn hóa dân gian dân tộc.
Thứ bảy, tăng cường mở rộng quan hệ trao đổi, hợp tác khoa học với các tổ chức quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, qua đó, tranh thủ sự hỗ trợ về khoa học và tài chính.
Thứ tám, tăng cường việc phối, kết hợp để tạo sự thống nhất, đồng bộ, liên ngành trong việc xây dựng các quy hoạch phát triển nhằm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH NINH THUẬN
TRÊN NGUYÊN TẮC “DÂN TỘC HÓA”,
“ĐẠI CHÚNG HÓA”, “KHOA HỌC HÓA” CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM”
PGS.TS. PHAN QUỐC ANH)
N
guyên tắc “dân tộc hóa” nhưng phải “khoa học hóa” và kết hợp nhuần nhuyễn với nguyên tắc “đại chúng hóa” của Đề cương văn hóa năm 1943 đều chứa đựng nội hàm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. 80 năm qua, các ngành, các cấp địa phương đã thực hiện theo các nguyên tắc của Đề cương văn hóa năm 1943, trong đó có tỉnh Ninh Thuận. Bài viết này xin được nêu lên vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa các dân tộc tỉnh Ninh Thuận trên các nguyên tắc của Đề cương văn hóa năm 1943.
1. Khái quát về văn hóa các dân tộc tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là tỉnh nhỏ, có diện tích tự nhiên 3.358 km2, dân số 181.788 hộ/722.689 khẩu; có 6 huyện và 1 thành phố. Giai đoạn 2021-2025, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh có 28 xã; trong đó có 15 xã khu vực III, 1 xã khu vực II, 12 xã khu vực I. Toàn tỉnh có 32 dân tộc thiểu số, với 38.431 hộ/170.566 khẩu, chiếm 23%; dân tộc Raglai 17.762 hộ/76.295 khẩu, chiếm 10,6%; dân tộc Chăm 19.239 hộ/85.343 khẩu, chiếm 11%; dân tộc Hoa 974
_____________
) Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận.
hộ/3.759 khẩu, chiếm 0,53% dân số toàn tỉnh; các dân tộc thiểu số khác 728 hộ/3.828 khẩu, chiếm 0,53% dân số toàn tỉnh1.
Tuy là một tỉnh nhỏ, còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng Ninh Thuận lại là vùng văn hóa đặc thù. Những nét đặc thù đó thể hiện trong sắc thái văn hóa các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai.
1.1. Khái quát văn hóa các dân tộc ở Ninh Thuận
a) Khái quát về văn hóa người Việt ở Ninh Thuận
Vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, lớp cư dân người Việt mới vào vùng Phan Rang để sinh cơ lập nghiệp. Theo các tư liệu sử, những cư dân Việt đầu tiên vào đến vùng đất Panduranga này vào thời kỳ sau khi Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1678) mở đất đến sông Phan Rang. Vùng An Phước (Ninh Phước ngày nay) là vùng có cư dân Việt đến sớm nhất. Lớp người Việt vào Ninh Thuận - Bình Thuận trước nhất là những người nông dân nghèo khổ chạy nạn từ vùng Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình phiêu bạt vào, lớp người Việt vào sau (cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII) đa phần là cư dân Nam, Ngãi, Bình, Phú, do hai thế lực phong kiến Trịnh Nguyễn phân tranh chạy loạn theo đường bộ tịnh tiến vào khai khẩn đất hoang, tìm chốn an cư, lập nên những làng, xã đầu tiên ở Ninh Thuận. Sang thế kỷ XVIII, với chính sách chiêu dân để khai khẩn đất hoang, mở rộng bờ cõi của nhà Nguyễn, hàng loạt đợt di dân rầm rộ với quy mô lớn đã đưa người Việt vào Nam Trung Bộ nói chung và vào Ninh Thuận nói riêng để lập nên làng, xã, trong đó có cả cư dân ngư nghiệp. Đặc biệt, vào nửa cuối thế kỷ XIX, cộng đồng người Việt vào với Ninh Thuận với số lượng lớn. Người Việt trong quá trình khai hoang mở đất, hành trang mang theo không thể thiếu là phong tục tập quán, tín ngưỡng nơi quê cha đất tổ.
Bên cạnh cộng đồng dân cư theo các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, người Việt ở Ninh Thuận đa số duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cá Ông, và tín ngưỡng thờ các vị thần trong nhà như Táo Quân, ông Địa, ông Thần Tài, thờ cúng cô hồn, cúng đất. Nhìn chung đời sống tâm linh của người Việt Ninh Thuận phong phú, gồm nhiều loại hình, bao
_____________
1. Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: “Báo cáo Kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023”.
gồm cả tôn giáo thế giới lẫn tôn giáo bản địa và các loại hình tín ngưỡng dân gian sơ khai.
Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Việt ở Ninh Thuận là lễ hội cầu ngư. Lễ cầu ngư được tổ chức hằng năm ở các làng biển: Mỹ Tân, Khánh Hội, Hải Chử, Sơn Hải, Cà Ná nhằm tế thần Nam Hải và cầu đi biển được mùa. Lễ hội này gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân, được tổ chức rất trang trọng gồm nhiều nghi thức như rước Ông dưới biển, cúng tế giao cảm với “Thần” bằng văn tế, vật tế, hương quả, hát múa bả trạo hầu Thần cá Ông thiêng liêng. Ngoài ra, ở Ninh Thuận còn có các lễ hội tưởng nhớ các vị “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”; các vị tổ cư ngành nghề, bậc thánh nhân... Những lễ hội này được tổ chức ở đình làng, mỗi thôn, xóm.
Người Việt di cư đến vùng đất Ninh Thuận mang theo kho tàng văn học dân gian phong phú từ truyện cổ, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ của kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng. Người Việt ở Ninh Thuận còn lưu truyền nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội, hát múa bả trạo. Hát bả trạo là loại hình diễn xướng dân gian diễn ra trong lễ cầu ngư của ngư dân vùng biển Ninh Thuận. Các vùng ngư dân ven biển ở Ninh Thuận vẫn duy trì được các hoạt động trò chơi dân gian, các hình thức đua ghe, đua thuyền thúng trong các dịp lễ hội. Ninh Thuận cùng 21 tỉnh thành phía nam vinh dự được đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại về đờn ca tài tử.
Người Việt Ninh Thuận còn duy trì được các nghề thủ công truyền thống như: nhóm nghề chế biến (làm bánh tráng, làm nước mắm, làm mắm, làm muối, hấp cá, làm bánh hỏi, làm chả lụa), nghề thủ công và mỹ nghệ (nghề làm chiếu, nghề làm võng, nghề đan vá lưới, nghề mộc, đan lát, thợ may, chằm nón, làm đũa, làm chổi, làm gạch, dệt chiếu lá, làm dây thừng, đan thúng rổ, làm lò đất), nghề khai thác và chế tác (thợ hồ, thợ rèn, điêu khắc, đi biển).
b) Khái quát về văn hóa của người Chăm
Người Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo - Polinesien cùng với các dân tộc Raglai, Churu, Giarai và Êđê ở Việt Nam. Người Chăm hiện nay có dân số xếp thứ 14 trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Chăm ở Việt Nam có 161.729 người. Trong đó, ở Bình Định: 5.336 người; Phú Yên: 19.945 người; Ninh Thuận: 67.274 người; Bình Thuận: 34.690 người; Tây Ninh: 3.250 người; Đồng Nai: 3.887 người; An Giang: 14.209 người; Thành phố Hồ Chí Minh: 7.819 người; Bình Dương: 837 người; Bình Phước: 568 người1. Ngoài người Chăm H’roi ở Bình Định và Phú Yên, một số tài liệu nghiên cứu trước đây gọi vùng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận là “Đông Chăm”, gọi người Chăm ở An Giang là “Tây Chăm”.
Như vậy, người Chăm ở Ninh Thuận có dân số chiếm hơn 40% trên tổng số người Chăm ở Việt Nam. Cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận đang là chủ nhân lưu giữ những kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có truyền thống lâu đời, phong phú, đa dạng nhất trong cộng đồng người Chăm ở Việt Nam. Người Chăm ở Ninh Thuận theo hai tôn giáo chính là Bàlamôn giáo và Hồi giáo Bàni. Hiện nay có 42.500 theo Bàlamôn giáo (người Chăm thuộc Ahier), 29.800 người theo Hồi giáo Bàni (người Chăm thuộc Awal). Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo Islam có 2.800 người, theo Tin Lành khoảng 400 người, theo Công giáo khoảng 500 người. Khác với đa số các dân tộc thiểu số khác, người Chăm ở Ninh Thuận cư trú ở đồng bằng, sống bằng nghề nông, trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi bò, dê, cừu. Dệt thổ cẩm và làm gốm thủ công là hai làng nghề lâu đời, nổi tiếng của người Chăm ở Ninh Thuận.
Văn hóa vật thể của người Chăm thể hiện ở kho tàng di sản đền tháp. Ba quần thể tháp Chăm Po Klong Garai, Po Ramé, Hòa Lai đều đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia, trong đó 2 di tích đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2021.
Văn hóa phi vật thể của người Chăm ở Ninh Thuận chồng xếp trên mình nhiều lớp văn hóa: lớp bản địa nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, tiếp biến các lớp văn hóa tôn giáo khác nhau có nguồn gốc Ấn Độ cổ đại, giao lưu tiếp biến văn hóa Trung Hoa, văn hóa người Việt, Khmer và các dân tộc thiểu số ở miền Trung - Tây Nguyên. Nhờ đó, văn hóa, văn nghệ dân gian của người
Chăm ở Ninh Thuận rất đặc sắc, phong phú, đa dạng, thể hiện trong nghệ
_____________
1. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2020.
thuật văn chương, âm nhạc, múa. Nghệ thuật kiến trúc đền tháp, phù điêu Chăm Pa là một trong ba nền kiến trúc điêu khắc phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á là Khmer, Java và Chăm Pa1.
Người Chăm có kho tàng lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, nghi lễ vòng đời đồ sộ với trên 100 lễ nghi, lễ hội quanh năm. Lễ hội Kate của người Chăm Bàlamôn đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Ramưval của người Chăm Bàni, hệ thống lễ hội Rija như Rija Nưgar, lễ hội Rija Pruang, Rija Haray, Rija Yawd và hàng trăm nghi lễ khác đang là môi trường tốt để bảo tồn văn hóa truyền thống Chăm.
c) Khái quát về văn hóa dân tộc Raglai
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở của Cục Thống kê Ninh Thuận năm 2019, người Raglai ở Việt Nam hiện có 122.245 người, cư trú ở các tỉnh Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận và Lâm Đồng), trong đó, Ninh Thuận có số dân là 58.911 người. Người Raglai mang đầy đủ những yếu tố văn hóa truyền thống của các dân tộc trong nhóm ngữ hệ Malayo Polinesien ở Việt Nam. Địa bàn rừng núi, nơi người Raglai sinh sống chính là vùng kháng chiến (Khu VI) của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ở địa bàn cực Nam Trung Bộ.
Dân tộc Raglai cư trú ở vùng đệm tiếp giáp với tộc người Êđê ở phía bắc; tộc người Churu ở phía tây; tộc người Cơho ở phía tây nam; và tộc người Chăm ở phía đông. Do đó, nền văn hóa của tộc người Raglai chịu sự tác động bởi quá trình đan xen văn hóa với các tộc người Êđê, Churu, Cơho, Chăm và người Việt. Mặc dù vậy, tộc người Raglai vẫn lưu giữ được những sắc thái văn hóa truyền thống riêng có của tộc người mình.
Văn hóa Raglai gần gũi với văn hóa các dân tộc nằm trong nhóm ngôn ngữ Malayo - Polinesien và gần với các dân tộc Tây Nguyên. Do không tiếp nhận tôn giáo nào nên tín ngưỡng của người Raglai mang đậm nét bản địa với tín ngưỡng đa thần. Kho tàng văn hóa quý giá nhất của người Raglai là các
_____________
1. Phan Quốc Anh: Giáo trình văn hóa Chăm, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.
pho sử thi đồ sộ1, có ngôn ngữ riêng và hệ thống lễ hội nông nghiệp2, nghi lễ vòng đời phong phú3, chứa đựng quan niệm về vũ trụ, nhân sinh của một dân tộc có một bề dày lịch sử văn hóa bản địa.
2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc trong phát triển bền vững tỉnh Ninh Thuận
2.1. Một số thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc ở tỉnh Ninh Thuận
Trong suốt quá trình lịch sử thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa năm 1943 về “tính dân tộc” của văn hóa, Ninh Thuận đã triển khai thực hiện các công việc về thống kê, lập hồ sơ di sản văn hóa. Đến cuối năm 2022, tỉnh Ninh Thuận có 239 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê; 65 di sản văn hóa đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp”4. Trong 2 năm 2021 và 2022, Ninh Thuận liên tục đón tin vui. Ngày 15/9/2021, UNESCO chính thức công nhận Vườn Quốc gia Núi Chúa là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngày 29/11/2022, Nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc của người Chăm, vừa chính thức được Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ngoài ra, Ninh Thuận có 2 di tích quốc gia đặc biệt (tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai), 18 di sản cấp quốc gia (trong đó 12 di tích cấp quốc gia, 1 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và 5 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật
_____________
1. Từ năm 2005 đến năm 2008, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận sưu tầm được 15 sử thi trong vùng đồng bào Raglai Ninh Thuận và Khánh Hòa. Hội đồng đã thẩm định được 7 pho sử thi, trong đó đã biên dịch, xuất bản 1 sử thi.
2. Trong các lễ hội nông nghiệp của người Raglai, đáng chú ý là hệ thống lễ hội Ăn đầu lúa và Mừng lúa mới. Đây là lễ hội chuyển mùa, trùng thời điểm với các lễ hội chuyển mùa các dân tộc Đông Nam Á như lễ Rija Nưgar của người Chăm, lễ hội Bunpimay của Lào, lễ Chol Chnam Thmay của người Khmer, lễ Sông kran của Thái Lan.
3. Trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Raglai, đáng chú ý là lễ bỏ mả, có nhiều nét tương đồng và dị biệt với lễ bỏ mả các dân tộc Tây Nguyên.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận: “Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị”, ngày 22/6/2022.
thể quốc gia); có 46 di tích, di sản văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh. Ninh Thuận là nơi các đền tháp Chăm vẫn gần như còn nguyên vẹn gồm: Quần thể tháp Hòa Lai (cuối thế kỷ thứ VIII), tháp Pô Klong Garai (thế kỷ XIII XIV) và tháp Po Ramé (thế kỷ XVI - XVII). Đây là những đền tháp Chăm có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo thuộc vào loại đẹp nhất của các đền tháp Chăm ở Việt Nam hiện nay. Gắn với các di tích, hằng năm, trên địa bàn tỉnh có nhiều lễ hội được tổ chức như: Lễ hội cầu ngư của ngư dân người Việt vùng biển, lễ bỏ mả của người Raglai, lễ hội Kate của người Chăm theo đạo Bàlamôn. Có thể nhận thấy, di sản văn hóa Ninh Thuận là tiềm năng, thế mạnh của Ninh Thuận trong việc xây dựng điểm đến du lịch.
2.2. Một số hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc trong phát triển bền vững tỉnh Ninh Thuận
Bên cạnh những thành tựu là cơ bản, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc trong phát triển bền vững tỉnh Ninh Thuận.
Thứ nhất, một số giá trị, đặc trưng tiêu biểu của văn hóa các dân tộc tỉnh Ninh Thuận chưa được phát huy đúng với tiềm năng, nhiều loại hình văn hóa truyền thống đang đối diện với nguy cơ mai một. Nhiều lễ hội truyền thống đang được “đơn giản” hóa. Niềm tin “tín ngưỡng” của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ đang diễn ra quá trình biến đổi mạnh mẽ.
Thứ hai, với nhiều nguyên nhân, trong đó có nguồn lực tài chính, việc đầu tư cho phát triển văn hóa còn hạn chế cả về nguồn lực kinh phí và kết cấu hạ tầng các thiết chế. Hệ thống các thiết chế văn hóa trên địa bàn từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa từ tỉnh đến cơ sở còn cầm chừng, xuất hiện hiện tượng hành chính hóa, thực hiện theo sự vụ, chưa có chiến lược, tầm nhìn, định hướng phát triển lâu dài và từng giai đoạn.
Thứ ba, hoạt động văn hóa cơ sở vẫn còn mang tính phong trào, hình thức, chạy theo thành tích, thiếu sáng tạo, chưa chú trọng việc nghiên cứu tổ chức các hoạt động văn hóa đến tính phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương, dân tộc. Chưa theo kịp sự biến đổi nhu cầu sáng tạo và thưởng thức văn hóa của người dân, nhất là lớp trẻ.
Thứ tư, việc huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia xây dựng, phát triển văn hóa còn hạn chế. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng gặp nhiều khó khăn. Văn hóa phát triển chưa tương xứng với những giá trị nội tại của nó, đồng thời cũng chưa tương xứng với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Nguyên nhân của những hạn chế phần nào do nguồn lực đầu tư tài chính cho văn hóa còn nhiều khó khăn. Ninh Thuận tuy là tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng 5 năm trở lại đây đang là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đặc biệt là năng lượng tái tạo, chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh ít nhiều có ảnh hưởng đến yếu tố “bền vững” của văn hóa trong phát triển.
3. Một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị
Trong các văn kiện của Tỉnh ủy Ninh Thuận đều đã đề ra các giải pháp thực hiện theo định hướng các nghị quyết của Đảng, Chương trình hành động của Tỉnh ủy Ninh Thuận về xây dựng và phát triển văn hóa trong việc thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Chính phủ1. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nhấn mạnh vào một số giải pháp để khắc phục những hạn chế có tính chất riêng đối với Ninh Thuận.
3.1. Giải pháp nâng cao nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững
Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên: Trong thực tế, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt vẫn coi trọng các chỉ tiêu kinh tế hơn, vì đây là những thành tích có tính chất định lượng đánh giá mức tăng trưởng GDP của tỉnh. Vì vậy, trước hết trong đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp cần quán triệt sâu kỹ tinh thần chỉ đạo của Trung ương về xây dựng, phát triển văn hóa, trong đó cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững; nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được đặt ngang với kinh tế, chính trị, xã hội; đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững.
_____________
1. Quyết định số 1909/QĐ-TTg, ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030”.
Hai là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân. Từ nhận thức của cán bộ, đảng viên, các ngành chức năng về tuyên truyền cần thông qua các phương thức tuyên truyền cho người dân hiểu và thực hiện các chủ trương, chính sách về văn hóa, hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia tích cực xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương mình, dân tộc mình.
Ba là, đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” bằng việc lồng ghép, xây dựng các chương trình, tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, văn hóa trọng đại của đất nước gắn với bản sắc văn hóa dân tộc.
3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Đầu tư ngân sách cho phát triển văn hóa. Bên cạnh việc thực hiện đầu tư phát triển văn hóa theo cơ chế chung của cả nước, riêng đối với Ninh Thuận do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa cơ bản, cần chú trọng đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa hiện nay còn khá thiếu như nhà hát, trung tâm văn hóa tỉnh, một số huyện và đặc biệt là thiết chế văn hóa cấp xã theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường kinh phí nghiên cứu khoa học văn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm và Bảo tàng tỉnh. Nghiên cứu phát triển công nghiệp văn hóa và chuyển đổi số trong các hoạt động văn hóa.
Cần có cơ sở pháp lý với cơ chế tài chính rõ ràng, thuận lợi trong công tác xã hội hóa, tăng cường hoạt động có thu đối với các đơn vị sự nghiệp văn hóa công lập.
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp có chuyên môn, chuyên ngành quản lý văn hóa. Tránh tình trạng cán bộ quản lý không đúng chuyên ngành.
Có cơ chế ưu đãi đặc thù để khuyến khích thế hệ trẻ theo học các lớp đào tạo về các loại hình nghệ thuật truyền thống để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Có chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ. Do điều kiện vị trí địa lý và hoàn cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh, việc huy động, đào tạo, sử dụng và giữ chân đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ của Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn hơn các địa phương khác. Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng là Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cần có các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ. Có chế độ ưu đãi đào tạo, đào tạo lại đối với cán bộ, diễn viên Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Ninh Thuận và con em đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh có năng khiếu trong lĩnh vực hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Có chính sách, chế độ thích đáng đối với nghệ nhân dân gian, những cá nhân và gia đình có công giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác truyền dạy nghệ thuật dân gian, dân tộc cho thế hệ trẻ.
3.4. Giải pháp gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 555/QĐ-UBND, ngày 3/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc “Phê duyệt Đề án phát triển du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Gắn các đề án, dự án phát triển du lịch với các di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới làng nghề gốm Bàu Trúc, khu dự trữ sinh quyển thế giới Vườn Quốc gia Núi Chúa, các di tích quốc gia đặc biệt như các cụm tháp Chăm Po Klong Giarai, tháp Hòa Lai. Kêu gọi các thành phần kinh tế xây dựng các làng nghề, các lễ hội dân gian, các di sản văn hóa dân tộc Chăm, Raglai thành các điểm đến du lịch và sản phẩm du lịch. Tiếp tục lập hồ sơ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đệ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia, quốc gia đặc biệt và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, quốc tế.
3.5. Một số đề xuất, kiến nghị
Đề nghị Trung ương có cơ chế chính sách đầu tư kinh phí mạnh hơn, nhiều hơn cho sự nghiệp văn hóa. Cần thống nhất toàn quốc về mô hình mẫu xây dựng các thiết chế văn hóa cơ bản đồng bộ trong cả nước như nhà hát, trung tâm văn hóa, thư viện, bảo tàng ở cấp tỉnh và các thiết chế văn hóa cấp huyện, xã.
Cần thống nhất những văn bản pháp quy thống nhất về cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý văn hóa toàn quốc. Tránh tình trạng cán bộ quản lý không đúng chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh văn hóa.
Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên tổ chức Liên hoan Làng biển Việt Nam lần thứ nhất (2011) với sự tham gia của các địa phương có biển nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian biển, đảo rất thành công. Tuy nhiên đến nay chưa tỉnh nào đăng cai tổ chức lần thứ hai. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan Làng biển Việt Nam định kỳ 3 hoặc 5 năm một lần luân phiên 28 tỉnh, thành có biển ở Việt Nam.
*
* *
Nguyên tắc “dân tộc hóa” của Đề cương văn hóa năm 1943 chứa đựng nội hàm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ninh Thuận là tỉnh nhỏ, còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội nhưng trong những năm qua đã đạt những thành tựu nhất định trong nhiệm vụ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, còn không ít những hạn chế. Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam là dịp để các cấp, các ngành, các địa phương - trong đó có Ninh Thuận - nhìn nhận, đánh giá lại việc tổ chức xây dựng sự nghiệp văn hóa và đề ra những phương hướng, giải pháp để tiếp tục sự nghiệp văn hóa trong phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Thuận.

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH VIỆT NAM: YÊU CẦU VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. TRẦN TUYẾT ÁNH*
1. Đặt vấn đề
Dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc. Gia đình Việt Nam đã xây dựng, gìn giữ và phát triển một hệ giá trị tốt đẹp về tình yêu thương, sự hiếu thuận, hòa hợp, tôn trọng, cần cù, sáng tạo, duy trì được sự gắn kết các thành viên dựa trên nền tảng tình cảm, sự thủy chung, đức hy sinh và tinh thần trách nhiệm. Các giá trị của gia đình được kết tinh và trao truyền trong đời sống nhân dân, được thừa nhận bởi pháp luật và các khế ước xã hội. Các bài ca dao, tục ngữ nói về đạo hiếu, tình nghĩa vợ chồng, anh chị em, về đức hy sinh cùng với các hương ước, quy tắc ứng xử của làng xã chính là hệ thống bảo lưu các giá trị của gia đình, cộng đồng1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm đến gia đình, xây dựng gia đình và giá trị gia đình trong xã hội mới, coi gia đình là thành tố quan trọng của sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII cũng xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực
_____________
* Vụ trưởng Vụ Gia đình.
1. Bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Luật Hồng Đức) tại điều thứ 2 ghi rõ bất hiếu là một trong “thập ác”. Bộ Luật có hai chương là Hôn nhân và Điền sản. Ngoài ra, Bộ Luật này cũng pháp điển hóa nhiều các giá trị khác về thừa kế, tặng cho, di chúc, bình đẳng giới, ứng xử trong gia đình...
con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Ngày 24/6/2021, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”. Chỉ thị nêu rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước”.
Để thực hiện được mục tiêu nói trên thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải xác lập được hệ giá trị gia đình Việt Nam trong bối cảnh phát triển của đất nước hiện nay. Từ quá khứ đến hiện tại, hệ giá trị gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Sự biến đổi này quyết định đến diện mạo và vai trò của gia đình Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử.
2. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về hệ giá trị gia đình
Năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mở ra một chương mới trong lịch sử của dân tộc. Trong Hiến pháp lần đầu tiên năm 1946, tại Điều thứ 9 đã khẳng định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” và Điều thứ 14 ghi rõ: “Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng”. Đây là những quan điểm rất tiến bộ nhằm xác lập các giá trị về quan hệ gia đình, nam nữ bình đẳng, nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
Tại Hội nghị thảo luận về Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình tháng 10/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Hiến pháp năm 1959 tiếp tục khẳng định các giá trị cốt lõi của gia đình. Cùng thời gian đó, Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình. Đây là một dấu mốc quan trọng xác lập những nguyên tắc cơ bản để bảo vệ, xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ và hạnh phúc. Các giá trị về hôn nhân tự nguyện, hạnh phúc, dân chủ trong gia đình được đề cao, xóa bỏ hôn nhân đa thê, hôn nhân sắp đặt và thiết lập một hệ giá trị mới về hôn nhân và gia đình, sự bình đẳng vợ chồng, hôn nhân dựa trên tình yêu và một vợ, một chồng.
“Điều 1: Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, trong đó mọi ngườii đoàn kết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ”.
Bên cạnh đó các Điều 12, 13, 17, 18 của Luật cũng cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của các môi quan hệ trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm yêu thương, đùm bọc, san sẻ giữa vợ chồng, cha mẹ con cái. Năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với tiêu chí xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Những tiêu chí này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được duy trì, tiếp nối trong nhiều văn bản, chính sách của ngành.
Đại hội VI của Đảng năm 1986 đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của đất nước. Những cải cách về thể chế, kinh tế, văn hóa và xã hội đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia năng động nhất trong khu vực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Kể từ Đại hội VI, gia đình được xác định là một trong các thành tố bảo đảm cho thành công của công cuộc cải cách, phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội VI khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, bảo đảm sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình”.
Trước đó, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định các giá trị gia đình, đặc biệt đề cao các yếu tố tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng, trách nhiệm của các thành viên gia đình. Điều 64 Hiến pháp năm 1980 ghi rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con”.
Dựa trên nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1980, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 1986 đã tiếp tục khẳng định các giá trị của gia đình về tuổi kết hôn hợp pháp với nam và nữ (Điều 5), hôn nhân tự nguyện (Điều 6), bình đẳng trong quan hệ vợ chồng (Điều 10), chung thủy, yêu thương (Điều 11), chăm sóc con cái (Điều 19), nghĩa vụ và quyền của con cái (Điều 21, 23) cũng như truyền thống đạo hiếu (Điều 27).
Tiếp nối tư tưởng đổi mới từ Đại hội lần VI, Đại hội VII (tháng 6/1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 đã chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa gia đình nhà trường - xã hội trong việc giáo dục, hình thành nhân cách con người. Trong đó, “gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”. Cương lĩnh cũng chỉ ra những định hướng chính sách của Nhà nước với gia đình là “phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Có thể nói, Cương lĩnh năm 1991 đã hàm chứa những giá trị cốt lõi của gia đình hạnh phúc và “no ấm, hòa thuận, tiến bộ”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998 về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã xác định, phải: “Gìn giữ và phát huy đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội..”.. Có thể thấy, Đảng ta đã xác định gia đình là nơi lưu truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, là thành trì vững chắc ngăn chặn những tệ nạn, những nọc độc văn hóa xâm nhập vào nước ta. Ông bà, cha mẹ chính là tấm gương để các con cháu noi theo. Xây dựng văn hóa trong gia đình, ứng xử văn hóa của từng thành viên trong gia đình là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Hội nhập sâu rộng và nền kinh tế thị trường và quốc tế, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặt khác, gia đình Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều tác động tiêu cực của kinh tế thị trưởng và sự biến đổi xã hội. Trong đó, sự xuống cấp của một số mối quan hệ ứng xử văn hóa trong gia đình, đạo đức gia đình, đạo đức xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, Đại hội IX của Đảng (năm 2001) tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò của gia đình đối với sự phát kinh tế xã hội, sự hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”. Như vậy, trước yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, bên cạnh những chính sách là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc thì Đảng đã khẳng định chính mỗi gia đình phải là chủ thể quan trọng nhất, gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà phải là tế bào lành mạnh, là tổ ấm thực sự của mỗi người.
Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một bước tiến quan trọng trong quan điểm của Đảng. Lần đầu tiên Ban Bí thư ra một Chỉ thị chuyên về gia đình, đề cập đến tất cả khía cạnh: thực trạng, mục tiêu, giải pháp của xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị nêu rõ cần “nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”. Tại Thông báo số 26-TB/TW ngày 9/5/2011 về việc sơ kết Chỉ thị số 49-CT/TW, Ban Bí thư đã khẳng định “xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại”.
Sau khi Chỉ thị số 49-CT/TW được ban hành, các chính sách, pháp luật về gia đình cũng được bổ sung và cụ thể hóa nhiều giá trị gia đình quan trọng. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã pháp điển hóa đầy đủ hơn các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân và gia đình. Luật Bình đẳng giới (2006) quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Luật Trẻ em (2016) cũng cụ thể hóa trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức và gia đình trong bảo đảm các quyền của trẻ em, bảo vệ giá trị con cái của gia đình.
Ngày 24/6/2021, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”. Chỉ thị nêu rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước”.
Nhìn lại lịch sử phát triển cho thấy, từ sau đổi mới, trong Nghị quyết của Đại hội lần thứ VI, VII và VIII đều khẳng định: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người”. Bước sang thế kỷ XXI, trước tình hình văn hóa ứng xử, giá trị đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp, lệch lạc, Đảng yêu cầu phải “nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”.
Sau gần 30 năm đổi mới, quan điểm của Đảng về gia đình có những thay đổi quan trọng. Tại Đại hội XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng xác định: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”. Trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng xác định: “Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp và mỗi gia đình; phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”. Quan điểm của Đảng về gia đình nhấn mạnh hơn đến chức năng và vai trò của gia đình, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống, kiểm soát, duy trì các chuẩn mực xã hội và là thành tố quan trọng của nền kinh tế.
Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư ban hành, kế thừa những quan điểm của Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/2/2005 cùng với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn khẳng định sự ổn định của gia đình chính là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Gia đình có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà cả trong việc thực hiện các chức năng xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa dân tộc. Đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, các văn bản về gia đình và công tác gia đình chưa thực sự nhấn mạnh đến vai trò then chốt của hệ giá trị gia đình. Đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng giá trị gia đình ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam hiện nay.
3. Kết luận và khuyến nghị
Trong vài thập niên qua, bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và thế giới có tốc độ chuyển đổi nhanh khiến gia đình Việt nam đứng trước những thách thức và thay đổi chưa từng có. Chung sống không kết hôn, hôn nhân xuyên biên giới, môi giới hôn nhân, mang thai hộ, làm mẹ đơn thân, quan hệ đồng giới, gia đình đa văn hóa xuất hiện nhiều hơn. Sự phân hóa của gia đình Việt Nam không chỉ diễn ra trên điều kiện kinh tế, mức sống, chi tiêu mà còn ở cả hệ giá trị, chuẩn mực, lối sống, thành các nhóm, các tầng lớp với những năng lực, nhu cầu hết sức khác nhau.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mang đến nhiều điều kiện thuận lợi để các gia đình Việt Nam tiếp cận tài chính, kiến thức, giá trị, chuẩn mực ứng xử, kỹ năng tổ chức đời sống đa dạng, phong phú. Các dịch vụ xã hội phát triển giúp ích cho gia đình thực thi các chức năng, vai trò đối với các thành viên và xã hội, thậm chí còn thay thế chúng. Mặt khác, như đã nêu ở trên, việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình lại trở nên hết sức khó khăn, mong manh và có những thay đổi theo hướng tiêu cực. Trong khi đó, những vấn đề mới nảy sinh lại chưa được quan tâm đúng mức và có chính sách phù hợp.
Sự khủng hoảng chức năng, giá trị của gia đình có mối quan hệ nhân quả với những vấn đề xã hội. Giá trị đạo đức, ứng xử trong gia đình không được duy trì, rèn giũa, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo là nhân tố dẫn đến những hành vi ứng xử lệch lạc, vi phạm pháp luật cả chính bên trong gia đình và ngoài xã hội. Những vấn đề này nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy xã hội khôn lường, nhất là sự đứt gãy về mặt giá trị, đạo đức và văn hóa truyền thống. Gia đình không thực hiện tốt các chức năng của mình sẽ khiến xã hội mất ổn định, làm mất đi động lực phát triển của đất nước.
Đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững, những giá trị như: giáo dục, đạo đức, ứng xử văn hóa gia đình, tình cảm yêu thương, chăm sóc, chia sẻ đùm bọc, động viên, khích lệ từ gia đình để giúp con người vượt qua những trở ngại, những thăng trầm của cuộc sống, là một thành tố bảo đảm cho sự gắn kết xã hội, bảo đảm cho dòng chảy phát triển bền vững của đất nước trước những thách thức, rủi ro và cũng là yếu tố đầu vào quan trọng để triển khai chính sách, thụ hưởng chính sách.
Xây dựng và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam là nền tảng vững chắc để xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người trong tình hình mới, là động lực, là mục tiêu để xây dựng quốc gia phồn thịnh, hạnh phúc như Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh1. Xây dựng gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, đó cũng chính là cơ sở để thực hiện khát vọng phát triển đất nước hùng cường và đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc với những con người Việt Nam có tầm vóc thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, hội tụ trí tuệ, tài năng, đưa nước ta hội nhập và giữ vững vị thế trên trường quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu, rà soát, đánh giá thực trạng giá trị gia đình Việt Nam để xây dựng hệ giá trị gia đình trong tình hình mới hiện nay là rất cần thiết, cấp bách. Bên cạnh đó, về mặt chính sách cũng cần triển khai nhiều mô hình, đề án, chương trình nhằm xây dựng và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới của đất nước là một vấn đề hết sức hệ trọng.
_____________
1. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

MỘT SỐ YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG
V
ăn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng để phát triển đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, phát triển văn hóa theo hướng bền vững đang đặt ra những yêu cầu mới đối với các cấp, các ngành và toàn thể dân tộc.
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa “là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc. Những tinh hoa văn hóa của một dân tộc đều là tài sản chung của nhân loại và ngược lại, những đỉnh cao của văn hóa loài người là những của báu không dành cho riêng ai”1. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, phát triển văn hóa theo hướng bền vững đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện có tính đến cả việc bảo tồn di sản văn hóa lâu dài và những yêu cầu đang thay đổi nhanh chóng của khu vực và thế giới.
Phát triển văn hóa luôn giữ một vị trí quan trọng trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ trương của Đảng
_____________
1. Dẫn theo Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.47. (Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh (trích tham luận của các đại biểu quốc tế), Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr.20-37).
gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đã trở thành tư tưởng chủ đạo cho nhiều chương trình, kế hoạch phát triển. Sự đầu tư, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của nhân dân là những nhân tố quyết định tạo ra những chuyển biến của sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người trong những năm gần đây.
1. Bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 do đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên). Bản Đề cương ra đời trong hoàn cảnh Đảng vẫn còn hoạt động bí mật, đang lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. Đề cương nêu rõ: Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật; mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động; không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả1... Bản Đề cương đề cập đến những tư tưởng lớn, đường hướng cơ bản, mang ý nghĩa khái quát cao, khoa học và có khả năng tập hợp lực lượng, thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Điểm mới nhất của nền văn hóa được xác định là phải được xây dựng trên cơ sở của một hình thái kinh tế xã hội mới do Đảng lãnh đạo, phải trở thành một “mặt trận” mà người cộng sản phải nắm lấy, lãnh đạo và bắt nó phục vụ cho cuộc cách mạng xã hội là một bước tiến về nhận thức của Đảng về văn hóa. Nền văn hóa mới “phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa” - cuộc cách mạng mà bản Đề cương hướng đến không phải dành cho một số người, một tầng lớp nào mà của toàn dân, cho toàn dân và phải do toàn thể nhân dân cùng tham gia. Bản Đề cương nêu ra ba nguyên tắc vận động cuộc vận động văn hóa nước Việt Nam là dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Thực chất là ba tính chất: văn hóa gắn với truyền thống dân tộc, thuộc về nhân dân và thấm nhuần tinh thần khoa học như ba trụ cột cơ bản, bảo đảm cho văn
_____________
1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.11-13.
hóa Việt Nam phát triển. Những phương châm này, cho đến nay vẫn chứng tỏ tính chất đúng đắn trong đời sống. Vì vậy, bản Đề cương có tác dụng định hướng cả về hướng đi, cách thức xây dựng và hoạt động, nên có tác dụng lâu dài với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Nhìn chung, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về lĩnh vực văn hóa, là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, không những chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam mà còn tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi”1 trong công cuộc xây dựng và phát triển một nước Việt Nam “hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”2 và vì “hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045”3.
2. Kể từ khi Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 được công bố, trên lĩnh vực văn hóa đến nay đất nước đã có những thành tựu, kết quả quan trọng. Từ ba nguyên tắc lớn: dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa trong Đề cương văn hóa để phát triển nền văn hóa truyền thống lên một tầm cao mới, đến nay: dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới thấm đẫm tinh thần yêu nước với lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó là sức mạnh của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua quá trình nhận thức sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn của Đảng trong lĩnh vực văn hóa, được thể hiện qua những văn kiện cụ thể, tiêu biểu:
Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất khai mạc tại Nhà hát thành phố Hà Nội, ngày 24/11/1946. Hơn 200 nhà hoạt động văn hóa đại diện cho phong trào văn hóa toàn quốc và đại diện Chính phủ, Ủy ban Thường trực Quốc hội
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.1, tr.XXV.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.614.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.9.
đã đến dự. Hội nghị đã bầu ra Ủy ban Văn hóa toàn quốc gồm 15 ủy viên chính thức và 5 ủy viên dự khuyết1.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai được tổ chức tại Phú Thọ, từ ngày 16 đến ngày 20/7/1948. Mục tiêu của Hội nghị là vạch ra đường lối, nhiệm vụ và phương châm công tác văn hóa; đoàn kết những nhà hoạt động văn hóa thành một mặt trận nhằm động viên các hoạt động văn hóa, văn nghệ kháng chiến, góp phần xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam. Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai đánh dấu một bước tiến quan trọng của phong trào văn hóa nước ta. Báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trình bày tại Hội nghị của Đảng đã xác định rõ đường lối, phương châm văn hóa của Đảng đặt nền tảng cho mặt trận thống nhất văn hóa Việt Nam, đồng thời xác định nhiệm vụ chân chính của những người làm công tác văn hóa trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc2.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc - triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào sáng 24/11/2021, tại phòng họp Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội (Hà Nội). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Trung ương (tại Nhà Quốc hội) đến 63 tỉnh thành và mở rộng đến các xã, phường, thị trấn. Tại Hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gửi đi thông điệp cả về đối nội và đối ngoại, khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 có một ý nghĩa rất quan trọng, là diễn đàn để lắng nghe và là dịp cổ vũ, động viên các các nhà văn hóa, trí thức, văn
_____________
1, 2. Xem Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2009, t.3, tr.176.
nghệ sĩ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước, tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã tiến hành đổi mới đồng bộ và toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Riêng về lĩnh vực văn hóa, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị rất quan trọng để tập trung xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu đã đạt được về lĩnh vực văn hóa những năm đầu thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt, và đặc biệt là Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là những nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.
Tiếp đó là Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong Nghị quyết này, Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu; đồng thời, bổ sung, nhấn mạnh một số vấn đề mới, khẳng định mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ của văn hóa.
Tiếp tục triển khai những nhiệm vụ phát triển nền văn hóa Việt Nam Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành: Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (năm 2021), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần và định hướng: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh những kết quả đạt được: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn; những thành tựu nổi bật cần khẳng định là nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa có bước khởi sắc. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hóa, lối sống được chú trọng. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được biểu dương, lan toả vào đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, bất cập: văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước; vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người; môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền còn lớn. Đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn; nhiều di sản văn hóa quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao... Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới.
Những yếu kém, bất cập nêu trên chậm được giải quyết mặc dù đã được nhắc đi, nhắc lại trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Sự yếu kém, khuyết điểm này đã gây hệ lụy, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hóa của chúng ta.
3. Đứng trước sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cũng sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp hơn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hóa số... vừa đem lại những cơ hội, vừa tạo ra thách thức mới trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, đặc biệt những ngày gần đây vấn đề công nghệ ChatGPT1 - chatbot trí tuệ nhân tạo có mặt tại Việt Nam đang
_____________
1. ChatGPT là ứng dụng AI phát triển từ mô hình GPT-3.5 của công ty OpenAL - công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại San Fracisco, Hoa Kỳ, do Samuel H. Altman sáng lập.
tạo ra nhiều ý kiến tranh luận, trong tương lai có khả năng sẽ tác động nhiều đến sự phát triển của xã hội, trong đó có cả văn hóa. Đồng thời, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức của an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, nhất là sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, lũ lụt,... ngày càng xảy ra dày hơn và nghiêm trọng hơn, và đặc biệt là dịch bệnh, vì thế cần phải có những biện pháp đối phó, thích ứng và sống cùng đại dịch Covid-19, vừa bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh phát triển kinh tế, chính trị, thì phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Trong các văn kiện đại hội Đảng, đây là lần đầu tiên Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược. Văn kiện Đại hội XIII đã nhấn mạnh: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số...”1; “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị về nền văn hóa, con người Việt Nam... Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”2.
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới cần có tư duy đột phá. Đó là tư duy mới về mối quan hệ giữa phát triển văn hóa với tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa với phát triển con người, phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực; giữa phát triển văn hóa, con người với phát triển kinh tế - xã hội - môi trường... Do đó, trong bối cảnh mới để phát triển văn hóa theo hướng bền vững cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cách thức quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng,
_____________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.202, 34.
phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng, phát triển văn hóa từ trung ương đến cơ sở. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng hài hòa, vừa bảo đảm để văn hóa phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa bằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, nghệ thuật, quyền tác giả và các quyền khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, cần phải phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống tinh thần phong phú, hài hòa các mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với môi trường văn hóa và thiên nhiên. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa vui tươi, lành mạnh, hạnh phúc; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền của đất nước. Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh.
Thứ ba, phải xây dựng con người Việt Nam toàn diện, có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự cường dân tộc, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tinh thần làm chủ, có ý chí vượt qua khó khăn, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, trung thực, nhân ái, tình nghĩa, tôn trọng pháp luật, vươn tới các giá trị chân thiện - mỹ; chăm chỉ lao động, luôn chịu khó, tìm tòi cải tiến, sáng tạo nâng cao năng suất lao động... phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền; phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, bảo đảm sự công bằng...
Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với việc giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo.
Thứ tư, cần phải xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới. Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng đối với đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa.
Thứ năm, cần thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá có thể giúp bảo đảm rằng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đang hướng tới việc bảo tồn và phát huy văn hóa, đồng thời đạt được các kết quả mong muốn. Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm.
Thứ sáu, để phát triển văn hóa theo hướng bền vững cần có đủ nguồn lực và kinh phí. Chú trọng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa, tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, con người. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Như vậy, kể từ khi Đề cương về văn hóa Việt Nam được công bố đến nay, nhận thức về nền văn hóa của Việt Nam trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước của Đảng ta ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc quan tâm chú trọng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, đồng thời nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nền văn hóa Việt Nam phát triển theo hướng bền vững cần phải thực hiện một số yêu cầu như trên là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đó là nền tảng cho một nền văn hóa vừa có thể bảo tồn di sản, vừa đáp ứng yêu cầu thay đổi của một thế giới đang đổi thay nhanh chóng.

“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM”
VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
T
háng 2/1943, tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng, trong vấn đề “chuẩn bị khởi nghĩa”, Đảng đã nêu rõ tầm quan trọng của công tác vận động văn hóa: “Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc chống lại văn hóa phát xít”1. Trên tinh thần đó, Đảng đã đưa ra bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo. Bản Đề cương đã khẳng định tầm quan trọng của cách mạng văn hóa trong mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng văn hóa và cách mạng chính trị: “a) Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động. b) Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa. c) Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả”2.
Đề cương nêu rõ nhiệm vụ của các nhà văn hóa yêu nước Việt Nam là chống lại các trào lưu văn hóa phi vô sản, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới dựa trên ba nguyên tắc là:
“a) Dân tộc hóa (chống lại mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập).
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.301.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.12-13.
b) Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản
lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng).
c) Khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa
học, phản tiến bộ)”1.
Ba nguyên tắc mà bản Đề cương về văn hóa Việt Nam nêu ra ngắn gọn, súc tích, vừa đề cập đến hiện trạng nền văn hóa dân tộc, vừa chỉ ra đường hướng xây dựng, phát triển nền văn hóa mới. Đó là nền văn hóa được xây dựng từ sức sáng tạo bền bỉ của nhân dân; nền văn hóa thuộc về nhân dân, do nhân dân là chủ thể sáng tạo, trao truyền và gìn giữ, phát huy. Nền văn hóa đó phải bám rễ vào cội nguồn lịch sử, không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để bồi đắp và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng phong phú, giàu đẹp... Ba nguyên tắc đã trở thành phương châm, mục tiêu hành động, là quan điểm xuyên suốt trong quá trình cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam.
Trong gần 80 năm qua, nhiều định hướng quan trọng của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung, phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII là văn kiện tiêu biểu nhất. Nghị quyết đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Văn hóa là một mặt trận; xây dựng, phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Tại Đại hội XIII năm 2021, Đảng ta tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh định hướng phát triển nền văn hóa Việt Nam là: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”2. Với quan điểm con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển, lấy
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Sđd, tr.23-24.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.115-116.
giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”1.
Trong nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu: “Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội”2.
Trên tinh thần coi việc xây dựng con người Việt Nam mới phát triển toàn diện, gắn kết cộng đồng và hướng về cơ sở, Đảng ta coi việc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn cũng như xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người Việt Nam mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu rõ: “Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội”3 .
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần lượt phát động và triển khai các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và hiện nay là “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thực hiện đường lối của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”,
_____________
1, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.110, 172.
2. Nguyễn Phú Trọng: Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Báo Nhân Dân, ngày 25/11/2021, tr.2-3.
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã đem lại hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt của đời sống xã hội, thể hiện tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và tham gia tích cực. Cuộc vận động đã được các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể quan tâm hưởng ứng và thường xuyên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc đã tạo nên sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Thực hiện chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ phát động; kế thừa và phát huy kết quả 20 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (1995-2015) và 15 năm cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” (2000-2015), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động, triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Được sự quan tâm lãnh đạo kịp thời của Đảng, phối hợp của Chính phủ và cấp ủy, chính quyền các địa phương, cuộc vận động nhanh chóng được tổ chức triển khai sâu rộng đến cơ sở. Với phương châm lấy sức dân để chăm lo cho đời sống nhân dân, Ủy ban Mặt trận các cấp đã chủ trì hiệp thương, phối hợp với các tổ chức thành viên vận động nhân dân huy động nguồn lực, hiến đất, hiến công xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng các cộng đồng dân cư văn minh và hạnh phúc.
Ngày 7/10/2016, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ đã ký kết Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CPĐCTUBTWMTTQVN về “Phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Ngày 15/12/2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh””.
Điểm nổi bật là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở nhiều địa phương tập trung chỉ đạo điểm và phát triển rộng khắp các mô hình nhân dân tự quản, xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu; tích cực lồng ghép tuyên tuyền, vận động bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... trong các nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới, một số tổ chức thành viên triển khai hỗ trợ vốn, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho đoàn viên, hội viên tham gia hợp tác xã kiểu mới. Các tổ chức thành viên là những tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức các phong trào, cuộc vận động, chương trình, hoạt động cụ thể hóa các nội dung cuộc vận động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đẩy mạnh phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Hội Nông dân Việt Nam tổ chức phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, phong trào “Cựu chiến binh hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn mới”, “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”... Thông qua các phong trào đã động viên, khuyến khích các hội viên, đoàn viên tham gia hiến đất, góp sức, góp của trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời, xây dựng được nhiều mô hình tự quản là các tổ, nhóm, câu lạc bộ trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, an ninh - trật tự, an toàn giao thông, hòa giải, bảo vệ môi trường...; xây dựng các mô hình, sản xuất, kinh tế, các trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp... động viên tinh thần vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trong nhân dân, qua đó bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, văn minh, hiện đại hơn.
Mặt trận và các tổ chức thành viên đã tích cực vận động nhân dân tham gia thực hiện tiêu chí về môi trường, một tiêu chí khó đạt được của hầu hết các địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Bằng các mô hình, Mặt trận đã hướng dẫn nhân dân thực hiện các nội dung cụ thể: phân loại rác tại nguồn, thu gom rác thải đúng quy định, tham gia các hoạt động phát quang đường

làng, ngõ xóm, trồng hoa ven đường... góp phần làm cho môi trường sống nông thôn ngày càng trong sạch, cảnh quan nông thôn ngày càng khởi sắc.
Giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn cũng là nội dung được Mặt trận và các tổ chức thành viên luôn quan tâm. Mặt trận đã thường xuyên tuyên truyền các quy định pháp luật cho nhân dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; thông qua tổ hòa giải cơ sở, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã hỗ trợ nhân dân giải quyết các bất hòa trong cộng đồng, xây dựng khu dân cư hòa thuận, đoàn kết...
Cùng với việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động, Mặt trận các cấp đã hướng dẫn nhân dân tham gia giám sát, phát huy vai trò của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc giám sát các nội dung, dự án đầu tư xây dựng nông nghiệp, nông thôn. Các hoạt động giám sát trong nông nghiệp, nông thôn nổi bật như: giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giám sát bảo vệ môi trường; xây dựng kết cấu hạ tầng; giám sát nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhất là nguồn lực do nhân dân đóng góp và Nhà nước đầu tư; giám sát về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; việc thực hiện chính sách hỗ trợ giá, giống, vốn, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; giám sát xây dựng các công trình dân sinh; bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng; chính sách hỗ trợ, ưu đãi nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân nghèo; xây dựng và quản lý quỹ hỗ trợ nông dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thường xuyên nắm bắt, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp, chủ động đăng ký với cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát theo chuyên đề. Thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia giám sát trong xây dựng nông thôn mới như thực hiện các công trình phúc lợi, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; có cơ chế hỗ trợ và huy động nhân dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, dồn điền đổi thửa... Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tích cực tuyên truyền cho cán bộ, bà con nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai phạm, bất cập với cấp có thẩm quyền và các cơ quan chức năng về những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn.
Về việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 122/HD-MTTW-BTT ngày 29/1/2019 (thay thế Hướng dẫn số 78/HD-MTTW-BTT, ngày 24/4/2017) về nội dung, cách thức, quy trình lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện, cấp xã; xây dựng phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân. Việc đánh giá sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới là một trong những kênh thông tin quan trọng để giúp cho cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng đánh giá, kiểm chứng đối với kết quả xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương, cơ sở. Việc tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới cơ bản bước đầu đã thể hiện được ý chí, nguyện vọng và sự tham gia, giám sát của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Báo cáo tổng hợp ý kiến người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là một trong những căn cứ quan trọng, cần thiết để hội đồng thẩm định nông thôn mới các cấp xem xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của xã, huyện.
Tại các địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành đã tổ chức vận động, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình; xây dựng nông thôn mới thông qua các mô hình như: “Khu dân cư thực hiện hài hoà xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường”, “Khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Mỗi khu dân cư hỗ trợ một hộ nghèo sản xuất kinh doanh thoát nghèo bền vững”, “Khu dân cư đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”, “Khu dân cư kiểu mẫu”, “Thôn kiểu mẫu nông thôn mới”, “Nông thôn mới, ánh sáng văn minh”, “Thắp sáng đường quê”, “Khu dân cư thân thiện với môi trường”...
Điểm nổi bật trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đó là Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, hiến công để xây dựng giao thông nông thôn và các công trình dân sinh ở nông thôn; bước đầu thực hiện có hiệu quả công tác giám sát xã hội xây dựng nông thôn mới, nhất là giám sát thông qua đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng thông thôn mới, giám sát các nguồn lực xây dựng nông thôn... đã phát huy tinh thần dân chủ trong xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Riêng trong nhiệm kỳ 2014-2019, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã vận động nhân dân tự nguyện đóng góp hàng nghìn tỷ đồng, hiến trên 15 triệu m2 đất để xây dựng đường giao thông và các công trình dân sinh; cả nước đã có trên 17,8 triệu hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, trên 57,7 nghìn khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng đô thị văn minh, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng đô thị văn minh thông qua các hoạt động như: xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực đô thị, xây dựng khu dân cư, tuyến đường, tuyến phố văn hóa; xây dựng các mô hình tự quản về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường; xây dựng nếp sống văn hóa trong kinh doanh, ứng xử, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện việc quy hoạch và chỉnh trang đô thị... Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện tốt nội dung này. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã phát động phong trào “Năm văn minh đô thị” được triển khai đến từng địa bàn, khu dân cư trong thành phố với các nội dung, tiêu chí cụ thể. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng thực hiện tốt công tác chỉnh trang, quy hoạch đô thị; xây dựng các tuyến đường văn minh, sạch đẹp theo hình thức: chính quyền thực hiện hỗ trợ xi măng, gạch lát vỉa hè, Mặt trận Tổ quốc các cấp tham gia vận động nhân dân đóng góp vật tư, tiền công, hiến đất để cải tạo, mở rộng, chỉnh trang đường, ngõ đô thị... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành khác đã triển khai Đề án xây dựng văn hóa, văn minh đô thị với mục tiêu phấn đấu các xã, phường không có quảng cáo rác, các hộ gia đình bảo đảm vệ sinh môi trường, tuyến phố đạt chuẩn tuyến phố văn minh...
Các kết quả trên đã minh chứng sự đồng thuận và đồng lòng của nhân dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; đồng thời, thể hiện sự hưởng ứng tích cực của nhân dân đối với các phong trào, các cuộc vận động do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động. Như vậy, có thể khẳng định cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được triển khai đồng bộ với nhiều mô hình, sáng kiến của Mặt trận góp phần thiết thực hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương; góp phần hình thành phong trào thi đua xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Thông qua cuộc vận động đã phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh của toàn dân và sự chung sức của cả hệ thống chính trị thông qua sự vào cuộc trực tiếp của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và người dân.
Vấn đề “nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội” được thể hiện ở Chương trình vận động chăm lo, giúp đỡ người nghèo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phương thức vận động, giúp đỡ có nhiều đổi mới, trong đó Mặt trận vừa vận động các nguồn lực vào Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, vừa hướng dẫn, kết nối để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trực tiếp triển khai hỗ trợ người nghèo và các địa phương; chủ trì hiệp thương để mỗi đoàn thể chính trị - xã hội nhận giúp đỡ các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững theo địa chỉ cụ thể. Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, hằng năm Mặt trận chủ trì phát động tháng cao điểm “Vì người nghèo” và phối hợp tổ chức chương trình truyền hình, phát thanh trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo”, qua đó kêu gọi, khơi dậy những tấm lòng nhân ái, nhiều nghĩa cử cao đẹp chung tay giúp đỡ người nghèo.
Thông qua thực hiện Quỹ “Vì người nghèo” và công tác an sinh xã hội, riêng trong 10 năm (2009-2019), Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp đã vận động được 12.933 tỷ đồng; vận động an sinh xã hội được 41.828 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa được 818.066 nhà đại đoàn kết, tạo thêm nguồn lực giúp cho nhiều hộ nghèo thoát nghèo, có nhà ở, ổn định cuộc sống. Công tác cứu trợ được Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm thực hiện kịp thời. Hằng năm, khi thiên tai bão lũ xảy ra, đối với những đợt thiên tai nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề về người và của ở các địa phương, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra lời kêu gọi vận động ủng hộ; kịp thời đi thăm hỏi, động viên, cứu trợ trực tiếp đến địa phương và nhân dân vùng bị thiệt hại, giúp họ ổn định cuộc sống. Trong 10 năm, Ban Cứu trợ các cấp đã vận động phân bổ hàng nghìn tỷ đồng giúp đỡ các địa phương và người dân bị thiên tai (riêng Quỹ cứu trợ Trung ương vận động tiếp nhận được 240,748 tỷ đồng, phân bổ 185,948 tỷ đồng đến các địa phương bị thiệt hại do mưa, lũ gây ra).
Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc đã có nhiều chương trình hoạt động, kêu gọi, vận động xã hội chăm lo, giúp đỡ đoàn viên, hội viên, như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động “Xuân đoàn kết - Tết biên cương”; thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, phụ nữ nghèo; tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó... Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Mừng Xuân, ơn Đảng” gắn với chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình, trao tặng Nhà “Mái ấm Công đoàn”. Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức Ngày hội gói bánh tết tặng hộ nghèo, nuôi “Heo đất, heo nhựa” xây dựng quỹ nghĩa tình đồng đội. Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam vận động ủng hộ hàng triệu lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo và các đối tượng khó khăn, yếu thế; xây dựng và sửa chữa hàng nghìn ngôi nhà tình thương. Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng nhà tình nghĩa, tiền và hiện vật hàng chục tỷ đồng cho các gia đình bị khó khăn và ảnh hưởng thiên tai, bão lũ; trao tặng quà thân nhân, gia đình các nhà báo liệt sĩ, thương binh. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, tổ chức hàng trăm Phiên chợ Nhân đạo tại hầu hết các tỉnh, thành phố; xây dựng hàng nghìn Nhà Chữ thập đỏ, công trình nhân đạo với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro, hoạn nạn. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vận động các doanh nghiệp, các cá nhân ủng hộ; xây dựng các dự án hỗ trợ nạn nhân một cách bền vững. Hội Cựu chiến binh Việt Nam vận động xây dựng hàng nghìn Nhà nghĩa tình đồng đội, Nhà tình nghĩa cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn,...
Hằng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên thường xuyên tổ chức thăm hỏi, chăm lo các gia đình chính sách, nhất là vào các dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Ủy ban Mặt trận đã chủ trì vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”; các tổ chức thành viên có nhiều hoạt động thiết thực trợ giúp thương binh, gia đình liệt sĩ, cựu thanh niên xung phong và người có công với cách mạng; tổ chức các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, hoạt động về nguồn, giúp đỡ đồng đội...

Đánh giá về vấn đề này, trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hóa, lối sống được chú trọng. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được biểu dương, lan tỏa vào đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung”1.
Như vậy, 80 năm đã trôi qua, Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi” trong công cuộc xây dựng và phát triển một nước Việt Nam “hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh”.
_____________
1. Nguyễn Phú Trọng: Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tlđd, tr.2-3.
THẾ HỆ TRẺ THAM GIA BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC
DỰA TRÊN GIÁ TRỊ CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM”
TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Đ
ề cương về văn hóa Việt Nam ra đời vào tháng 2/1943 đã vạch ra nhiệm vụ trước mắt của các nhà văn hóa yêu nước Việt Nam là phải chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, lạc hậu, nô dịch, văn hóa ngu dân; xây dựng nền văn hóa dân chủ mới với ba tính chất “dân tộc - đại chúng khoa học”; đề cương văn hóa nêu ra phương hướng chung của cách mạng văn hóa Việt Nam, vị trí của văn hóa Việt Nam, vị trí của văn hóa trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho thanh niên, sinh viên và giới trí thức, các văn nghệ sĩ thấy được ngoài sứ mệnh giải phóng dân tộc, còn là sứ mệnh giải phóng văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới. Những luận điểm đầy tính thuyết phục trong Đề cương đã có sức mạnh thức tỉnh và tập hợp rộng lớn giới trí thức Việt Nam vào sự nghiệp cứu quốc dưới ngọn cờ của Đảng. Đảng chỉ cho họ đâu là lối thoát, muốn giải phóng trí thức, phải giải phóng dân tộc; giải phóng dân tộc là giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển một cách tự chủ theo hướng tiến bộ. Đề cương văn hóa là ngọn đuốc soi đường trong quá trình hoạt động văn hóa, văn nghệ; khơi dậy và hun đúc lòng yêu nước, truyền thống văn hóa dân tộc, tạo thành sức mạnh nội sinh to lớn thúc giục mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn vững niềm tin sắt son với con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta làm nên những chiến công vĩ đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước trước kia, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế ngày nay.
1. Phát huy giá trị của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ trong thời gian qua
Có thể nói từ sau Đề cương văn hóa năm 1943; Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 28/11/1987 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới”. Văn hóa - văn nghệ trong cơ chế thị trường; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991; đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) về văn hóa là những văn kiện chuyên đề văn hóa đầu tiên của Đảng, đặt ra chiến lược phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực và mục tiêu của sự phát triển, đó là tất cả vì mục con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên; đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc; lòng nhân ái, khoản dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.
Trong giai đoạn mới, để tiếp tục phát huy những giá trị của Đề cương văn hóa, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ quan trọng là xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có ý thức công dân, biết xử lý hài hòa lợi ích của bản thân trong lợi ích chung của tập thể, cộng đồng; có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng; có tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động giỏi; có văn hóa và sống tình nghĩa; có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh; giàu nhiệt huyết sáng tạo và tinh thần tình nguyện. Người thanh niên của thời kỳ mới phải vừa biết giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hóa tốt đẹp của dân tộc, vừa biết làm giàu văn hóa dân tộc bằng những giá trị, những tinh hoa văn hóa nhân loại, là hiện thân tiêu biểu của các giá trị văn hóa Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu đó, thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp và đem lại những hiệu quả tích cực.

Thứ nhất, tăng cường giáo dục thanh niên ý thức trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc. Các cấp bộ đoàn đã định hướng xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, nền tảng là những giá trị, đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam với những giá trị cốt lõi “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”1. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn đã chú trọng nâng cao lòng tự hào dân tộc thông qua các hoạt động giáo dục truyền thống, nhất là nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương, đất nước. Trong thời gian qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống; xây dựng các ấn phẩm hiện đại, ngắn gọn, thu hút để giới thiệu về các ngày lễ, các sự kiện lớn; tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối cách mạng với hình thức mới mẻ, hấp dẫn2; hàng loạt các ấn phẩm truyền thông hiện đại video đồ họa, megastory, infographic... tái hiện lại các chiến thắng vĩ đại của dân tộc; những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước, địa phương; các tấm gương anh hùng dân tộc, tấm gương tiêu biểu được ra đời, lan tỏa trong đời sống đoàn viên thanh niên; những đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, nối tiếp nhau hay chuỗi hoạt động về nguồn, thăm quan các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ ngày càng hấp dẫn thanh niên, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi hưởng ứng.
Thứ hai, tổ chức để thanh niên tham gia bảo tồn các di sản văn hóa, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua các hoạt động tham gia tu sửa, tôn tạo, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương; chỉnh trang khuôn viên các tượng đài, nghĩa trang, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ. Các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO vinh danh là di sản thế giới, các công trình, sản phẩm...
_____________
1. Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới” với ba tiêu chí nền tảng “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn” và 12 tiêu chí cụ thể: (1) Có lý tưởng cách mạng; (2) Bản lĩnh vững vàng; (3) Giàu lòng yêu nước; (4) Đạo đức trong sáng; (5) Lối sống văn hóa; (6) Tuân thủ pháp luật; (7) Tiên phong hành động; (8) Sáng tạo không ngừng; (9) Học tập liên tục; (10) Có sức khỏe tốt; (11) Kỹ năng phù hợp; (12) Khát vọng vươn lên.
2. Như các cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến: Tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; cuộc thi “Ánh sáng soi đường” tìm hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tự hào Việt Nam” và “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”; tìm hiểu truyền thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các cuộc thi tương tác trực tuyến về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Các cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển...
được xếp hạng di tích lịch sử, di tích văn hóa các cấp đều được tổ chức Đoàn, Hội, Đội tham gia bảo tồn, gìn giữ và phát huy một cách tích cực thông qua các đội, nhóm, câu lạc bộ văn hóa dân gian, nghệ thuật cổ truyền, võ cổ truyền... trong và ngoài nhà trường1; huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư vào hoạt động bảo tồn, giữ gìn cảnh quan môi trường các di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hóa...
Thư ba, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa, di tích lịch sử, cách mạng của quê hương, đất nước thông qua các hoạt động về nguồn, hành trình đến với địa chỉ đỏ; vận động thanh thiếu nhi hát quốc ca tại các địa chỉ đỏ; đăng tải các video clip giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hóa... của địa phương bằng tiếng Việt và tiếng Anh; thành lập các câu lạc bộ, đội hình tình nguyện hướng dẫn du lịch, giới thiệu danh lam, danh thắng, di sản văn hóa truyền thống của địa phương2; tận dụng ưu thế của không gian mạng trong giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ và các phong trào của đoàn, ngày càng nhiều những ca sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà làm phim là cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi được phát hiện thông qua các trang mạng xã hội, tự công bố và khẳng định mình trên không gian mạng; ứng dụng truyền thông số trong các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống; đưa âm nhạc dân gian dân tộc đến gần với thanh thiếu nhi qua các MV ca nhạc; hay số hóa các địa điểm di tích giúp thanh niên được tiếp cận dễ dàng hơn về nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của các địa danh, địa chỉ đỏ.
_____________
1. Yên Bái: Mô hình “Giờ ra chơi với các làn điệu dân tộc, điệu nhảy tập thể trong trường học” tại các trường học tỉnh Yên Bái; Phú Thọ: gần 90% liên đội Trường Tiểu học ở thành phố Việt Trì đưa hát Xoan vào giảng dạy và 1 buổi ngoại khóa giao lưu với các nghệ nhân hát Xoan; Bắc Ninh: dạy hát dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các Liên đội và cấp trung học phổ thông; Thừa Thiên Huế: đưa bộ môn múa cung đình vào chương trình cho học sinh khối 4 và 5 học tập; Hà Tĩnh: tổ chức nhiều buổi ngoại khóa hướng dẫn các em tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa của dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, mời các nghệ nhân về biểu diễn và truyền dạy.
2. Hà Nội: Thành lập câu lạc bộ Văn hóa trẻ, Nét đẹp Tràng An, Tôi yêu Hà Nội, đội hình tình nguyện “Hỗ trợ Du lịch Thăng Long - Hà Nội” gồm 300 thành viên; Đồng Tháp: Thành lập câu lạc bộ Nhiếp ảnh trẻ tỉnh Đồng Tháp, câu lạc bộ Trải nghiệm huyện Cao Lãnh, duy trì hiệu quả các mô hình đoàn thanh niên tham gia thực hiện Đề án Phát triển du lịch của tỉnh; Bến Tre: chiến dịch “Bến Tre trong tôi” với các hoạt động như: lập ngân hàng ý tưởng, sáng kiến Bến Tre năm 2045, viết về gương Người Bến Tre trong cuộc sống, giới thiệu về các địa điểm di tích, lịch sử, văn hóa, truyền thống của Bến Tre...
Thứ tư, quan tâm chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho các đối tượng thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, thanh niên công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp; tích cực phối hợp cùng ngành văn hóa xóa các “điểm trắng” văn hóa ở các địa bàn khó khăn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, phát triển kinh tế, chăm lo thanh, thiếu niên nghèo, đối tượng chính sách, người cao tuổi neo đơn... được tổ chức thường xuyên, liên tục. Nhiều hoạt động thể thao, văn hóa đã thực sự trở thành ngày hội của tuổi trẻ, như: Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; Ngày hội “Thiếu nhi vui, khỏe”... Qua đó, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao sức khỏe và đời sống văn hóa tinh thần cho thanh, thiếu niên.
2. Tuổi trẻ tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi giá trị văn hóa thành sức mạnh nội sinh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa
Tiếp thu tinh thần Đề cương văn hóa trong thời kỳ mới, để văn hóa thực sự là động lực của sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư mạnh mẽ vào văn hóa, góp phần đưa văn hóa thực sự trở thành “sức mạnh mềm” cho sự phát triển của đất nước. Từ năm 2016, khi Chính phủ ban hành một chiến lược toàn diện về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là những tư tưởng chỉ đạo trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của thế giới, chúng ta đã từng bước định hình công nghiệp văn hóa với 12 ngành chủ chốt: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công, mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa và đã có những thành quả nhất định. Từ đó, chúng ta đã và đang phát triển được rất nhiều sản phẩm văn hóa mang lại giá trị cao, đặc biệt là trên các nền tảng số, rất nhiều trong số đó là của những bạn trẻ.
Ngày càng nhiều sản phẩm văn hóa “made in Việt Nam” đang được phát triển mạnh mẽ trên nhiều nền tảng, nhất là công nghệ số, tạo dựng được niềm tin, sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Tiêu biểu như: Các sản phẩm điện ảnh, phim truyền hình, phim ngắn, nhiều bộ phim truyền hình ăn khách, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, lối sống của người Việt đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn, chiếm lĩnh “giờ vàng” vốn trước đây thuộc về các tác phẩm điện ảnh nước ngoài và đã nhận được sự hưởng ứng của khán giả. Trên mạng xã hội ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm dạng phim ngắn, serie phim ngắn, phim sitcom do các bạn trẻ sản xuất với những tình huống thú vị, mang lại những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Những sản phẩm phim đồ họa 3D, 4D, phim hoạt hình giới thiệu về các triều đại lịch sử của dân tộc; về các phong tục, tập quán, lễ hội Việt Nam; các video trải nghiệm văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực1. Những người trẻ Việt với thế mạnh về ngoại ngữ, khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy, đã chọn cách lập các kênh truyền thông trên Youtube, Tiktok, Facebook, Instagram... nhằm xây dựng nội dung quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế2.
Từ sở thích, đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, ngày càng có nhiều thanh niên tham gia vào việc phục dựng, sáng tạo những giá trị văn hóa từ di sản của cha ông để lại; tạo ra không ít dự án, sản phẩm thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế; từ đó, góp phần lan tỏa sự quan tâm, niềm yêu mến của cộng đồng đối với vẻ đẹp của nghệ thuật dân tộc3. Thông qua đó, không chỉ góp phần quảng bá những giá trị văn hóa của Việt Nam trên trường thế giới, mà còn tạo nên những giá trị kinh tế to lớn từ những sản phẩm văn hóa. Tận dụng những công cụ có sẵn trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều
_____________
1. Có thể kể đến như Youtuber Quang Linh Vlog, chàng trai trẻ đã lan tỏa những giá trị văn hóa con người Việt Nam tại châu Phi; TikToker Phạm Thị Thủy Tiên, người kể chuyện lịch sử qua từng nét vẽ; Nhóm Vietnam Centre đưa cuốn sách ảnh trang phục thời Lê sơ - “Dệt nên triều đại” vào các thư viện của Đại học Quốc gia Úc; Đinh Võ Hoài Phương với trang Vlog về du lịch và ẩm thực khoai lang, Challenge me - Hãy thách thức tôi, Chan La Cà...
2. Đó là các dự án của nhóm Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương. Kênh Youtube của Nguyễn Khánh Vương Anh giới thiệu về ẩm thực Việt. Sunny Vietnam giới thiệu nhiều clip về văn hóa - du lịch đặc sắc.
3. Tiêu biểu như: “Trường ca kịch viện” - một dự án “Ca kịch” do một nhóm học sinh đến từ các trường trung học phổ thông thực hiện từ năm 2019 với nhiều hoạt động bài bản, với mong muốn quảng bá, đưa nghệ thuật truyền thống đến gần với công chúng, nhất là các bạn trẻ. Dự án phục dựng lại trang phục cổ, đồ trang sức, nội thất truyền thống từ doanh nghiệp trẻ Ỷ Vân Hiên.
bạn trẻ đã xây dựng và thành công với việc quảng bá nhiều sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương trên không gian mạng1. Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên Việt Nam dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ để cải tiến đặc sản địa phương, cũng như khởi nghiệp từ văn hóa, du lịch trên chính quê hương mình2 ...
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hoạt động tạo môi trường cho thanh niên tham gia vào quá trình chuyển đổi giá trị văn hóa thành sức mạnh nội sinh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, như tổ chức các cuộc thi ý tưởng sáng tạo thanh niên khởi nghiệp; thúc đẩy và tạo môi trường để thanh niên khởi nghiệp, nhất là trong lĩnh vực văn hóa; tổ chức Diễn đàn truyền hình “Bức tranh văn hóa Việt Nam trên các nền tảng công nghệ số” và “Định vị Việt Nam trên bản đồ thế giới với các sản phẩm văn hóa xuyên quốc gia”; Hội thảo “Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hóa tư tưởng của tuổi trẻ”; các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại để quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, tổ chức thanh niên của Việt Nam tới bạn bè quốc tế; xây dựng chuyên mục tiếng Anh trên cổng thông tin của Trung ương Đoàn; phối hợp tổ chức các lễ hội văn hóa, ngày Việt Nam ở nước ngoài...
Bên cạnh đó, tổ chức của Đoàn, thanh niên đã rất tích cực trong tham gia đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, sai trái, lên án tin giả, tin xấu độc; chia sẻ thông tin chính thống; viết bài, bình luận phản bác và tham gia báo cáo sai phạm để loại bỏ khỏi mạng xã hội các thông tin thiếu chính xác, tiêu cực. Các cơ quan báo chí của Đoàn duy trì hiệu quả chuyên mục “Chống tin giả”, “Thời luận”, “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”. Các cấp bộ đoàn xây dựng và duy trì các trang cộng đồng trên mạng xã hội để định hướng và cung cấp thông tin chính thống, phản bác thông tin xấu độc. Những hoạt động của Đoàn và thanh niên đã thể hiện tinh thần tích cực, trách nhiệm và tham gia có hiệu quả
_____________
1. Như Đặng Văn Hậu khởi nghiệp thành công với Tò he Việt, Lê Mạnh Cương sáng lập KEIG Studio và game “Thần tích”, Đoàn Nhật Quang với “Việt sử giai thoại”...
2. Như: Dự án khởi nghiệp du lịch C2T; Mô hình du lịch homestay, du lịch sông nước, du lịch sinh thái; Dự án “Trồng rau hữu cơ gắn với phát triển du lịch có trách nhiệm” của tỉnh Hà Giang (Giải nhất Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2018); Dự án “Bột rau sấy lạnh” của Nguyễn Ngọc Hương (Giải nhất Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019).
thực hiện chủ trương lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin tiêu cực trên không gian mạng, phòng chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch thông qua văn hóa. Các cấp bộ đoàn đã phát động và tổ chức hiệu quả cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên mạng xã hội. Mỗi năm, có hơn 5 triệu tin tốt, chuyện đẹp được lan tỏa rộng rãi, góp phần thực hiện chủ trương đưa thông tin tích cực trở thành luồng thông tin chủ đạo trên mạng xã hội, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy thông tin tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực”.
3. Một số giải pháp nâng cao tính tích cực của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ
Bản Đề cương văn hóa đầy tính thuyết phục và tính chiến đấu đã trở thành ngọn cờ tập hợp cổ vũ, động viên giới trí thức, khoa học, văn hóa nghệ thuật Việt Nam đương thời, phá vỡ xiềng xích của văn hóa phát xít, thực dân, bảo vệ văn hóa truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam. Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021 đã nêu rõ: “... tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc”. Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ số, nền văn hóa Việt Nam đang hội nhập, giao thoa ngày càng sâu rộng với nền văn hóa thế giới, nhiều vấn đề mới về tình hình thanh niên cần được quan tâm nghiên cứu, đồng thời công tác giáo dục, xây dựng chính sách phát triển thanh niên cần được nghiên cứu để đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức nhằm tạo những chuyển biến mới trong công tác thanh niên, góp phần xây dựng một thế hệ thanh niên có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, sức sáng tạo, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Chính vì vậy, để tiếp tục phát huy vai trò của mình trong công tác phát triển văn hóa trong giai đoạn mới trên cơ sở kế thừa giá trị của Đề cương văn hóa, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xác định tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện tinh thần Hội nghị Văn hóa toàn quốc và kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị, trong đó, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII xác định cần tham gia có hiệu quả trong công cuộc gìn giữ, phát huy và chấn hưng văn hóa trong giai đoạn mới. Trong đó, tổ chức Đoàn xác định tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Một là, chú ý tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác học tập giáo dục lý luận chính trị, lý tưởng cộng sản của đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên. Cán bộ Đoàn, đoàn viên phải luôn thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống vẻ vang của Đảng, các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nhận thức đúng đắn giá trí của học tập, nghiên cứu thanh niên sẽ đủ trình độ, kiến thức, sự trải nghiệm cần thiết để tham gia vào các hoạt động văn hóa, đồng thời hiểu rõ hơn giá trị độc lập, tự do của đất nước hôm nay, về lý tưởng độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn.
Hai là, tiếp tục kiên trì đổi mới, coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn; sáng tạo và thực chất trong việc tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn - Hội Đội, nâng cao chất lượng hiệu quả của phong trào hành động cách mạng của thanh niên, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, kiên trì thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Thanh niên tham gia tích cực các phong trào, các chương trình hành động cách mạng sẽ góp phần quan trọng trong cải tạo, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Xây dựng thanh niên Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại bao gồm tám giá trị/nội dung cốt lõi: “Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo”. Vừa phát huy những đức tính tốt đẹp của văn hóa con người Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, vừa khắc phục những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa về văn hóa.
Ba là, các hoạt động của tổ chức Đoàn tập trung hướng vào xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tập trung trọng điểm, nhân rộng, hướng đến những việc làm cụ thể, thiết thực. Tạo không gian, điều kiện học tập, rèn luyện, giải trí để thanh niên phát triển trí tuệ và tâm hồn, xây dựng tình yêu quê hương, đất nước nguồn cội. Trang bị kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện để thanh niên xung kích đi đầu trong thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; là những người đầu tiên, tích cực nhất trong hội nhập sâu rộng với thế giới. Cần tiếp tục nêu cao tinh thần tình nguyện, chia sẻ cùng cộng đồng, chăm lo cho thiếu nhi; xung phong đến với những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đến với những người nghèo, người yếu thế. Ngoài ra cần chú trọng đến xây dựng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong mọi hoạt động để tạo ra sức lan tỏa rộng khắp trong xã hội. Đặc biệt, thanh niên cần đi tiên phong đi đầu và làm nòng cốt trong xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.
Bốn là, phát huy vai trò của thanh niên trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp nhận, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, góp phần xây dựng đất nước, xã hội tốt đẹp hơn. Đây là yêu cầu cần thiết đặt ra cho thanh niên hiện nay trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, internet, mạng xã hội đang mở rộng trong thời gian hiện nay. Các cấp bộ Đoàn, duy trì và triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên môi trường mạng với phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin tiêu cực”; vận động văn nghệ sĩ, đặc biệt là văn nghệ sĩ trẻ, người nổi tiếng, có uy tín trong cuộc sống và trên cộng đồng mạng sản xuất các sản phẩm truyền thông, những tác phẩm nghệ thuật giàu tính nhân văn, có tác dụng giáo dục đăng tải trên môi trường mạng.
Năm là, tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm”. Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước. Đoàn Thanh niên phải tạo được môi trường bình đẳng, trong sáng, nghĩa tình để cán bộ, đoàn viên, thanh niên rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” trong tình hình mới.
Sáu là, vận động thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là trí thức trẻ đề xuất ý tưởng, sáng kiến về văn hóa. Tổ chức các cuộc thi ý tưởng sáng tạo trong các lĩnh vực văn hóa, liên hoan, hội diễn, giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, hướng vào đề tài cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Tiếp tục gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc như kịch nói, tuồng, chèo... thông qua việc nghiên cứu, phục dựng, tái hiện trên sân khấu những tấm gương anh hùng dân tộc, tấm gương tiêu biểu thanh niên như: Lý Tự Trọng, Lê Văn Tám, Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc...
4. Một số kiến nghị, đề xuất đối với Đảng, Nhà nước
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả tinh thần Đề cương về văn hóa Việt Nam, tạo môi trường để tổ chức Đoàn tham gia hiệu quả trong sứ mệnh chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trân trọng đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và xin kiến nghị một số nội dung sau:
Một là, Đảng và Nhà nước cần có các chính sách tạo cơ hội cho thiếu niên được hưởng thụ công bằng trong giáo dục, chú trọng tới thiếu niên dân tộc thiểu số, nông thôn, trẻ em khuyết tật. Nhà nước cần dành ngân sách thỏa đáng cho công tác phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ, chính sách khuyến khích đầu tư vào các hoạt động vui chơi giải trí ở những công trình trọng điểm, chính sách ưu tiên bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong hoạt động vui chơi giải trí và quản lý chặt chẽ nội dung thông tin trên mạng internet, quản lý ấn phẩm, báo chí, truyện, tranh ảnh, phim, đĩa dành cho thanh, thiếu nhi.
Hai là, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân về tầm quan trọng của việc định hướng giá trị cho cán bộ, đoàn viên, thanh, thiếu nhi làm chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục thanh thiếu niên cho các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân.
Ba là, Đảng và Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện phương tiện tốt nhất của xã hội cho việc chăm sóc, giáo dục, định hướng giá trị cho cán bộ, đoàn viên, thanh, thiếu nhi. Việc định hướng giá trị cho cán bộ, đoàn viên, thanh, thiếu nhi không phải chỉ thông qua sách vở hay những lời lẽ suông mà còn cần phải thông qua các hình thức, các phương pháp hoạt động vui chơi giải trí đa dạng. Vì vậy, cần thiết phải có sự đầu tư xứng đáng cho việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất liên hoàn để phục vụ cho nhu cầu giáo dục định hướng giá trị văn hóa cho đoàn viên, thanh, thiếu nhi ở các địa phương đặc biệt là tuyến huyện, xã, các đơn vị vùng sâu vùng xa, thanh niên công nhân.
Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc, hình ảnh, bản lĩnh của một quốc gia trên đường hội nhập với thế giới. Bản thân mỗi thanh niên cần hiểu rõ việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc cũng chính là bảo vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng, bảo vệ hệ thống chính trị và giữ vững an ninh tư tưởng, biên cương văn hóa. Trên hết, bản thân mỗi thanh niên chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung quanh và phải có quyết tâm thay đổi chính bản thân, học hỏi những tấm gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại, để góp phần hình thành thế hệ thanh niên thời đại mới, đưa văn hóa con người Việt Nam vươn tầm thế giới, thực hiện khát vọng xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

TỪ TƯ TƯỞNG CỨU QUỐC
CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM”
ĐẾN NỘI HÀM VĂN HÓA PHỤC VỤ MỤC TIÊU
VÌ “LỢI ÍCH QUỐC GIA - DÂN TỘC”
TRONG ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI HIỆN NAY
TS. BÙI NGUYÊN BẢO)
K
hi nước nhà chưa độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định cách mạng Việt Nam nằm trong phạm trù cách mạng vô sản thế giới nhưng trong điều kiện là một nước thuộc địa (mất quyền dân tộc). Người coi cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc “vì tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi” và “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”. Trong đó, nhận thức bảo vệ và xây dựng nền văn hóa là góp phần quan trọng cho công cuộc cứu nước - kiến quốc trong “Đề cương về văn hóa Việt Nam” đã góp phần khơi nguồn, định hướng cho việc coi trọng phát huy sức mạnh văn hóa, thúc đẩy vai trò của ngoại giao văn hóa khi xác định mục tiêu vì “lợi ích quốc gia - dân tộc” của hoạt động đối ngoại hiện nay.
1. Tư tưởng cứu quốc - kiến quốc và “Tổ quốc trên hết” trong “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943
Ra đời khi nước nhà chưa giành được độc lập, Đề cương về văn hóa Việt Nam cho thấy đường lối lãnh đạo cách mạng mang tính toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, giúp nhân dân nhận thức cứu nước lúc này không chỉ có
_____________
) Cộng tác viên, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
vũ trang giành chính quyền mà còn phải chuẩn bị cho sự trường tồn của dân tộc thông qua việc chấn hưng, đổi mới văn hóa dựa trên các nguyên tắc dân tộc, đại chúng và khoa học. Văn kiện này đã cổ vũ lòng yêu nước, khát vọng độc lập, hiệu triệu đông đảo mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt đảng phái, tôn giáo, thành phần, trình độ, nhất là đội ngũ văn nghệ sĩ xác định tâm thế và tích cực đứng vào dòng chảy của việc giữ gìn bản sắc văn hiến ngàn năm và kiến tạo nên những giá trị mới. Dù có những sự khác biệt thì mẫu số chung để hiệp đồng người Việt Nam ở thời điểm đó cũng như hiện nay chính là văn hóa dân tộc.
Tinh thần cứu nước - kiến quốc bằng văn hóa của Đề cương là sự nhất quán với tư tưởng “Tổ quốc trên hết” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nêu ra từ năm 19261 cũng như quan điểm “Dân tộc trên hết”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” mà Người nêu ra sau này. Đây là ngọn cờ tập hợp được rất nhiều những người thuộc các xu hướng xã hội khác đi theo cách mạng, kháng chiến, đem hết sức lực, trí tuệ ra phụng sự Tổ quốc. Tư tưởng này của Đề cương cũng được đánh giá có giá trị tiên phong, phản ánh tầm nhìn mang tính chiến lược của Đảng không chỉ đối với cuộc cách mạng xã hội trước mắt mà còn là những chuẩn bị cho việc xây dựng một nền tảng tinh thần mới cho xã hội tương lai2.
Nói cách khác, xét cả về mặt thời điểm (1943), tư tưởng và nội dung, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã thể hiện sức thu hút mạnh mẽ trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào một giai đoạn hết sức quan trọng của sự nghiệp cách mạng khi tình hình trong nước và thế giới đang mở ra những thời cơ quan trọng. Ngay khi còn trong tình cảnh thuộc địa thì Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và Đảng đã tuyên ngôn chấn hưng văn hóa có giá trị sống còn đối với dân tộc. Điều này góp phần định hướng quan trọng cho quá trình hình thành nhận thức mới đến hoàn thiện
_____________
1. Ngày 18/9/1926, bài viết “Người cách mạng mẫu mực” đăng trên tờ “Thanh niên” số 61 với bút danh Lý Thụy, Bác khẳng định người cách mạng kiểu mẫu phải “phải vị tha và không ích kỷ, phải tuân thủ theo phương châm “TỔ QUỐC TRÊN HẾT” ở mọi nơi và mọi lúc...”.
2. Xem Phạm Quang Long: “Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943: Ngọn cờ tập hợp trí thức tham gia cách mạng”, Tuyên giáo điện tử, https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/vanhoa/de-cuong-van-hoa-viet-nam-nam-1943-ngon-co-tap-hop-tri-thuc-tham-gia-cachmang-143386, truy cập 16/2/2023.
nội dung mới về mục tiêu “lợi ích quốc gia - dân tộc” trong mọi lĩnh vực nói chung và đối ngoại nói riêng của Đảng ta sau này.
2. Vị trí của văn hóa trong mục tiêu vì “lợi ích quốc gia - dân tộc” của hoạt động đối ngoại hiện nay
Dù lợi ích quốc gia - dân tộc đã luôn là nền tảng cho cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời nhưng phải đến sau Đại hội VII (1991), nội hàm của nguyên tắc và mục tiêu này mới từng bước được minh định và đến giai đoạn 20112021, Đảng đã hoàn thiện tư duy cụ thể và cơ bản về lợi ích quốc gia - dân tộc trong đường lối đối ngoại, đồng thời đây cũng là nguyên tắc chỉ đạo các mặt hoạt động của đất nước, trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Đại hội XI (2011) của Đảng đã xác định, mục tiêu của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ mới là “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” và “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Đại hội XII (2016) đề cập đến “lợi ích quốc gia - dân tộc tối cao” là mục tiêu, nguyên tắc của tất cả mọi mặt chứ không riêng đối ngoại. Đại hội XIII (2021) tiếp tục khẳng định “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc”, tức là đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trước hết và trên hết; đồng thời, chỉ ra nguyên tắc chung là phải luôn nỗ lực đạt được lợi ích quốc gia - dân tộc tới mức cao nhất có thể “trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Vậy lợi ích đó là lợi ích gì, cái gì là tối cao? Chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế chỉ rõ mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự bảo đảm an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống thông qua việc cố gắng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt. Điều này dẫn tới việc các quốc gia luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau (trong nhiều trường hợp dưới hình thức chiến tranh, xung đột vũ trang) nhằm theo đuổi lợi ích dưới dạng quyền lực. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước, các khái niệm “lợi ích quốc gia”, “lợi ích dân tộc” hay “lợi ích quốc gia - dân tộc” thường được xác định là có chung nội hàm và được sử dụng thay thế lẫn nhau. Theo nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Lợi ích quốc gia - dân tộc của chúng ta là cụ thể: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chế độ xã hội chủ nghĩa, sự giàu mạnh, hùng cường của đất nước, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân”1. Như vậy ở đây có thể thấy, nội dung “tối cao” trong lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam bao gồm: (1) Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, (2) Chế độ xã hội chủ nghĩa, (3) Sự giàu mạnh, hùng cường của đất nước, (4) Đời sống nhân dân ấm no, tự do, hạnh phúc. Giá trị tối cao trong lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam chính là các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Quyền dân tộc cơ bản là những quyền cơ bản nhất, đồng thời cũng là cơ sở tối thiểu để bảo đảm cho một dân tộc tồn tại và phát triển bình thường, là cơ sở để dân tộc đó thực hiện các quyền khác của mình. Hiện nay, lợi ích quốc gia - dân tộc cao nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa dân tộc. Đại hội XIII bổ sung bảo đảm an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xã hội trật tự, kỷ cương cũng là những lợi ích quan trọng2. Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam trong đối ngoại có thể bao gồm hai nhóm: Nhóm lợi ích tiên quyết và nhóm lợi ích mở rộng. Nhóm các lợi ích tiên quyết là điều kiện để dân tộc ta tiếp tục tồn tại ở mức không kém hơn (chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Hòa bình với bên ngoài, ổn định, trật tự ở bên trong; Bảo đảm cuộc sống an toàn cho nhân dân, vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm, môi trường không bị xuống cấp; Bảo đảm an ninh kinh tế; Giữ gìn bản sắc dân tộc). Nhóm các lợi ích mở rộng là các điều kiện để không ngừng nâng cao chất lượng sống của nhân dân và sức mạnh tổng hợp quốc gia. (Nâng cao khả năng giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
_____________
1. Trương Tấn Sang: “Vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của nhân dân”, Nhân dân điện tử, 2014. Http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/24084002-vi-nen-doc-lap-tu-docua-dat-nuoc-vi-su-toan-ven-lanh-tho-thieng-lieng-cua-to-quoc-xung-dang-voi-su-tincay-va-uy-thac-cua-nhan-dan.html, truy cập ngày 15/2/2022.
2. Xem Bùi Thanh Sơn: “Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/thoi-su/duong-loi-doi-ngoai-dai-hoi-dang-xiii-ke-thua-phat-trien-vahoan-thien-duong-loi-doi-ngoai-thoi-ky-doi-moi-598434.html, truy cập ngày 10/2/2022.
lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia; Không ngừng nâng cao chất lượng sống của nhân dân; mở rộng không gian phát triển (thị trường, khả năng tiếp cận tri thức của nhân loại, công nghệ, vốn, vị trí ngày càng thuận lợi trong phân công lao động khu vực và thế giới); Phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam; Có vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế)1. Các nội hàm thuộc lợi ích sống còn không thể thỏa hiệp. Nếu một trong những lợi ích đó bị đe dọa thì sự tồn tại của quốc gia bị thách thức.
Qua một số cách giải thích trên, dù nội hàm “lợi ích quốc gia - dân tộc” được tiếp cận thế nào thì phát huy, bảo vệ văn hóa dân tộc vẫn giữ một tỷ trọng lớn trong mục tiêu này khi triển khai hoạt động đối ngoại. Bên cạnh đó, nội hàm này không chỉ là một bộ phận cấu thành mà còn tác động đến các yếu tố khác trong mục tiêu vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Phải có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhưng mang độ mở cao mới có thể góp phần: (1) bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; (2) thúc đẩy sự phát triển, thịnh vượng của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; (3) hội nhập quốc tế sâu rộng, gia tăng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
3. Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa để bảo vệ “lợi ích quốc gia dân tộc”
3.1. Nhận thức đúng mối quan hệ giữa sức mạnh vật chất và phi vật chất
Ngày nay, trật tự thế giới không chỉ được quyết định bởi sức mạnh vật chất và chủ yếu nằm trong tay các cường quốc. Do sự gia tăng tác động của các yếu tố phi vật chất đến đời sống quốc tế, các nước vừa và nhỏ như Việt Nam ngoài việc tham gia và chấp nhận luật chơi hoàn toàn có thể tác động thay đổi thứ bậc trong trật tự thế giới để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc của mình. Trong bối cảnh đó, từ chỗ hội nhập, thích nghi để tránh bị tổn thương, Việt Nam có thể phát huy nội lực của mình để tham gia kiến tạo, điều phối luật chơi, trong đó phải bảo vệ văn hóa và khai thác sức mạnh của văn hóa. Nếu sự cải thiện sức mạnh tổng hợp để nâng cao quyền lực quốc gia là công cụ để đánh giá kết quả đổi mới, mở cửa thì quá trình hội
_____________
1. Xem Đặng Đình Quý: “Bàn thêm về lợi ích quốc gia dân tộc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn mới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1 (80), 2010, tr.115.
nhập quốc tế của Việt Nam đến nay đã trải qua hai giai đoạn chồng lấn. Giai đoạn đầu, chúng ta tập trung tháo băng quan hệ, mở rộng đối tác, tập trung phục vụ phát triển kinh tế song hành củng cố nền quốc phòng, tức là chú trọng đến các yếu tố vật chất - quan điểm mà chủ nghĩa hiện thực cho rằng là nền tảng để tạo ra thứ bậc và lợi ích quốc gia trong trật tự thế giới. Đến nửa sau thập niên đầu thế kỷ XXI, Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến việc lan tỏa các giá trị văn hóa để phục vụ hội nhập, khởi đầu là Chiến lược Ngoại giao văn hóa năm 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Giai đoạn này, chúng ta chỉ mới muốn thế giới “hiểu” Việt Nam hơn, nhận thức đúng về Việt Nam hơn thông qua các công cụ như thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa nhằm tìm kiếm sự thuận lợi cho quá trình phát triển và hội nhập. Theo cách tư duy đó, những năm gần đây, các học giả nói đến việc xây dựng sức mạnh mềm của Việt Nam chủ yếu phục vụ cho mục đích lan tỏa ảnh hưởng của đất nước không phải thông qua sức mạnh quân sự hay tăng trưởng kinh tế. Đây là một kiến nghị có cơ sở xét về lộ trình phát triển của đất nước từ nay cho đến giữa thế kỷ XXI. Hơn nữa, việc phát huy các giá trị văn hóa để nâng tầm ảnh hưởng cũng là kinh nghiệm của nhiều cường quốc bậc trung hoặc các nước tiến bộ đã từng đi qua hành trình phát triển giống Việt Nam, điển hình là Hàn Quốc, Singapore... Tuy nhiên, trong một thế giới liên tục đổi thay, liệu sức mạnh “mềm” có thật sự “mềm” hơn sức mạnh cứng? Sự tiếp cận thông minh, chú trọng đa phương và phát huy tính dân chủ trong quan hệ quốc tế của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama tuy được đón nhận hơn so với lối áp đặt đơn phương thời Tổng thống Bush nhưng cũng đối mặt với nghi ngờ về sự xâm lăng tư tưởng, văn hóa và mục đích chính trị. Học viện Khổng Tử của Trung Quốc tuy được mở rộng về số lượng nhưng không phải không tạo ra sự chống đối từ công luận các nước. Làn sóng Hàn Quốc tuy đã giúp nâng cao vị thế của đất nước này, phục vụ ngược trở lại cho vật chất (kinh tế và uy tín) nhưng cũng đụng độ với chủ nghĩa dân tộc ở các quốc gia.
Trong bối cảnh quốc tế hiện tại, rõ ràng không nên cho rằng sức mạnh vật chất là giải pháp duy nhất giúp đất nước kiến tạo tính thứ bậc mới trong trật tự thế giới như chủ nghĩa hiện thực gợi ý. Nhưng cũng không nên quan niệm mơ hồ rằng sức mạnh mềm sẽ hoàn toàn khiến công chúng thế giới “mềm” và thân thiện với chúng ta. Về vật chất, việc tập trung phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên, nâng cao năng lực quốc phòng - tóm lại là gia tăng các yếu tố vật chất phải là ưu tiên then chốt. Sức mạnh mềm không thể được phát huy nếu không có nguồn lực vật chất và bảo đảm chủ quyền đất nước. Nguồn lực vật chất chỉ có thể tạo ra từ việc phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế Việt Nam mở hơn, tham gia sâu hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu, dù sẽ phải đối mặt với những thách thức chung khi xảy ra khủng hoảng. Về sức mạnh phi vật chất, Việt Nam có thể phát huy tối đa những nguồn lực sức mạnh mềm như Joseph Nye đề cập là: văn hóa, hệ giá trị chính trị và sức hấp dẫn của các chính sách đối nội, đối ngoại. Trong điều kiện của Việt Nam, sức mạnh mềm ngoài lòng yêu nước để cổ vũ đoàn kết xây dựng đất nước còn là khả năng bảo vệ Tổ quốc từ xa thông qua các biện pháp phi quân sự, trọng tâm là văn hóa. Việt Nam cần lan tỏa sức mạnh phi bạo lực thông qua thông điệp trong các chiến lược ngoại giao công chúng, ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hóa... để nâng cao uy tín, sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, du học sinh, người nhập cư, sự tiên phong trong công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0. Người Việt Nam đến châu Phi không mang theo ý đồ khai thác tài nguyên hay tạo ra bẫy nợ. Dấu ấn viễn thông và nông nghiệp của Việt Nam ở một số quốc gia kém phát triển hơn không được tạo ra thông điệp về nguy cơ xâm lăng kinh tế và văn hóa.
3.2. Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa
Là một trong ba lĩnh vực tạo nên nền ngoại giao toàn diện, ngoại giao văn hóa Việt Nam là biểu hiện cụ thể của phát huy sức mạnh văn hóa phục vụ mục tiêu vì lợi ích quốc gia - dân tộc trong hoạt động đối ngoại. Trong thời gian tới, cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh thông qua ngoại giao với một số định huớng sau:
Về mặt nội dung và hình thức, bên cạnh tiếp tục nỗ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đàn bản sắc dân tộc để làm nội dung cho việc thực hiện ngoại giao văn hóa thì cũng cần chú ý không thể chuyển tải một cách máy móc, nguyên sơ những giá trị đó cho công chúng mà phảitính đến chiều hướng phát triển hiện đại của văn hóa thế giới, bản sắc văn hóa của nước đối tác, nhu cầu hưởng thụ của người xem, người nghe1. Cần chuẩn hóa các sự kiện
_____________
1. “Khi tôi đang làm Đại sứ tại Hàn Quốc, có một đoàn Việt Nam dự Liên hoan sân
như Tuần/Ngày/Liên hoan phim Việt Nam ở nước ngoài về quy mô, thời gian, mục đích, nội dung. Quảng bá hình ảnh danh nhân văn hóa Việt Nam và rải đều việc tổ chức ngày Việt Nam tại các địa phương của các nước. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động giao lưu văn hóa đa dạng, ở cấp độ cao về mọi mặt như xuất bản, dịch thuật, văn học, nghệ thuật truyền thống, sân khấu, tăng cường hợp tác sản xuất chung những bộ phim, đẩy mạnh quảng bá văn hóa giữa Việt Nam và nước đối tác...1.
Về cơ chế, nguồn lực, với tinh thần “Tổ quốc trên hết”, cần kết hợp thế mạnh và nỗ lực của các ngành, địa phương, thành phần kinh tế thành sức mạnh tổng hợp trong việc triển khai ngoại giao văn hóa. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể: Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu và kiến nghị tổ chức các hoạt động văn hóa của Việt Nam ra nước ngoài một cách có hiệu quả và thiết thực, có trọng điểm và phù hợp với đối tượng trên địa bàn, tiếp thu tinh hoa của nước đối tác vào Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện các hoạt động ngoại giao văn hóa, các chương trình đón các đoàn văn hóa, nghệ thuật của đối tác vào Việt Nam và giới thiệu các di sản, danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa Việt Nam với bạn bè nước đối tác; Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng chủ trương cung cấp thông tin cho báo chí và cộng đồng người Việt Nam; Các hội hữu nghị, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội gắn các hoạt động ngoại giao văn hóa trong quá trình triển khai các hoạt động ngoại giao nhân dân.
_____________
khấu quốc tế, vở kịch rất hay nhưng tôi thấy đó không phải vở kịch của Việt Nam. Về chủ đề tư tưởng, vở kịch nói về tham nhũng, lừa đảo, giống hệt vở Lôi Vũ của Trung Quốc, xây dựng hình ảnh người Việt Nam quá xấu xí. Điều đó có thể đúng, nhưng diễn ở Việt Nam hợp lý hơn, Việt Nam không thiếu những điều hay tốt đẹp để giới thiệu cho các bạn. Công chúng Hàn Quốc khi tiếp cận những nội dung như vậy sẽ bị ấn tượng một cách bóp méo về văn hóa Việt Nam. Vở kịch có thể hay, có thể đã đoạt giải trong nước do phản ánh các vấn đề xã hội Việt Nam nhưng không phải là sự lựa chọn phù hợp khi mang đi quảng bá” (Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn trả lời phỏng vấn tác giả tham luận).
1. Ví dụ như khi Việt Nam và Hàn Quốc phối hợp vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long và Đảo Jeju trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (2011) hoặc khi Hàn Quốc chọn Việt Nam là một trong bốn nước tổ chức quảng bá cho ASIAD Incheon 2014.
Cùng với đó cần đa dạng hóa các chủ thể, khách thể và phương thức làm công tác ngoại giao văn hóa. Không chỉ các cơ quan nhà nước mà cả các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân người Việt Nam ở trong và ngoài nước đều có thể tham gia. Bên cạnh đó, các nhà doanh nghiệp, các khách du lịch nước bạn vào thăm Việt Nam là những đối tượng ta cần quan tâm. Do vậy khi nói đến ngoại giao văn hóa thì không chỉ nhằm tới các hoạt động ở bên ngoài lãnh thổ mà cần chú trọng cả các hoạt động ở trong nước phục vụ người nước ngoài tại Việt Nam tương đương như các hoạt động phục vụ cộng đồng người Việt ở nước ngoài - một lực lượng cần được chú trọng huy động trong việc chuyển tải bản sắc văn hóa Việt Nam.
Đối với những nước phát triển, chi phí tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa không phải thấp. Vì vậy, Việt Nam cần đầu tư thích đáng từ nhiều nguồn, tiến hành có trọng tâm trọng điểm về nội dung, hình thức, địa bàn, đối tượng, chú trọng tính hiệu quả, thiết thực. Khác với kinh tế có thể “thu hồi vốn ngay”, văn hóa là lĩnh vực chỉ có thể thu hồi vốn dưới dạng vô hình, do đó phải chấp nhận sự đầu tư tốn kém, lâu dài, kiên trì theo kiểu “mưa dầm thấm sâu”, nhất thiết không nên nóng vội, làm theo “phong trào”. Bên cạnh nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cần “xã hội hóa” hoạt động này cả trong nước và ngoài nước để đáp ứng được đòi hỏi. Mặt khác, với nguồn lực hạn hẹp nhất thiết cần tiến hành một cách có trọng tâm, trọng điểm cả về nội dung lẫn hình thức và đối tượng, đồng thời hết sức chú trọng tính hiệu quả, thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Về nhân lực, song song với việc đa dạng hóa lực lượng làm ngoại giao văn hóa thì cần tập trung đào tạo đội ngũ nhân sự làm ngoại giao văn hóa chuyên nghiệp bao gồm: nhà quản lý, người hoạch định chính sách và người sản xuất sản phẩm văn hóa (đạo diễn, diễn viên, ca sĩ, nghệ nhân...) làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm, cầu thị và hiệu quả. Ngoài Pháp và Lào đã có Trung tâm văn hóa, khi chưa xây dựng được Trung tâm văn hóa Việt Nam thì đội ngũ tùy viên văn hóa, cán bộ ngoại giao tại đại sứ quán và cán bộ chuyên trách văn hóa đối ngoại tại Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đúng mức. Đây là yêu cầu và nhiệm vụ hết sức cần thiết hiện nay để triển khai hiệu quả chính sách ngoại giao văn hóa của Đảng và Nhà nước ta. Đây là những cán bộ mà ngoài các yêu cầu về phẩm chất chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống còn phải là những người có hiểu biết chuyên sâu về ngành ngoại giao, am tường ngoại ngữ và nhất là có những hiểu biết chuyên sâu về văn hóa nước sở tại.
*
*   *
Tư tưởng đề cao giải quyết vấn đề dân tộc bên cạnh vấn đề giai cấp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực tiễn đất nước qua các giai đoạn cách mạng khác nhau là nền tảng hình thành tư duy về “lợi ích quốc gia - dân tộc” trong nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm đường lối, chính sách đối ngoại. Trong các lợi ích đó, bảo vệ và phát huy nền văn hóa dân tộc từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã phát triển thành một trụ cột của ngoại giao, góp phần bảo đảm những thành tố còn lại trong lợi ích quốc gia - dân tộc mà hoạt động đối ngoại hướng đến hiện nay. Thực tế, không chỉ Việt Nam, đối với nhiều quốc gia trên thế giới, văn hóa đã trở thành một bộ phận không thể thiếu nằm trong tập hợp các lợi ích của quốc gia - dân tộc. Văn hóa không chỉ là điều kiện, là phương tiện, mà quan trọng hơn cả nó còn là mục tiêu nằm trong danh sách, bảng kê các lợi ích phải đạt được. Đó cũng là cơ sở về mặt nhận thức để tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực ngoại giao văn hóa của Việt Nam, góp phần bảo vệ “lợi ích quốc gia - dân tộc” trong hoạt động đối ngoại.

NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC
CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943
VÀ THỰC TIỄN SỰ NGHIỆP BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM
GS.TS. TRƯƠNG QUỐC BÌNH)
1. Đề cương về văn hóa Việt Nam” - văn kiện chính thức đầu tiên của đảng về công tác văn hóa
Cách đây đúng 80 năm,Đảng ta công bố bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) vào tháng 2/1943.
Theo Lịch sử 80 năm ngành tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010), Đề cương về văn hóa Việt Nam là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, phân tích đúng đắn tình hình đời sống văn hóa dưới ách Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hóa cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hóa dân tộc, nhân dân.
Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập năm 1930, nhưng đã sớm nhận thức đúng vai trò và sức mạnh của văn hóa; sự trung thành và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa vào thực tiễn cách mạng Việt Nam thông qua những nội dung cơ bản xác định trong bản Đề cương.
_____________
) Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Đề cương thể hiện các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của nền văn hóa dân tộc, như sau:
Thứ nhất, xác định rõ nội dung, phạm vi, vị trí, vai trò của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đề cương nêu rõ: văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật; quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị; mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó người cộng sản phải hoạt động, không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa. Đồng thời, có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.
Thứ hai, cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng lãnh đạo. Trên cơ sở chỉ rõ tính chất văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại (1943), chỉ rõ những nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách thống trị của Nhật Pháp; những thủ đoạn của Nhật - Pháp trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam; dự kiến về tiền đồ văn hóa Việt Nam, Đề cương khẳng định cách mạng nhất định thắng lợi, văn hóa Việt Nam sẽ cởi được xiềng xích, đuổi kịp văn hóa mới, tiến bộ trên thế giới. Muốn vậy, phải làm cách mạng về văn hóa, “cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”.
Thứ ba, để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”, đó là: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Ba nguyên tắc đã trở thành phương châm, mục tiêu hành động, là quan điểm xuyên suốt trong quá trình cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới.
Dân tộc hóa là làm cho văn hóa trực tiếp phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm cho trí thức có lòng tự hào, dũng cảm đứng lên nhận trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam.
Đại chúng hóa là văn hóa của nhân dân, phục vụ nhân dân, làm cho mọi người biết đọc, biết viết, biết thưởng thức và tham gia sáng tạo nghệ thuật, dần dần chiếm lĩnh các giá trị tinh thần mà dân tộc, loài người tạo ra.
Khoa học hóa là tạo điều kiện cho nền văn hóa dân chủ mới nhanh chóng thoát khỏi sự kìm hãm ấy, nhằm phát triển về mọi mặt trên cơ sở khoa học, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi suy nghĩ, hành động; gạt ra khỏi đầu óc con người những thành kiến, hủ bại, mê tín dị đoan...
2. Vai trò quan yếu của di sản văn hóa được Đảng xác định trong “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
Ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, khi nước nhà còn chìm trong bóng đêm nô lệ, nhân dân chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột, Đảng phải hoạt động bí mật, Đề cương không thể đề cập đến mọi lĩnh vực, mọi vấn đề của văn hóa, nhưng Đề cương đã thu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin của cách mạng Việt Nam. Trong đó, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc đã được Đảng xác định cụ thể: Đề cương đề ra những nhiệm vụ cần kíp cần phải được tiến hành ngay lúc bấy giờ, đó là: Tranh đấu về tiếng nói, chữ viết; thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói; ấn định mẹo văn ta; cải cách chữ quốc ngữ; tuyên truyền và xuất bản; chống nạn mù chữ.
Tiếng nói, chữ viết chính là những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu nhất, quan trọng nhất, ngưng đọng và thể hiện sinh động bản sắc văn hóa dân tộc, đại diện cho kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng của quốc gia dân tộc. Những nội dung này đã được xác định cụ thể tại những điều khoản mở đầu có tính định nghĩa về di sản văn hóa tại Chương I của Luật Di sản văn hóa Việt Nam.
Kế thừa những quan điểm, định hướng về xây dựng, phát triển nền văn hóa mới Việt Nam được đề cập trong Đề cương, 80 năm qua, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển nhiều quan điểm mới, làm sâu sắc thêm nội hàm, phạm vi các lĩnh vực thuộc văn hóa cũng như vai trò của văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Về phạm vi, nội hàm của văn hóa, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, bổ sung thêm các lĩnh vực như: Tư tưởng, đạo đức, lối sống; di sản văn hóa; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn học, nghệ thuật; thông tin đại chúng; giao lưu văn hóa với thế giới; thể chế và thiết chế văn hóa.
3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo tồn di sản văn hóa
Là hiện thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, trở thành những nguyên tắc định hướng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng Việt Nam nói chung và kho tàng di sản văn hóa dân tộc nói riêng.
Từ sự khẳng định: “Nước Việt Nam thành lập đã hơn hai nghìn năm. Việt Nam là một dân tộc có chung một lịch sử, một thứ tiếng, một nền kinh tế và văn hóa. Dân tộc Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết nhất trí trong lao động xây dựng và trong chiến đấu chống ngoại xâm...”1 với tư cách là kiến trúc sư của nền văn hóa “dân tộc - khoa học - đại chúng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những quan điểm, định hướng và nhiệm vụ hết sức cơ bản về bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc đó là: “Phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ trên thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, đại chúng và khoa học...”2.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, di sản văn hóa được coi là một bộ phận quan yếu của truyền thống dân tộc và bản sắc dân tộc, vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục về truyền thống, góp phần tạo dựng những tiền đề cơ bản cho sự phát triển.
Chính vì thế, ngay sau khi nước Việt Nam mới vừa được thành lập, còn đang phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, với tư cách là Chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945 về vấn đề bảo tồn, bảo tàng của nước Việt Nam mới. Sắc lệnh nêu rõ: Nghiêm cấm việc phá hoại đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác như: cung điện, thành quách, cùng lăng mộ chưa được bảo tồn, cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo nhưng có ích cho lịch sử, mà chưa được bảo tồn. Sắc lệnh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, quan điểm, định hướng hết sức đúng đắn đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh số 65/SL là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam mới về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1989, t.8, tr.52.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986, t.6, tr.39.
Sắc lệnh này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh khẳng định vai trò không thể phủ nhận của công tác bảo tồn di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với việc xác định “bảo tồn cổ tích là việc rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”.
Theo chúng tôi, nội dung cơ bản của Sắc lệnh số 65/SL là sự cụ thể hóa bản Tuyên ngôn độc lập trong lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hóa của nước Việt Nam mới, tiếp nối Đề cương văn hóa của Đảng, thể hiện tầm nhìn chiến lược và những định hướng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đối với việc bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc mà cho đến nay những tinh thần đó vẫn còn nguyên giá trị.
4. Những thành tựu của công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa dân tộc
Kế thừa những quan điểm, định hướng về xây dựng, phát triển nền văn hóa mới Việt Nam được đề cập trong Đề cương, 80 năm qua, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển nhiều quan điểm mới, làm sâu sắc thêm nội hàm, phạm vi các lĩnh vực thuộc văn hóa cũng như vai trò của văn hóa, trong đó có sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Ngay trong những giai đoạn đầu của công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 11/1946, dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, nhiệm vụ to lớn của văn hóa mà Đảng ta luôn định hướng trong đường lối chiến lược của mình.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa lại tiếp tục thực hiện với việc ban hành những văn bản pháp lý quan trọng từ những định hướng chiến lược cơ bản mà Đề cương văn hóa đã xác định.
Năm 1957, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 519/TTg ngày 29/10/1957 quy định thể lệ về bảo tồn cổ tích. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 4/4/1984, Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, năm 2001, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình ban hành hệ thống pháp luật về di sản văn hóa. Từ đó đến nay, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật di sản văn hóa đã được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành nhằm cụ thể hóa những vấn đề còn vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 8 năm thực hiện, Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009, đồng thời 6 nghị định của Chính phủ (trong đó có 2 nghị định được thay thế bằng nghị định mới) và 7 thông tư, quy chế, quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trong đó có 1 Thông tư được thay thế mới) được ban hành.
Được sự quan tâm của Đảng, nhận thức về giá trị văn hóa nói chung và bảo tồn di sản văn hóa nói riêng trong cộng đồng, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương ngày càng được nâng cao.
Những năm qua, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn không nhỏ về kinh tế - xã hội, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn dành cho sự nghiệp bảo tồn di tích những sự quan tâm không nhỏ. Từ các thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX, Chương trình mục tiêu chống xuống cấp và tôn tạo di tích đã góp phần quan trọng trong việc cứu vãn hàng nghìn công trình di tích khỏi sự đổ nát; đã sưu tầm, tư liệu hóa nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị. Về cơ bản, các di tích quan trọng cấp quốc gia đã thoát khỏi tình trạng xuống cấp, được bảo vệ và phát huy giá trị, đạt hiệu quả cao như Khu di tích lịch sử đền Hùng, Khu phố cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, Quần thể di tích cố đô Huế, Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu di tích danh thắng Yên Tử, Vịnh Hạ Long, Dinh Độc Lập, các khu di tích Nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc...
Từ sau khi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập UNESCO đến nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa và thiên nhiên đã, đang và vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong những hoạt động phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO.
Bên cạnh những nỗ lực tự thân ở trong nước, sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, mà UNESCO là đại diện, đã góp phần đưa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa của Việt Nam lên những tầm cao mới.
Cho đến nay, trong số hàng chục nghìn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, đã có gần 200 di tích được xếp loại Quốc gia đặc biệt, gần 4.000 di tích xếp loại Di tích quốc gia và hơn 6.000 di tích cấp tỉnh. Trong số này, đã có 8 di sản vật thể tại Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới. Đó là: Khu di tích cố đô Huế (1993), Khu thắng cảnh Hạ Long (1994, 2000), Khu thánh địa Mỹ Sơn (1999), Khu phố cổ Hội An (1999), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003), Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2012) và Khu danh thắng Tràng An (2014). Và, trong tương lai một số di sản văn hóa và thiên nhiên khác sẽ tiếp tục được lập hồ sơ để đề nghị ghi danh. Đồng thời, đã có 15 di sản được UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Bên cạnh đó, có hàng trăm di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc được đưa vào Danh mục di sản phi vật thể quốc gia, đã và đang được nghiên cứu bảo vệ và phát huy giá trị1.
Đáng chú ý là, kho tàng các di sản văn hóa phong phú và đa dạng này lại phân bố tập trung thành những cụm ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, ở dọc theo vùng ven biển, trên trục lộ xuyên Việt gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trọng, tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hình thành và tổ chức khai thác các trung tâm du lịch của Việt Nam. Chính vì thế, từ nhiều năm trở lại đây, các di sản văn hóa Việt Nam nói chung - bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể - đã và đang trở thành một trong những tài nguyên du lịch quan trọng, được chú ý khai thác phục vụ sự phát triển đất nước, góp phần xứng đáng vai trò “vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển”.
Rõ ràng là những thành tựu của sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc trong những thập kỷ qua đã và đang thể hiện trong thực tế những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc vận dụng những tư tưởng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về văn hóa nói chung, bảo tồn di sản văn hóa nói riêng, được xác định từ Đề cương văn hóa 1943 văn kiện đầu tiên của Đảng về văn hóa.
_____________
1. Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Việc Việt Nam có không ít di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới là những thành tựu có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi các di sản này không chỉ chứng minh những giá trị vô giá của truyền thống văn hiến Việt Nam, của những giá trị toàn cầu nổi bật hàm chứa trong các di sản văn hóa và thiên nhiên Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng trong việc tôn vinh vị thế của quốc gia dân tộc trên phạm vi quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những thành tựu bước đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng những bối cảnh mới trong thời kỳ hội nhập ở nước ta hiện nay đã và đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cùng những thách thức mới, xác định những trách nhiệm nặng nề hơn của sự nghiệp bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa ở nước ta hiện nay. Đó là: Những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang tạo ra những cơ sở quan yếu và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đời sống nói chung và nhu cầu hưởng thụ văn hóa nói riêng của các tầng lớp nhân dân.
Quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa của Việt Nam với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa là một quá trình thẩm định, thử thách truyền thống và những giá trị văn hóa. Đời sống xã hội, tâm lý sống thay đổi, con người và thế giới bước vào kỷ nguyên của truyền thông, công nghệ cao, xã hội tiêu thụ và kỹ trị, phải đối mặt với những vấn đề lớn phức tạp có tính toàn cầu như: bạo lực, khủng bố, môi sinh, sắc tộc, giới tính, tỵ nạn, thân phận cá nhân...
Phục vụ trực tiếp con người, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện vốn là nhiệm vụ và mục tiêu cao nhất của các hoạt động văn hóa nói chung và bảo tồn di sản văn hóa nói riêng. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xét đến cùng thì, nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quan trọng nhất là nguồn lực con người Việt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính bản thân dân tộc Việt Nam. Vì vậy, các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa càng có vai trò quan trọng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... đối với từng con người Việt Nam, góp phần thực sự tạo nên nguồn lực con người Việt Nam.
Trải qua 80 năm kể từ khi ra đời, Đề cương về văn hóa Việt Nam của Đảng ta vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển.
Để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam nói chung và kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nói riêng, chúng ta cần phải thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa, đặc biệt là quan điểm Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ ba, ngày 24/11/2021, nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nguồn lực nội sinh để phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh và hạnh phúc.

TỪ “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943
ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG THỜI KỲ MỚI
TS. HOÀNG THỊ BÌNH)
1. Tư tưởng “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 về công tác cán bộ
Năm 1943, cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đang chuẩn bị tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong bối cảnh đất nước còn khó khăn, tình hình chính trị, văn hóa diễn ra rất phức tạp. Nền văn hóa nước nhà đang chịu sự “nô dịch” của văn hóa ngoại xâm nên “Mặt trận văn hóa vẫn còn lộn xộn”. Công cuộc kháng chiến cứu quốc còn nhiều gian nan, nhưng Đảng ta đã sớm nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của nền văn hóa nước nhà và nhiệm vụ quan trọng của lực lượng cán bộ văn hóa cần phải đảm đương để hoàn thành cách mạng văn hóa đương thời. Nhận thấy vai trò to lớn của văn hóa, văn nghệ trong cuộc cách mạng, ngày 25/2/1943, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng công bố Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo. Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ. Là những phác thảo ban đầu hết sức vắn tắt, nhưng Đảng ta đã xác định được những nội dung quan trọng về vị trí, vai trò của nền văn hóa cách mạng. Đề cương đã phản ánh và đáp ứng kịp thời những yêu cầu bức thiết đang đặt ra của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa cách mạng, đã xác định những vấn đề quan trọng, tạo tiền đề cho việc xây dựng nền
_____________
) Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
văn hóa mới trong những thời kỳ mới, trong đó, việc đào tạo nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng văn hóa là rất quan trọng.
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 được trình bày rất cô đọng, vắn tắt, nhưng đã xác định được vai trò và nhiệm vụ cụ thể của những nhà văn hóa mácxít cần phải thực hiện ngay trong cuộc cách mạng văn hóa. Đề cương nêu rõ “phải kịch liệt chống lại những xu hướng văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm..., văn hóa mới Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít Đông Dương nhất là những nhà văn hóa mácxít Việt Nam: Chống lại văn hóa mácxít phong kiến... ngu dân và phỉnh dân. Phát huy văn hóa tân chủ Đông Dương... Phối hợp mật thiết phương pháp bí mật và công khai, thống nhất mọi hoạt động văn hóa tiến bộ dưới quyền lãnh đạo của đảng vô sản”1. Để hoàn thành cuộc cách mạng văn hóa Việt Nam, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 những nhiệm vụ rất “cần kíp”, rất “cụ thể” cho những nhà văn hóa mácxít, họ được sử dụng các phương pháp hoạt động bí mật và công khai nhưng phải bảo đảm nguyên tắc “mọi hoạt động văn hóa tiến bộ” phải được đặt dưới quyền lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng (khi đó là Đảng Cộng sản Đông Dương - nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là sự khởi đầu đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, là vũ khí tư tưởng sắc bén của những nhà văn hóa mácxít trước cách mạng và của các “chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa Việt Nam hôm nay. Nhiệm vụ của cán bộ văn hóa mácxít theo tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là: Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa. Phải chống lại văn hóa mácxít phong kiến. Tranh đấu về tiếng nói, chữ viết, chống nạn mù chữ, xây dựng văn hóa tiến bộ. Tranh đấu giành quyền lợi thực tại... để xu hướng văn hóa xã hội chủ nghĩa thắng. Cán bộ văn hóa hoạt động tích cực nhưng phải tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng.
_____________
1. Đề cương về văn hóa Việt Nam - chặng đường 60 năm, Sđd, tr.19-21.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về đào tạo nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hóa
Trong suốt cả quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, sớm đưa ra định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam phải được đặt ngang tầm với những nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước. Ngày 24/11/1946, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Người đã nêu rõ: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”. Tư tưởng này đã trở thành một nguyên tắc rất cơ bản, xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế và xây dựng, phát triển nền văn hóa nước nhà, đó là kinh tế chính là cơ sở, điều kiện cho sự hình thành và phát triển văn hóa: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Phải phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta”1. Chính vì vậy, “phải xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc... để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của cán bộ. Trong cuốn sách Sửa đổi lối làm việc khi nói chung về cán bộ, Bác nói: “Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định... Vì vậy, cán bộ là gốc của mọi công việc”3. Về cán bộ văn hóa, Bác rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ văn hóa nghệ thuật. Ngày 15/7/1948, trong thư gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, một lần nữa Bác tiếp tục nhấn mạnh vị trí, vai trò của văn hóa và căn dặn cán bộ văn hóa: “Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng. Chúng ta phải xây đắp một nền văn hóa
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.59.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.173.
3. Hồ Chí Minh: Về đạo đức cách mạng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.49.
kháng chiến kiến quốc của toàn dân. Muốn đi đến kết quả đó, tôi thiết tưởng các nhà văn hóa ta cần tổ chức chặt chẽ và đi sâu vào quần chúng”1. Để xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nguồn lực con người là nhân tố quan trọng, bởi vậy, Người đã luôn luôn dành nhiều tình cảm, dày công chăm lo, giáo dục, động viên, cổ vũ, đề cao vị trí của cán bộ văn hóa nghệ thuật. Năm 1952, trong bối cảnh cả nước đang khẩn trương thực hiện đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện” chống chiến tranh xâm lược, trong bức thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy... có nhiệm vụ nhất định, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh. Để làm trọn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững vàng, tư tưởng đúng; phải đặt lợi ích của kháng chiến của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết”2.
Kế thừa tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh và nội dung Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, từ thời điểm công bố Đề cương cho đến nay, Đảng ta vận dụng triệt để những nội dung tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 để xây dựng nền văn hóa nước nhà, đó là: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó, người cộng sản phải hoạt động. Đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong”; “Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội. Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Cách mạng văn hóa có thể hoàn thành khi nào cách mạng chính trị thành công (cách mạng văn hóa phải đi sau cách mạng chính trị)”3 và nền văn hóa nước ta phải xây dựng là nền văn hóa “xã hội chủ nghĩa”. Sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng Việt Nam dưới sự định hướng, lãnh đạo, soi đường dẫn dắt của Đảng đã bước vào một tiến trình chuyển biến mạnh mẽ trong cả tư duy lý luận và hoạt động trong đời sống thực tiễn, Đảng ta xác định nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.464.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.368-369.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.318.
dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Văn hóa không chỉ được đặt ngang tầm với kinh tế, chính trị mà văn hóa còn là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Với định hướng quan trọng của Đảng, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa được thể hiện cả thế và lực trong điều kiện hoạt động văn hóa nghệ thuật rất thuận lợi để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Để xây dựng nền văn hóa cách mạng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc đào tạo nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật đảm đương sứ mệnh ấy được Đảng ta luôn chăm lo chú trọng. Với mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới. Định hướng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ được Đảng ta xác định trong toàn bộ hệ thống các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc qua các nhiệm kỳ đại hội. Đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, tư duy lý luận của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến được Đảng ta quan tâm chú trọng. Trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng (4/2001), Đảng ta xác định trách nhiệm của các văn nghệ sĩ: “Văn nghệ sĩ nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, trước Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng giáo dục, xây dựng con người. Văn nghệ sĩ cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn. Tiếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng sáng tác trái với đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của văn nghệ sĩ, nhất là những người cao tuổi; đãi ngộ thỏa đáng với văn nghệ sĩ tài năng. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo thế hệ văn nghệ sĩ trẻ. Làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu”1. Văn nghệ sĩ phải sáng tạo nghệ thuật, để thông qua tác phẩm của mình làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội để tôn vinh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú.
Văn kiện Đại hội X (4/2006) và Văn kiện Đại hội XI của Đảng (1/2011) xác định “xây dựng các tiêu chí, yêu cầu cụ thể về tư tưởng chính trị, trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới; phát huy tính tiền phong gương mẫu, chủ động, sáng tạo của đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ...”2.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng (1/2016), đề ra nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở; Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Đảng tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách về cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức; tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Đổi mới bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ,... để lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.115-116.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.260-262.
ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (1/2021), Đại hội xác định: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”1.
Cùng với định hướng về công tác cán bộ, trong hệ thống các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, Đảng ta đã ban hành các nghị quyết chuyên biệt về xây dựng và phát triển văn hóa. Sau Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta đã tiếp tục ban hành hai nghị quyết chuyên đề về văn hóa: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, trong nội dung hai nghị quyết đặc biệt quan trọng này, vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật được Đảng ta đặc biệt quan tâm, chú trọng, có định hướng rõ ràng, cụ thể. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (7/1998) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc xác định: “Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tham mưu, các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp của hoạt động văn hóa từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm hoạt động hiệu quả. Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có. Xây dựng quy hoạch và thực hiện chương trình đào tạo lớp cán bộ mới (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia) đủ phẩm chất và năng lực đảm đương công việc trong những năm tới. Củng cố, kiện toàn các khoa, trường đào tạo cán bộ văn hóa, nghệ thuật, thông tin, báo chí, các viện nghiên cứu cả về tổ chức, đội ngũ giảng viên, chương trình, giáo trình. Tăng thêm điều kiện và phương tiện kỹ thuật
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.187.
giảng dạy, học tập. Tổ chức tốt đào tạo trên đại học... Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ văn hóa”1.
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (5/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ: “Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở. Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở các nước phát triển. Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích họ trở về công tác tại địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa. Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù”2.
Năm 2021, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (24/11/2021), trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị với nhan đề “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tổng Bí thư đặt ra nhiệm vụ: “Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển” và “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người
Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng”3.
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.78-79.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2014, tr.60-61.
3. Nguyễn Phú Trọng: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Báo Nhân Dân, số 24136, ngày 25/11/2021, tr.2.
Để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ này, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần phải “xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới; sớm khắc phục tình trạng chắp vá, tùy tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hóa, ở cả Trung ương và địa phương”2.
Như vậy từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đến nay, vị trí, vai trò của văn hóa luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặt ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Đặc biệt, ngày nay văn hóa không chỉ là “động lực phát triển” mà quan trọng hơn “văn hóa là động lực phát triển bền vững đất nước”, trong đó “đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”, cần phải xây dựng được một nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật có năng lực, trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, có tâm, có tầm, có trí và đủ lực để đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này.
3. Thực trạng cán bộ văn hóa nghệ thuật trong công tác xây dựng, phát triển văn hóa
Xác định nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật có vai trò quan trọng trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, sáng tạo hoạt động văn hóa nghệ thuật, là nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển văn hóa, nhằm xây dựng, giữ vững nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hệ thống các cơ sở đào tạo cán bộ văn hóa nghệ thuật của cả nước đã được đầu tư, củng cố ngày càng hoàn thiện chuẩn cơ bản. Các trường đào tạo bậc đại học, cao đẳng văn hóa nghệ thuật đã đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Nội dung chương trình đào tạo các bậc học ngày càng được chuẩn hóa, hoàn thiện và nâng cao. Khung chương trình đào tạo về văn hóa nghệ thuật thường xuyên được cập nhật kiến thức mới, biên soạn, bổ sung, hoàn thiện kiến thức chuyên môn, chất lượng đào tạo cũng ngày càng được nâng cao. Bên cạnh chương trình đào tạo cơ bản, ngành còn thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, chính trị... để nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo hoạt động của ngành cho cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu hoạt động thực tiễn trong thời kỳ mới. Xác định nguồn nhân lực của toàn ngành đóng vai trò là vị trí tiên phong trong sáng tạo hoạt động văn hóa nghệ thuật, nhằm giữ vững nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch nói chung, đào tạo nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã triển khai xây dựng và thực hiện nhiều đề án, chiến lược, quy hoạch nhằm phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong thời kỳ mới. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng và nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật, thể thao. Trong đó, gồm có một số đề án tiêu biểu được ban hành trong thời gian gần đây, cụ thể là: Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo các trường văn hóa, nghệ thuật”; Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2010-2020”; Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật”; Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035”; Đề án “Đào tạo tài năng văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030”; Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030...1.
Song song với việc thực hiện các đề án, chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, công tác quy hoạch, nâng cấp mạng lưới các trường văn hóa nghệ thuật được chú trọng, một số trường đã được nâng cấp từ trung cấp lên bậc cao đẳng hoặc đại học, các trường sơ cấp lên trung cấp. Hiện cả nước có 54 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp ở các trình độ khác nhau:
_____________
1. Dẫn theo Ban Tuyên giáo Trung ương: Báo cáo Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 tại Hà Nội.
trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Tính đến năm 2020, riêng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý có 29 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật (gồm có 2 viện nghiên cứu (có đào tạo tiến sĩ), 13 trường đại học/học viện; 13 trường cao đẳng/cao đẳng nghề; 2 trường trung cấp và 1 trường cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch. Số lượng cán bộ, giáo viên, giảng viên các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ là 3.417 người (trong số đó: cán bộ quản lý có 734 người, giảng viên 1.793 người, giáo viên 177 người, đối tượng khác là 965
người. Số lượng tuyển sinh là 11.191 học viên, sinh viên)1. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, lại được cập nhật kiến thức thường xuyên, về cơ bản đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật từ trung ương đến địa phương đã bảo đảm hoàn thiện trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật được quan tâm chú trọng đã tạo đà nâng cấp về quy mô đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, tăng số lượng và nâng cao chất lượng; trình độ đào tạo các bậc học ngày càng được củng cố, nâng lên rõ rệt. Đồng thời, công tác đào tạo cũng đã có tầm nhìn bao quát chung, dự đoán được nhu cầu cán bộ cần cung cấp để cân đối nguồn đào tạo, dựa trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo, bố trí bảo đảm duy trì hoạt động của toàn ngành văn hóa nghệ thuật; trong đó, đặc biệt chú trọng đối với các nhóm ngành nghề đặc thù cần thiết do yêu cầu về năng khiếu, thẩm mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cán bộ của các cơ quan từ cấp trung ương đến các địa phương, đáp ứng yêu cầu gắn kết giữa nhiệm vụ đào tạo với hoạt động thực tiễn của ngành. Việc đào tạo nguồn nhân lực cán bộ có trình độ sau đại học đã được một số cơ sở đào tạo chú trọng thực hiện tuyển dụng, đào tạo thường xuyên.
Trên thực tế hoạt động văn hóa nghệ thuật, hầu hết đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, có tâm, có năng lực và nhiệt huyết để quản lý và tổ chức, hướng dẫn hoạt động văn hóa nghệ thuật. Thông qua chương trình đào tạo, về cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động
_____________
1. Dẫn theo Ban Tuyên giáo Trung ương: Báo cáo Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 tại Hà Nội.
văn hóa nghệ thuật các cấp; cán bộ chuyên môn nghiệp vụ đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức, kỹ năng hoạt động, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng, phát triển văn hóa ngang tầm với sự phát triển toàn diện của đất nước. Đại đa số cán bộ đã qua đào tạo lại được rèn luyện, trải nghiệm qua hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, vốn đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung hoạt động, nên rất giàu vốn sống thực tiễn, tâm huyết, yêu nghề, giàu lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến, tận tâm phục vụ. Bởi vậy, trước những biến cố của đời sống xã hội, lực lượng cán bộ văn hóa nghệ thuật vẫn kiên định với mục tiêu xây dựng và giữ gìn nền văn hóa nghệ thuật nước nhà giàu bản sắc dân tộc, nhân văn và tiến bộ, luôn luôn giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có lối sống lành mạnh, giản dị, vì nhân dân tận tụy phục vụ, vì đất nước sẵn sàng tận tâm cống hiến.
Các thế hệ cán bộ văn hóa nghệ thuật đã biết kế thừa, trao truyền kinh nghiệm, đoàn kết dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Những thế hệ cán bộ, các nhà khoa học có bề dày thâm niên công tác, giàu vốn sống thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp, vẫn luôn sáng tạo, gương mẫu đóng góp cho ngành nhiều thành tựu, nhiều sản phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị. Bên cạnh đó, chúng ta đang có một thế hệ cán bộ trẻ đã được đào tạo kiến thức cơ bản, nay được bồi dưỡng bổ sung kiến thức về năng lực lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên môn và trang bị kiến thức về tin học, ngoại ngữ... được cập nhật kiến thức về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nên họ rất năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, hoàn thành trọng trách được giao, nhiều cán bộ trẻ được bổ nhiệm giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt cấp vụ, cục và tương đương trở lên.
Song bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đó, công tác đào tạo cán bộ còn bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập, cụ thể là:
- Công tác quy hoạch cán bộ cũng như đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cán bộ văn hóa nghệ thuật, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thời gian qua, tuy được quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa trong thực tiễn. Quy hoạch nguồn cán bộ để có định hướng đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn lâu dài còn chậm, chưa đáp ứng với xu thế phát triển văn hóa hiện nay, chưa khuyến khích được đội ngũ kế cận có tư duy quản lý và năng lực chuyên môn hoạt động hiệu quả, tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Văn hóa nghệ thuật là một ngành đa lĩnh vực mang tính đặc thù cao, nhạy cảm, chứa đựng cả những yếu tố vật thể và phi vật thể, nghệ thuật, thẩm mỹ... nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó trình độ và năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ văn hóa nghệ thuật ở cơ sở chưa đồng đều, tư duy quản lý và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn còn nhiều bất cập, còn lúng túng trong giải quyết những hiện tượng văn hóa mới, những sản phẩm văn hóa nghệ thuật phát sinh thiếu tính thẩm mỹ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công chúng.
- Chưa có chế độ đặc thù thỏa đáng để tạo nguồn cán bộ văn hóa nghệ thuật, thu hút tài năng đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới; chưa có những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao phản ánh tiến trình đổi mới toàn diện của đất nước, đồng thời chưa có tính định hướng, dẫn dắt, cổ vũ nhân dân. Hiện nay đang có tình trạng hẫng hụt lực lượng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có kinh nghiệm chuyên sâu và đội ngũ chuyên gia văn hóa nghệ thuật vốn có bề dày kinh nghiệm thực tiễn và tư duy sáng tác.
- Về chất lượng của cán bộ văn hóa nghệ thuật cũng đang đặt ra những đòi hỏi cần phải giải quyết: Chưa xây dựng được một nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn, đội ngũ cán bộ hoạt động văn hóa nghệ thuật có trình độ chuyên môn cao. Do thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao nên công tác quản lý và hoạt động văn hóa nghệ thuật còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tính năng động, chủ động, sáng tạo của một bộ phận công chức, viên chức văn hóa nghệ thuật còn hạn chế, trình độ năng lực thực tiễn và phương pháp công tác chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là cán bộ hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành về nghệ thuật...
Những bất cập trên đây xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Về chủ quan:
Thứ nhất, những mặt trái trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến những luồng văn hóa bên ngoài thâm nhập, tác động, chi phối một cách mạnh mẽ đến nền văn hóa trong nước, làm xuất hiện những tư tưởng phức tạp biểu hiện trong đời sống xã hội, gây khó khăn đối với công tác quản lý cũng như tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Thứ hai, mức đầu tư ngân sách cho văn hóa còn thấp. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ làm công tác văn hóa nghệ thuật còn nhiều bất hợp lý. Quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật là một công việc rất phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tâm huyết, tình cảm, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, thì một số cán bộ trong lĩnh vực này (nhất là cán bộ cấp cơ sở) còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, còn nhiều lúng túng trong hoạt động, chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Mặt khác, nhiều cán bộ văn hóa khi đã thạo nghề và quen việc lại biến động do điều động, luân chuyển.
Thứ ba, chương trình đào tạo còn bất cập so với tốc độ phát triển văn hóa và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, đó là: hoạt động văn hóa đang biến đổi mạnh trong cơ chế thị trường gây lúng túng cho công tác quản lý và tổ chức thực hiện, trong khi đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo đúng chuyên ngành văn hóa chưa đồng bộ; các chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chưa thực chất, chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường; chất lượng, chương trình đào tạo tại các trường văn hóa nghệ thuật cũng còn nhiều bất cập trong cơ chế thị trường tự chủ đào tạo.
Thứ tư, công tác đào tạo tuyển sinh đầu vào một số ngành văn hóa nghệ thuật chưa ổn định, còn thiếu đầu vào do các ngành học văn hóa nghệ thuật mang đặc thù chuyên môn riêng khác biệt, đào tạo và học những ngành này khá nhọc nhằn lại tốn kém, đòi hỏi người học phải có năng khiếu và đam mê thực sự, nhưng ngược lại khi tốt nghiệp đầu ra lại không bảo đảm, tuổi nghề hoạt động nghệ thuật thấp, lương và thu nhập không bảo đảm cuộc sống nên không hấp dẫn người học, khiến các cơ sở đào tạo luôn hụt hẫng về chỉ tiêu tuyển sinh và đào tạo.
- Về khách quan: Nhận thức của toàn xã hội và một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa toàn diện và thấu đáo về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững, còn xem nhẹ văn hóa nên đôi khi còn coi cán bộ văn hóa chỉ thạo chuyên về “cờ, đèn, kèn, trống...”. Do đó, thiếu quan tâm trong công tác đào tạo và tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, mặc dù cán bộ văn hóa phải đảm đương nhiều việc, dẫn đến không ít cán bộ chưa toàn tâm toàn ý phục vụ cho nhiệm vụ hoạt động chuyên môn. Vì vậy, việc đào tạo, củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật đang là vấn đề cấp bách ở nhiều địa phương trong cả nước. Để “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”, công tác đào tạo cán bộ văn hóa nghệ thuật cần phải được thực hiện bằng những giải pháp rất căn cơ, vừa cụ thể, vừa thiết thực.
4. Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ mới
Để thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trong thời kỳ mới, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đã định hướng: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa. Phải coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở. Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa. Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài. Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa. Chú trọng “xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới; đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật. Đội ngũ này có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp văn hóa nói riêng và trong sự nghiệp cách mạng nói chung”1. Với tính chất đặc thù của hoạt động văn hóa nghệ thuật,
_____________
1. Nguyễn Phú Trọng: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Báo Nhân Dân, số 24136, ngày 25/11/2021, tr.2.
“công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa không chỉ đòi hỏi có phẩm chất chính trị mà còn phải có trình độ chuyên môn, am hiểu đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, có tầm nhìn sâu rộng, có khả năng vận động và thuyết phục các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa; sớm khắc phục tình trạng chắp vá, tuỳ tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hóa, ở cả trung ương và địa phương”1. Để đạt được yêu cầu, nhiệm vụ này, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp về vị trí, vai trò của nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật. Coi “cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành hay bại đều do cán bộ”, cán bộ có “vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp văn hóa nói riêng và trong sự nghiệp cách mạng nói chung”. Trên cơ sở đó, xác định được yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật các cấp để đảm đương được nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Khẩn trương kịp thời thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về xây dựng và phát triển nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật các cấp tương xứng với sự nghiệp phát triển văn hóa.
Hai là, chú trọng không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa. Từ cấp trung ương đến địa phương tiến hành rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật các cấp, chủ động dự báo nhu cầu cần sử dụng cán bộ để đào tạo, chuẩn hóa cán bộ. Xây dựng quy hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tiêu chí chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Kịp thời trang bị bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý điều hành, về công nghiệp văn hóa, chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ để đáp ứng với yêu cầu quá trình phát triển văn hóa. Công tác đào tạo phải gắn liền với
_____________
1. Nguyễn Phú Trọng: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Báo Nhân Dân, số 24136, ngày 25/11/2021, tr.2.
nhu cầu sử dụng cán bộ, tạo cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành và các địa phương trong cả nước.
Ba là, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng hợp lý đối với đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa, đặc biệt là cán bộ văn hóa cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có kế hoạch chăm sóc, bồi dưỡng tài năng văn hóa, những hạt nhân văn hóa cơ sở; đồng thời, có chế độ đãi ngộ hợp lý để sử dụng đội ngũ cán bộ được lâu dài. Thực hiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích cán bộ có trình độ cao, sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn về công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Khắc phục triệt để tình trạng chắp vá, tuỳ tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hóa ở cả trung ương và địa phương. Tôn vinh tài năng và cống hiến của họ cho sự phát triển văn hóa nước nhà.
Bốn là, sử dụng hợp lý nguồn lực cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Với tính chất đặc thù riêng là cán bộ văn hóa nghệ thuật phải có năng khiếu thẩm mỹ, có kinh nghiệm nghề nghiệp, có vốn sống, am hiểu văn hóa nghệ thuật, điều này đồng nghĩa với việc cán bộ cần phải có kiến thức cơ bản, có thời gian công tác để nắm bắt và có kinh nghiệm trau dồi kỹ năng chuyên môn trong hoạt động thực tiễn. Do đó, việc tuyển dụng, bố trí nguồn cán bộ sau đào tạo phải phù hợp với chuyên môn để phát huy năng lực và sở trường. Chú trọng giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa nguồn cung và cầu, đặc biệt tránh tình trạng sinh viên được đào tạo cơ bản, đúng chuyên ngành văn hóa nghệ thuật lại bị thất nghiệp khi ra trường, trong khi đó nguồn cán bộ văn hóa nghệ thuật lại luôn bị hụt hẵng, bất cập về trình độ chuyên môn, không phát huy được năng khiếu nghệ thuật và sở trường văn hóa vốn có để phục vụ, cống hiến.
Năm là, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ văn hóa, nghệ thuật đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình hiện nay. Cán bộ văn hóa nghệ thuật các cấp phải thường xuyên chủ động cập nhật thông tin, nắm bắt kịp thời các chủ trương, định hướng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động văn hóa nghệ thuật; phải kiên định trung thành với Đảng, có hiểu biết sâu sắc và nhạy cảm những nhiệm vụ chính trị của Đảng, của đất nước. Để làm trọn nhiệm vụ cao quý của mình, yêu cầu mỗi cán bộ văn hóa nghệ thuật phải không ngừng tự phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa, có ý thức cầu thị tiến bộ, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Mỗi cán bộ văn hóa cũng đồng thời là nhà sư phạm - người làm công tác giáo dục ngoài nhà trường biết sử dụng các phương tiện văn hóa nghệ thuật để chuyển tải những nội dung nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước tới quần chúng nhân dân ở cơ sở.
Kế thừa tư tưởng nội dung Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, phát triển tư duy lý luận của Đảng để vận dụng xây dựng nền văn hóa cách mạng trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, mục tiêu của sự phát triển, văn hóa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa trong thời kỳ mới là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, chính vì vậy, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay phải được đặt ra là một nhiệm vụ quan trọng, rất cần thiết và cấp thiết. “Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Một khi phát huy tốt vai trò, phẩm chất đạo đức và năng lực trình độ chuyên môn, năng khiếu nghệ thuật, sở trường văn hóa... của đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật sẽ luôn luôn góp phần đắc lực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong hiện tại và tương lai. Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là định hướng quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật có phẩm chất cách mạng, có tư duy đổi mới đột phá, có năng lực trình độ chuyên môn, có năng khiếu nghệ thuật, dám nghĩ, dám làm để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

TÍNH TẤT YẾU CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ
VỀ VĂN HÓA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
ThS. NGUYỄN TRUNG BÌNH)
1. Tầm quan trọng của văn hóa với sự phát triển kinh tế, xã hội và con người
Lịch sử nhân loại đã chứng minh văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là công cụ của lịch sử sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc. Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng nếu quốc gia nào trong sự phát triển của mình mà tách rời sự phát triển kinh tế ra khỏi môi trường văn hóa thì nhất định sẽ bị mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và nền văn hóa đó cũng sẽ bị mai một, suy yếu dần. Do đó, trong thời đại ngày nay, bên cạnh việc cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đã và đang nỗ lực không ngừng tìm cách hội nhập, trao đổi, hợp tác nhằm tìm ra những giải pháp phát triển văn hóa, làm động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội và con người.
Nhưng làm thế nào để phát triển nền văn hóa? Trong quá trình phát triển ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, văn hóa bao giờ cũng được phát triển từ nhiều yếu tố khác nhau: từ điều kiện tự nhiên, đặc điểm con người, truyền thống dân tộc, nhất là các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ,... Trong đó, giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa là một cách thức quan trọng để xây dựng và phát triển nền văn hóa.
_____________
) Trung tâm Dữ liệu Di sản Văn hóa, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
Cũng như quy luật phát triển xã hội nói chung, văn hóa không thể đứng tách biệt; nếu đứng tách khỏi cộng đồng văn hóa loài người, văn hóa dân tộc sẽ ngày một nghèo nàn. Quy luật vận động và phát triển của văn hóa là thâm nhập vào các nền văn hóa khác, tiếp nhận, học hỏi, bổ sung, làm phong phú cho văn hóa riêng của dân tộc, đồng thời làm phong phú thêm các nền văn hóa khác. Bởi vì văn hóa là tinh hoa của dân tộc nên các nền văn hóa hội nhập, trao đổi với nhau có nghĩa là nền văn hóa của dân tộc này tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác. Đó là một trong những phương thức tối ưu của quá trình mỗi nền văn hóa dân tộc tự làm giàu có cho chính mình, phát triển chính mình.
Hội nhập văn hóa có vai trò quan trọng như vậy trong sự phát triển văn hóa nhưng trong một thời gian dài trước đây, việc triển khai vấn đề này ở nước ta còn chưa đúng mức, làm hạn chế rất nhiều đến quá trình phát triển nền văn hóa nước nhà. Trong thời gian gần đây, với chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập văn hóa, lĩnh vực văn hóa của xã hội ta có nhiều khởi sắc. Nội dung và phương thức hội nhập quốc tế về văn hóa đã có nhiều đổi mới và thực tế, nhiều khía cạnh của văn hóa Việt Nam được khám phá, vị trí và vai trò của văn hóa Việt Nam được khẳng định và tác động mạnh tới sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.
2. Vai trò của hội nhập văn hóa đối với sự phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trong lịch sử nhân loại, mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có phương hướng phát triển văn hóa khác nhau. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, đa số các quốc gia đều có định hướng phát triển nền văn hóa dân tộc theo hướng tiên tiến và đậm đà bản sắc.
Với quan niệm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nền văn hóa chúng ta xây dựng và phát triển trong giai đoạn hiện nay là nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã xác định nền văn hóa mà chúng ta phấn đấu xây dựng là nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt là tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã có Nghị quyết riêng “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Các kỳ Đại hội Đảng IX, X, XI, XII, XIII Đảng ta tiếp tục đánh giá các kết quả đã đạt được và đưa ra những phương hướng chiến lược nhằm tiếp tục phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa vừa tiếp nhận, cải biến, sáng tạo các giá trị văn hóa của nhân loại, vừa giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Như vậy, có sự thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau giữa tính tiên tiến và tính đậm đà bản sắc dân tộc trong nền văn hóa mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta xác định đặc trưng cơ bản của nền văn hóa tiên tiến trước hết là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa các cá nhân và cộng đồng xã hội.
Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa luôn tiếp nhận, cập nhật những giá trị tiến bộ và khoa học của khu vực và nhân loại để làm tiên tiến hóa, hiện đại hóa, phát triển trình độ và tăng cường địa vị, uy tín của mình trên thế giới. Tính chất tiên tiến hóa, hiện đại hóa của nền văn hóa được biểu hiện rõ ràng trong mọi hoạt động sống của nhân dân.
Với những nội dung chủ yếu nói trên, nền văn hóa tiên tiến làm cho xã hội ngày càng lành mạnh, phong phú, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, hình thành một môi trường văn hóa xã hội có đủ phẩm chất, năng lực phát triển kinh tế, chính trị, xã hội... của toàn xã hội.
Bản sắc văn hóa dân tộc là kết quả sự tổng hợp của nhiều yếu tố như điều kiện địa lý cũng như sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một dân tộc. Đồng thời bản sắc văn hóa dân tộc cũng là sản phẩm của mối quan hệ biện chứng của tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI tiếp tục nhấn mạnh đường lối phát triển văn hóa nước ta hiện nay là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Đặc biệt trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đặc biệt nhấn mạnh “phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”1.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nguy cơ lớn nhất đối với các nền văn hóa là mất bản sắc văn hóa dân tộc. Cho nên, các quốc gia, một mặt, đẩy mạnh quá trình hội nhập văn hóa khu vực và thế giới, đẩy mạnh phát triển nền văn hóa theo hướng tiên tiến; mặt khác, đặc biệt quan tâm, giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc.
Theo những quan điểm ở trên, để có một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì bản thân nền văn hóa đó phải hội nhập với văn hóa các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó học hỏi, tiếp thu, tiếp biến một cách có chọn lọc, có sáng tạo các tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc mình.
Hội nhập văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển nền văn hóa theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được thể hiện ở các nội dung như sau:
Thứ nhất, hội nhập văn hóa góp phần tăng cường trao đổi, học hỏi, tiếp nhận các giá trị văn hóa mới giữa các nền văn hóa trên thế giới với nhau.
Thực tế đã cho thấy không phải đến thế kỷ XX mới xuất hiện hội nhập văn hóa mà trong lịch sử phát triển của các nền văn hóa đã từng xuất hiện tiền đề, mầm mống của hội nhập văn hóa. Đó là giữa các quốc gia trên thế giới
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.II, tr.336.
đã có những hoạt động giao lưu, trao đổi trên một số lĩnh vực của đời sống văn hóa nhưng do sự giao lưu này còn thiếu đường lối, chính sách, hệ thống pháp luật định hướng, còn mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, phụ thuộc vào điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia nên còn hạn chế.
Hiện nay, hội nhập quốc tế về văn hóa trở thành một xu thế phát triển tất yếu, có tác động ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, mọi quốc gia, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới. Quá trình hội nhập văn hóa hiện nay đã có sự định hướng rõ ràng theo những quy định, nguyên tắc, chuẩn mực chung, thống nhất của các quốc gia trên thế giới. Do đó quá trình hội nhập văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Trong hội nhập văn hóa, trên cơ sở các dân tộc có quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn trọng sự khác biệt của nhau, quá trình tiếp nhận, trao đổi các giá trị văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau không phải là thụ động nữa mà đó là quá trình chủ động, tích cực, sáng tạo, chắt lọc, biến đổi những giá trị bên ngoài cho phù hợp, thích nghi với văn hóa bản địa, nhằm phát triển văn hóa bản địa. Những thành tựu trong mọi lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn học, nghệ thuật, kiến trúc,... đã được các quốc gia, dân tộc tiếp nhận và cải biến trên cơ sở trình độ, điều kiện phát triển của dân tộc mình.
Ví dụ mối liên hệ giữa hội nhập về kinh tế và hội nhập về khoa học - công nghệ trong sự phát triển của các quốc gia. Các thành tựu khoa học - công nghệ có tác động thúc đẩy nền kinh tế, sản xuất vật chất phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho khoa học - công nghệ đạt được những thành tựu mới.
Thứ hai, hội nhập văn hóa góp phần làm cho mỗi nền văn hóa dân tộc ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, phát triển theo hướng tiến bộ, nhân văn, nhân đạo vì con người.
Trong đời sống văn hóa, mỗi quốc gia, dân tộc có truyền thống văn hóa với những giá trị văn hóa riêng, đặc sắc, độc đáo làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Khi các nền văn hóa có liên hệ với nhau sẽ có sự trao đổi, tiếp thu các giá trị văn hóa của nhau. Trong quá trình hội nhập hiện nay, các quốc gia phương Đông đã và đang có xu hướng tiếp nhận những giá trị đạo đức mới từ các nước phương Tây như: tư tưởng hòa bình, hòa hợp, bình đẳng, công lý, nhân quyền, dân chủ, dân quyền, tư tưởng nhân văn, nhân đạo, vẻ đẹp tâm hồn,... Trong sự phát triển các quốc gia, một số giá trị, phẩm chất cá nhân có xu hướng được coi trọng và ngày càng đề cao như: tự lập, tự trọng, năng động, sáng tạo, tự do, ý chí vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Ở các nước phương Tây, trong sự tiếp thu nền văn hóa phương Đông, để phát triển toàn diện, họ có thể tiếp cận với lối sống thân thiện, hòa đồng, gần gũi với tự nhiên; với tư duy linh hoạt, thái độ ứng xử mềm dẻo trong quan hệ giữa con người với con người.
Kinh nghiệm phát triển văn hóa ở các nước đã chỉ ra rằng, tại một số nước có nền công nghiệp phát triển, nhịp độ cuộc sống rất khẩn trương, con người tiếp xúc ngày càng nhiều với máy móc, kỹ thuật, vì vậy, sự giao lưu, tiếp xúc giữa người với người ngày càng ít đi. Điều đó tạo nên sự phát triển không hài hòa, cân đối giữa lý trí với tình cảm, cảm xúc. Chính trong bối cảnh đó con người thường cảm thấy một sự trống vắng trong tâm hồn. Rõ ràng, một dân tộc cũng như một con người cần phải biết mình từ đâu tới và mình sẽ đi về đâu, tức phải hiểu rõ về cội nguồn dân tộc, về những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.
Thứ ba, qua hội nhập văn hóa, các quốc gia thực sự có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm, hợp tác để giải quyết các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu nhằm mục đích vì sự phát triển con người, vì sự tiến bộ của nhân loại. Xét về mặt văn hóa, chính là quá trình hình thành những giá trị văn hóa mới ở các quốc gia.
Những giá trị văn hóa tiên tiến, hiện đại chính là các giá trị văn hóa phục vụ con người, vì con người, mang tính nhân văn sâu sắc. Nhờ hội nhập văn hóa mà vấn đề con người và phát triển con người ngày càng được đề cao, toàn nhân loại chung tay giải quyết các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của con người, không phân biệt chủng tộc, màu da, không phân biệt điều kiện kinh tế - xã hội... Vì vậy, mọi hoạt động văn hóa đều vì mục tiêu cao cả nhất là phục vụ con người, vì lợi ích của mọi thành viên trong xã hội.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực cùng nhau giải quyết các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Đó là các vấn đề về xung đột, chiến tranh quy mô lớn; thiên tai: lũ lụt, động đất, sóng thần, hỏa hoạn...; ô nhiễm môi trường, dịch bệnh (HIV/AIDS, dịch SARS, dịch Ebola, đại dịch Covid-19, virus Zika...)... đã và đang đe dọa tính mạng hàng triệu người dân và làm thiệt hại kinh tế nặng nề nhiều quốc gia trên thế giới; vấn đề an sinh xã hội (giải quyết nhà ở, việc làm, dịch vụ y tế, chăm sóc người già, trẻ em...); vấn đề đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (mại dâm, nghiện ma túy, trộm cắp, tội phạm thanh thiếu niên)... Đây là các vấn đề cấp bách trong xã hội đang rất được sự quan tâm, chú ý của nhân dân các nước trên thế giới và các quốc gia trên thế giới đã và đang bắt tay hợp tác thông qua quá trình hội nhập quốc tế để giải quyết các vấn đề này.
Bên cạnh đó, hiện nay, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự lan rộng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự không khoan dung về sắc tộc và tôn giáo đang trở thành những mối đe dọa cấp thiết đối với cộng đồng quốc tế trong công cuộc xây dựng một thế giới hòa hợp và hòa bình. Để giải quyết được những vấn đề mang tính toàn cầu như vậy, phải có sự giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới với nhau; các quốc gia, dân tộc phải có sự trao đổi, liên kết, hợp tác với nhau trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau thì mới có thể cùng nhau tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Xã hội càng văn minh và hiện đại, thì văn hóa càng đòi hỏi phải có những giá trị về lòng nhân ái, tinh thần chia sẻ cộng đồng, quan tâm đến cuộc sống của mọi người xung quanh, nhất là những người gặp hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn, đồng thời phải có ý chí vươn lên cống hiến thật nhiều cho xã hội.
Thứ tư, hội nhập văn hóa không chỉ tạo cơ hội cho các nền văn hóa dân tộc tiếp cận với tinh hoa văn hóa thế giới mà còn thể hiện tinh thần phê phán các phản giá trị của thế giới hiện đại, hướng văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển của dân tộc, phù hợp với bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Trong quá trình hội nhập văn hóa, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc được nâng lên một chất mới, vừa tiếp thu những giá trị tiến bộ mới vừa đậm đà hơn, sâu sắc hơn. Lòng yêu nước, lòng nhân ái, ý thức đoàn kết cộng đồng, tự do, bình đẳng, khoan dung, quan niệm về giá trị chân - thiện - mỹ... là những giá trị chung của toàn nhân loại, tồn tại trong văn hóa ở tất cả quốc gia, dân tộc. Những giá trị này không phụ thuộc vào bất cứ giai đoạn cụ thể nào của sự phát triển lịch sử, hay truyền thống xã hội của một dân tộc cụ thể nào mà chúng tích hợp trong truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc.
Có thể nói, những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi nền văn hóa dân tộc như là nền tảng văn hóa bền vững trong lịch sử, thì qua hội nhập văn hóa, chúng đã được bổ sung, đổi mới, hoàn thiện đầy đủ hơn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện mới, đặc biệt, chúng được bổ sung thêm những giá trị mới do tiếp biến được các giá trị của các nền văn hóa khác. Chính điều đó đã định hướng cho việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa mới để giúp cho mỗi cá nhân và toàn xã hội tự định hướng, tự điều chỉnh suy nghĩ, thái độ, hành vi, văn hóa của mình để cùng nhau xây dựng một lối sống văn hóa mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, trong hội nhập văn hóa, thông qua hội nhập văn hóa, nền văn hóa của các dân tộc sẽ có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm về cách thức xây dựng và phát triển mô hình văn hóa mới theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như phương pháp tổ chức khoa học để phát triển nền văn hóa mới đó.
Trong sự phát triển của nền văn hóa, giữa các yếu tố của một nền văn hóa luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, giữa các nền văn hóa cũng luôn có sự liên hệ, học hỏi, tiếp thu lẫn nhau. Cho nên sự vận động, biến đổi của các thành tố trong văn hóa cũng như sự giao lưu, hội nhập của các nền văn hóa là điều kiện đặc biệt thuận lợi tạo nên sự phát triển của nền văn hóa dân tộc nói riêng và sự phát triển của nền văn hóa nhân loại nói chung.
*
* *
Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tồn tại và biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống của con người: kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn học, nghệ thuật. Cho nên, hội nhập văn hóa không chỉ có nghĩa là hội nhập trong lĩnh vực văn hóa mà là hội nhập trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Do đó, có thể nói rằng, hội nhập văn hóa là một cách thức ưu việt để phát triển nền văn hóa hiện nay vì nó phù hợp với điều kiện, bối cảnh lịch sử - xã hội của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế đang ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Trong sự phát triển nền văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa tiêu biểu của một dân tộc không thể chỉ thuần nhất bao gồm những giá trị văn hóa bản địa. Khi điều kiện sản xuất, sinh hoạt của con người thay đổi thì những tinh hoa văn hóa của dân tộc cũng sẽ có sự vận động, chuyển mình, thay đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới, bởi văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn của mình. Đồng thời trong quá trình hội nhập văn hóa, các tinh hoa văn hóa cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau cùng tồn tại và phát triển.
Tóm lại, để phát triển nhanh, bất kỳ một nền văn hóa nào cũng tồn tại trong sự liên hệ, giao lưu, trao đổi với các nền văn hóa khác. Trong sự liên hệ đó, các nền văn hóa vừa học hỏi, tiếp thu tinh hoa của nhau vừa tạo điều kiện cho các nền văn hóa khác có cơ hội học hỏi cái hay, cái đẹp trong nền văn hóa của mình. Từ quan hệ biện chứng đó, các nền văn hóa không ngừng vận động và phát triển. Còn nếu một nền văn hóa khép kín, tách rời với nền văn hóa chung của cộng đồng, của các dân tộc khác thì sớm muộn nó cũng sẽ bị lụi tàn. Không hội nhập văn hóa, các giá trị tiên tiến sẽ dần dần bị lạc hậu, các giá trị bản sắc sẽ dần bị cô lập. Điều đó đồng nghĩa với sự tụt hậu, nếu không nói là sự tiêu vong của nền văn hóa. Khi đó, sự tồn tại và phát triển của cả dân tộc cũng rơi vào thế lâm nguy.

TỪ ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA NĂM 1943,
NGHĨ VỀ TÍNH KHOA HỌC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY
PGS. TS. ĐINH THỊ VÂN CHI*
Đ
ề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo và được công bố năm 1943, được ví như tuyên ngôn đầu tiên của Đảng về văn hóa và có ý nghĩa mở đường, định hướng cho văn hóa Việt Nam phát triển. Trong bản đề cương này, bên cạnh những vấn đề quan trọng khác, những nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam được nêu rõ là cần có tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng. Ba phương châm này, qua thời gian kiểm chứng, cho đến nay vẫn còn giữ được giá trị và tính thời sự.
Nói riêng về “Tính khoa học”, thì tính khoa học của văn hóa bao gồm cả hai mặt: nội dung và hình thức. Nội dung khoa học của văn hóa là “chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ”.
Hình thức khoa học của văn hóa được hiểu ở hai khía cạnh:
- Một là, văn hóa được thể hiện bằng những phương thức có tính chất khoa học - công nghệ;
- Hai là, việc sử dụng khoa học - công nghệ để sáng tạo các tác phẩm văn hóa. Hai khía cạnh này hiện nay ngày càng được thể hiện rõ nét.
1. Phương thức thể hiện văn hóa nhờ khoa học - công nghệ hiện đại
Thông thường, khi nói đến thưởng thức văn hóa, chúng ta nghĩ ngay tới những nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, phòng triển lãm... và những chuyến du lịch. Nhưng hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - công nghệ hiện đại, cách thức thưởng thức văn hóa đã biến đổi rất nhiều. Nhờ công nghệ mà
_____________
* Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
các tác phẩm văn hóa đến được với công chúng bằng những cách rất tiện lợi và hiệu quả.
Những công nghệ thường được ứng dụng để thể hiện văn hóa hiện nay là:
1.1. Ứng dụng kỹ thuật số
Từ khi xuất hiện, kỹ thuật số đã tác động mạnh mẽ và làm biến đổi quá trình thưởng thức văn hóa. Một thí dụ đơn giản minh chứng cho điều này nằm trong lĩnh vực văn hóa đọc: Nếu trước đây độc giả chỉ có thể đọc tác phẩm văn học qua các bản in truyền thống, thì hiện nay họ có thể thưởng thức tác phẩm qua sách điện tử (ebook), sách nói (audio book); còn nhà văn thì có thể tự công bố tác phẩm của mình trên mạng xã hội, và độc giả có thể kết nối dễ dàng với nhà văn mà mình ưa thích.
Trong thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách” đã mang hàng ngàn cuốn sách in, hàng trăm cuốn sách điện tử (ebook) và sách nói (audio book) đến cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh đang bị phong tỏa. Thậm chí, trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, loại sách kỹ thuật số này đã trở thành “chiếc phao cứu sinh” cho ngành xuất bản, cho độc giả, và là phương tiện gắn kết con người.
Thực ra, từ những năm 1930 của thế kỷ XX, sách nói đã ra đời tại Mỹ, nhưng chưa thịnh hành. Gần đây, khi công nghệ số phát triển làm biến đổi văn hóa đọc, sách điện tử có cơ hội quay trở lại và ngày càng được đón nhận nhiều hơn, nhất là trong dịp giãn cách xã hội.
Nhờ có sách điện tử, độc giả có thể tiếp nhận nội dung thông tin ở bất cứ đâu (ở nhà, trên xe buýt, ngoài sân bay...), vào bất cứ lúc nào (đang làm việc nhà, đi bộ, tập thể dục...), mà không cần phải đến thư viện hoặc ngồi trước bàn như với sách giấy.
Việc chuyển đổi hình thức đọc từ offline sang online trở thành yêu cầu tất yếu để thích nghi với thời cuộc và xu hướng biến đổi phương thức thưởng thức văn hóa. Ở Việt Nam, chỉ riêng Trạm Đọc của Alpha Book đã tiếp cận được gần 2.000.000 người dùng sách điện tử qua Facebook, 300.000 người dùng qua các website và các mạng xã hội khác (YouTube và Instagram...). Thậm chí hiện nay độc giả có thể thuê sách online, thay cho việc phải đến tận thư viện hoặc tiệm sách để thuê/mượn sách như trước đây.
Xu hướng biến đổi phương thức đọc sách này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển xã hội, lại tỏ rõ sự ưu việt, khi mà các loại sách điện tử chẳng những thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin, mà còn có chi phí rẻ, lại thuận tiện hơn sách giấy.
Với các bộ môn nghệ thuật biểu diễn thì sự ra đời của nhà hát online là một dấu mốc đánh dấu bước tiến trong sự biến đổi phương thức thể hiện tác phẩm (đối với nghệ sĩ) và thưởng thức nghệ thuật (đối với công chúng).
Những chương trình nghệ thuật đầu tiên của kế hoạch nhà hát online do Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chỉ đạo các nhà hát xây dựng và biểu diễn phục vụ khán giả. Việc phát trực tuyến các chương trình nghệ thuật trong điều kiện dịch bệnh đã tạo cơ hội cho các nghệ sĩ được biểu diễn, còn khán giả, dù không đến rạp, vẫn có thể được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật. Có thể kể: chương trình nghệ thuật đặc biệt “Những ngôi sao bất tử” của Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc được tường thuật trên kênh VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam; chương trình nghệ thuật trực tuyến “Tổ quốc trong tim” do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam thực hiện đã diễn ra tại 5 điểm cầu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bình Thuận và Paris (Pháp). Và nhiều chương trình khác được các ca sĩ Mỹ Linh, Thanh Lam, Cẩm Vân, Đức Tuấn... thực hiện theo hình thức không có khán giả trực tiếp, chỉ phát trên các nền tảng kỹ thuật số như YouTube, Fanpage và truyền hình. Ngoài ra, chuỗi chương trình Music Home xuất hiện khá đều đặn cũng mang tới cho khán giả truyền hình và cư dân mạng xã hội những “bữa tiệc” âm nhạc thú vị ngay tại nhà.
“Việc xây dựng nhà hát trực tuyến trên mạng xã hội và truyền hình không chỉ là giải pháp tình thế khi sân khấu trực tiếp đóng băng, mà là xu thế phát triển của nghệ thuật biểu diễn trong thời đại hiện nay” và “Nhà hát truyền hình, nhà hát online sẽ không loại trừ nhà hát truyền thống. Hai hình thức này sẽ tồn tại song song, phục vụ đồng thời cả hai đối tượng: Khán giả trực tiếp đến sân khấu và khán giả qua các phương tiện thông tin truyền thông”1.
_____________
1. Phương Lan. Nhà hát online: Xu thế phát triển tất yếu của nghệ thuật biểu diễn. Báo Tin tức Online, ngày 29/7/2021, https://baotintuc.vn/van-hoa/nha-hat-online-xu-the-phattrien-tat-yeu-cua-nghe-thuat-bieu-dien-20210729092054306.htm.
Không chỉ có những đổi thay căn bản trong thưởng thức văn hóa của công chúng, mà văn hóa khi kết hợp với kỹ thuật số đã mang tới sự biến đổi sâu sắc cả trong phương thức công bố tác phẩm của các tác giả. Hiện nay, các tác giả có thể công bố tác phẩm của mình mà không cần tới báo chí, truyền hình hay nhà hát, bằng cách đăng tải trực tuyến trên các nền tảng số hóa, nhất là các mạng xã hội như YouTube, Facebook, Tik Tok, Instagram. Nhiều nghệ sĩ và nhân vật nổi tiếng của ngành giải trí có thể tạo được thu nhập cao từ việc công bố tác phẩm của mình trên các nền tảng số này. Ví dụ, năm 2021, Forbes công bố danh sách của 10 YouTube có thu nhập cao nhất, thì quán quân là một nhân vật 23 tuổi, thu nhập 54 triệu USD từ những video có tổng cộng 10 tỉ lượt xem; Người thứ hai thu nhập 45 triệu USD, còn người thứ ba - 38 triệu USD1. Còn tại Việt Nam, theo công bố của mới đây từ Google, tài khoản Độ Mixi đang dẫn đầu top 10 nhà sáng tạo YouTube tại Việt Nam, với 4,45 triệu người theo dõi, có thu nhập 3,35-53 tỷ đồng/năm. Xếp thứ 2 là kênh Trấn Thành Town, thu nhập ước đạt từ 1,6-25,3 tỷ đồng/năm. Còn kênh Hậu Hoàng với loạt video nhạc chế được đánh giá có thể mang về thu nhập tương đương 1,44-23 tỷ đồng/năm...2.
1.2. Ứng dụng công nghệ 3D
Sân khấu 3D là cụm từ dần trở nên phổ biến ở thị trường tổ chức sự kiện và nghệ thuật biểu diễn tại Việt Nam. Hầu như các sự kiện lớn và hoành tráng đều sử dụng loại sân khấu này. Hiểu một cách đơn giản, sân khấu 3D là sự pha trộn giữa hình ảnh thật và hình ảnh ảo, kết hợp một số cảnh thật với không gian xung quanh bằng công nghệ trình chiếu hình ảnh, ánh sáng dựa trên kỹ thuật số, tạo nên hiệu ứng lung linh, biến chuyển nhịp nhàng theo giai điệu, giúp chương trình có thể biến đổi sắc màu, thu hút và ảo diệu... Sự ứng dụng công nghệ này làm thay đổi gần như hoàn toàn cách dàn dựng, bài
_____________
1. Forbes công bố danh sách của 10 YouTube có thu nhập cao nhất năm 2021, với ba cái tên dẫn đầu là MrBeast, Jake Logan và Markiplier. Trang tin điện tử Forbes Việt Nam, https://forbes.vn/nhung-youtuber-co-thu-nhap-cao-nhat-nam-2021.
2. Ai là youtube kiếm tiền nhiều nhất ở Việt Nam. VietnamNet, ngày 29/01/2021. https://vietnamnet.vn/ai-la-youtuber-kiem-tien-nhieu-nhat-o-viet-nam-709228.html.
trí sân khấu trước đây, hiện thực hóa được những ý tưởng nghệ thuật táo bạo và mang đến cho công chúng cảm nhận mới mẻ. Nó vừa giúp các nhà thiết kế tiết kiệm thời gian, vừa mang lại hiệu quả biểu diễn cao, khiến khán giả chìm đắm trong một khung cảnh như thật nhờ những hiệu ứng hình ảnh, ánh sáng phát ra chỉ từ một chiếc máy chiếu.
Nếu như khoảng 30 năm trước, hầu hết khung cảnh trên sân khấu đều được dựng một cách thủ công bằng bìa hoặc xốp, thì với công nghệ trình chiếu 3D hiện nay, các thiết kế sân khấu và đạo cụ được tạo ra quá dễ dàng. Cùng với đó, việc sử dụng màn hình LED khổ lớn, kỹ thuật trình chiếu âm thanh, ánh sáng số đã mang lại hiệu ứng ấn tượng cho các buổi biểu diễn. Cộng thêm sự diễn xuất của diễn viên ăn khớp với những tình huống xuất hiện trên màn hình, tạo ra sự hấp dẫn và ấn tượng cao. Ví dụ, chương trình Ionah show Hanoi sử dụng công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại, đã mang lại hiệu quả thẩm mỹ khá sâu đậm cho khán giả bằng những biểu cảm của diễn viên ở mỗi trường đoạn, phối hợp nhuần nhuyễn, ăn ý với cảnh thiết kế điện tử. Hoặc gần đây, vở kịch múa Mỵ của Ðoàn ca múa nhạc Việt Bắc với trang trí giàu tính ước lệ, nhưng tạo ấn tượng bằng việc khai thác những chi tiết mang tính biểu tượng cao, phối hợp với màn hình LED, kết hợp ánh sáng, âm nhạc và các động tác múa điêu luyện khiến mỗi cảnh diễn như bức tranh sống động, tràn đầy cảm xúc.
Chính vì vậy, những năm gần đây, sân khấu 3D trở thành sự lựa chọn ưu tiên của rất nhiều đơn vị tổ chức sự kiện, hội nghị. Nhiều nhà hát cải lương phía Bắc, dù chưa có thiết kế sân khấu 3D, nhưng cũng đã chú trọng việc kết hợp hình ảnh, ánh sáng phụ trợ cho nghệ sĩ trong quá trình biểu diễn, từng bước đáp ứng nhu cầu nghe - nhìn đa dạng của công chúng. Tiêu biểu có thể kể đến những vở được đầu tư lớn như Hừng đông, Mai Hắc Ðế,... của Nhà hát Cải lương Việt Nam. Nhờ ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới mà vở diễn thể hiện được những cảnh diễn mà trước đây phải đẩy vào hậu trường bởi không đủ không gian để diễn tả trên sân khấu chính. Nhà hát Cải lương Hà Nội cũng từng thực hiện thành công dự án không làm ngắt quãng thời gian cảm thụ của khán giả khi thay cảnh, bằng cách để diễn viên thể hiện vở diễn liền mạch với sự hỗ trợ của màn hình LED như một phông sân khấu động.
2. Sáng tạo nghệ thuật bằng công nghệ hiện đại
Trước đây, khi nhắc đến các tác phẩm nghệ thuật, chúng ta đều nghĩ đến những người nghệ sĩ tài hoa, vừa có kiến thức vừa có năng khiếu nghệ thuật xuất chúng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, quá trình sáng tạo nghệ thuật đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực và hiệu quả, tạo được những tác phẩm ấn tượng và độc đáo, mà nhiều khi tác giả không hẳn đã là các nghệ sĩ tài hoa.
Một số công nghệ thường được ứng dụng trong sáng tạo nghệ thuật hiện đại là:
2.1. Ứng dụng công nghệ 3D
Không chỉ được ứng dụng trong thiết kế sân khấu như nêu trên, công nghệ 3D còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều bộ môn nghệ thuật khác:
Phim 3D hiện nay đã quá quen thuộc với khán giả. Với loại phim này, khi đeo kính thực tế ảo xem hình ảnh (ví dụ) môi trường biển, người dùng có thể thấy mình đang đứng trên một bãi biển với hàng dừa trải dài tít tắp, đổ bóng xuống nền cát trắng mịn; thấy mặt biển gợn sóng cùng những cánh chim hải âu chao lượn và lao vút xuống mặt nước. Nếu như trước đây, chiếu phim nổi phải chạy hai máy chiếu thì hiện nay chỉ cần một máy chiếu kỹ thuật số với phiên bản 3D. Không chỉ là phim ngắn như trước đây, ngày nay, không chỉ phim truyện, mà nhiều phim tài liệu trên thế giới cũng được sản xuất theo công nghệ 3D.
Tại Việt Nam, mấy năm gần đây, sinh viên Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cũng đã có cơ hội làm quen với máy quay 3D và được các nhà làm phim nước ngoài giới thiệu cách thức làm phim này. Nhưng giới làm phim - những người đang trực tiếp tác nghiệp trên phim trường - lại chưa quan tâm tới công nghệ mới này, do điều kiện của Việt Nam hiện nay không đáp ứng được công nghệ phim 3D. Ngay đến việc ứng dụng kỹ xảo 3D trong các phim 2D cũng là bài toán nan giải đối với những người làm phim vì thiếu kinh phí.
Nghệ thuật vẽ tranh 3D mới mẻ và ấn tượng, thực ra đã xuất hiện từ thế kỷ XV, gắn với tên tuổi hai họa sĩ người Italia là Andrea Mantegna và Melozzo da Forli, khi họ vẽ những bức tranh gây hiệu ứng ảo giác về không gian trên trần nhà. Thể loại tranh này còn được gọi với cái tên Trick Art (Nghệ thuật đánh lừa) hay Trick of the eye (Đánh lừa thị giác). Hiện nay, tranh 3D thịnh hành tại khắp các quốc gia trên thế giới, không chỉ bởi ưu thế nghệ thuật vượt trội, mà còn vì những cảm xúc mới lạ mà nó tạo ra. Những đề tài mà tranh 3D chọn luôn gắn với sự tưởng tượng phong phú, tính phiêu lưu mạo hiểm, thế giới viễn tưởng, những nhân vật hoạt hình... nên luôn tạo ra sự hào hứng và được đón chờ, nhất là với giới trẻ.
Tại Việt Nam, rất nhiều phòng tranh/bảo tàng nghệ thuật 3D đang là điểm thu hút khách. Ví dụ, Artinus 3D Art Gallery là bảo tàng mỹ thuật vật thể 3 chiều và 3D painting xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam, nơi khách tham quan được đắm chìm vào thế giới ảo giác như hội họa, lập thể, nội thất... với các cung bậc cảm xúc đa dạng: lúc bất ngờ, lúc sợ hãi, lúc kinh ngạc... không thua kém các bảo tàng tranh 3D nổi tiếng trên thế giới. Ở Hà Nội thì 3D Art Town là nơi quy tụ hơn 50 bức tranh 3D khổng lồ được thực hiện bởi sự hợp tác và sáng tạo của các nghệ sĩ Bỉ và Việt Nam, tạo nên một thế giới tuyệt đẹp cho các bạn trẻ cũng như các gia đình đến vui chơi giải trí và có chụp những bức ảnh selfie ấn tượng khi đi xuyên tường, tương tác cùng những con vật ngộ nghĩnh, đối mặt với quái vật khổng lồ, hay đặt chân đến những vùng đất bị lãng quên... Ngoài ra còn rất nhiều bảo tàng tranh 3D tại các tỉnh/thành phố khác.
Công nghệ in 3D hiện nay đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực. Đây là quá trình tạo ra một vật thể vật lý bằng việc in từng lớp vật liệu xếp chồng lên nhau theo mẫu từ bản thiết kế 3D. Vật liệu sử dụng cho công nghệ này bao gồm nhiều loại như chất dẻo, nhôm, thép không gỉ, gốm, thậm chí cả các hợp kim tân tiến. Máy in 3D cho phép in từ đồ chơi đơn giản đến những tòa nhà hay những vật thể đồ sộ, tinh vi mà không cần đến những thiết bị quá phức tạp.
Ứng dụng trong nghệ thuật điêu khắc, công nghệ in 3D không chỉ giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất, mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó giúp cho những bức hình trở nên tinh tế, sống động. Ví dụ, in 3D mô hình tượng nghệ thuật ngày càng phổ biến, và lần đầu tiên trong lịch sử, công nghệ này được ứng dụng để tạo ra mô hình bán thân của tổng thống Mỹ Barack Obama với những chi tiết có độ chính xác cao. Có thể nói, công nghệ in 3D cho phép các nghệ sĩ in ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, kỳ vĩ và rất phức tạp trong tạo hình, kết cấu; giúp họ có thêm không gian để phát huy trí tưởng tượng, hiện thực hóa những cái vô hình, sáng tạo ra những tác phẩm mới lạ. Thậm chí những bản vẽ 2D cũng có thể chuyển thành hình ảnh 3D bằng việc kết hợp giữa những kỹ năng tự in ấn 3D và mô hình hóa kỹ thuật số, cùng với những ý tưởng sáng tạo. Đây là tiền đề giúp tạo ra những vật thể vật lý bằng chính những khái niệm mà trước đây chỉ giới hạn trong phạm vi thiết kế phẳng.
Trong ngành thời trang, các công ty và nhà thiết kế thời trang đã bắt đầu khám phá in 3D trong vài năm qua, điển hình là Adidas và Iris van Herpen. Còn nhà thiết kế Zac Posen đã làm kinh ngạc thế giới với trang phục couture in 3D tuyệt đẹp của mình tại Met Gala năm 2019. Trước đó, Triển lãm Manus x Machina tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York năm 2016 đã giới thiệu một vài kiệt tác như các bộ suit của Chanel được in bằng kỹ thuật 3D, và chỉ ra sự khác biệt giữa hàng may mặc thủ công và hàng may mặc kỹ thuật mới này. Nhiều người đã xem đây là bước ngoặt, mở ra giải pháp cho các ngành công nghiệp dệt may vốn dĩ đang đối mặt với những vấn đề liên quan đến môi trường. Hơn thế, in 3D có độ linh hoạt cao trong sản xuất, vì nó cho phép cập nhật mẫu rất nhanh, chỉ bằng cách thay đổi những thông số trên file thiết kế điện tử; Công nghệ này còn giúp tránh rủi ro tồn đọng hàng, vốn là điều khó tránh khỏi nếu sử dụng phương thức sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ này ở quy mô đại trà vẫn là một sự thách thức, bởi lẽ nó đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật tân tiến và phức tạp.
2.2. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo
Ngày càng nhiều các hoạt động văn hóa, giải trí, du lịch... được tổ chức với sự ứng dụng công nghệ thực tế ảo/thực tế ảo tăng cường, mang đến những trải nghiệm thưởng thức mới mẻ cho công chúng.
Những năm gần đây, lễ hội ánh sáng Countdown Lights tại phố đi bộ Nguyễn Huệ đã trở thành sự kiện đón năm mới không thể thiếu của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2021, vì dịch bệnh nên lễ hội thay đổi hình thức tổ chức, Virtual Countdown Lights với một diện mạo mới khi kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống với công nghệ thực tế ảo mở rộng (XR Extended Reality), thu hút hơn 900.000 lượt xem trực tuyến đêm 31/12/2021 và khoảng 2,5 triệu lượt tương tác trên các nền tảng số. Năm 2022, lễ hội Virtual Countdown Lights là phiên bản nâng cấp của XR, đưa khán giả khám phá “vũ trụ ảo” với 3 sân khấu, mở ra xu hướng “metaverse concert” (Lễ hội “vượt khỏi vũ trụ”) tại Việt Nam.
Những buổi hòa nhạc giờ đây không chỉ diễn ra tại các nhà hát mà hoàn toàn có thể được thực hiện nhờ công nghệ thực tế ảo. Ví như Buổi hòa nhạc ảo trên Roblox (nền tảng trò chơi trực tuyến) của rapper (nghệ sĩ đọc rap) Lil Nas X thu hút 33 triệu lượt xem; Concert OnlineBTS ứng dụng công nghệ AR/XR (năm 2020) thu hút gần 1 triệu người xem từ 191 quốc gia, vùng lãnh thổ và 2,7 triệu người xem cùng lúc (trực tuyến năm 2021), mang về thu nhập hàng chục triệu USD.
Không chỉ với nghệ thuật nghe nhìn, mà cả những hoạt động cần sự gặp mặt và tương tác trực tiếp, giờ đây cũng có thể được tổ chức trên không gian ảo: Ngày hội văn hóa đọc diễn ra từ ngày 27/12/2021, do Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, lần đầu tiên được thực hiện bằng công nghệ thực tế ảo tại Việt Nam. Theo đó, chỉ cần quét mã QR, bất kỳ ai ở đâu và lúc nào cũng có thể tham gia, tiếp cận dễ dàng những nội dung, tài liệu quý, khám phá nhiều không gian văn hóa... cũng như trải nghiệm những tiện ích thú vị trên nền tảng thực tế ảo. Theo ban tổ chức, sự kết hợp giữa thực tế và không gian ảo đã giúp kết nối hiệu quả những người yêu sách, người ham thích đọc, cũng như lan tỏa văn hóa đọc đến mọi người.
Cùng với đó, triển lãm thực tế ảo (VR) đang là một xu hướng được ứng dụng mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, trong đó có nghệ thuật, với ngày càng nhiều tính năng đa dạng, sinh động nhằm chinh phục khán giả nhiều lứa tuổi. Hiện đã có rất nhiều triển lãm tranh kết hợp công nghệ thực tế ảo đã diễn ra trong thời gian gần đây tại Việt Nam: Triển lãm 0 thiết yếu được khởi xướng bởi họa sĩ Phan Thanh Nam và nhóm Việt Sử kiêu hùng. Trên nền tảng họp mặt thực tế ảo Seensio (do một đơn vị tại Việt Nam phát triển) là không gian sự kiện dưới định dạng 3D với 3 khu vực, trưng bày khoảng 80 bức tranh. Nền tảng số này cho phép người tham dự tạo nhân vật 3D đại diện của mình, tương tự hình ảnh đời thực từ dung mạo đến phong cách. Giống như các trò chơi điện tử nhập vai, người tham dự có thể tự do di chuyển để xem tranh, mời bạn bè tham gia, trò chuyện tương tác với nhau và với tác giả các bức tranh. Hình thức này giúp khơi gợi hứng thú của người xem và tạo điều kiện cho bạn bè, người thân có thể “gặp nhau” theo một cách mới mẻ, thú vị trong thế giới ảo.
Hoặc triển lãm Xôn Xao tại Thành phố Hồ Chí Minh là triển lãm thiết kế đồ họa kết hợp công nghệ thực tế ảo tăng cường, giúp khách tham quan không chỉ thưởng thức tranh ở dạng tĩnh mà còn cảm nhận được sự chuyển động và tương tác cùng tác phẩm khi quét điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng đã cài ứng dụng XonXao; Ngoài ra còn có triển lãm Lời thiên thu gọi giới thiệu 32 bức tranh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua nét vẽ của họa sĩ Lê Sa Long... Và còn nhiều triển lãm khác sử dụng công nghệ thực tế ảo tương tự.
Trong hội họa, công nghệ thực tế ảo được mô tả với hình tượng “Họa sĩ vừa đeo kính VR vừa vẽ tranh”. Đây là cụm từ miêu tả họa sĩ người Mỹ Gabriel Gault thể hiện tài năng hội họa của mình trong metaverse (vũ trụ ảo). Thông qua các video vẽ trong vũ trụ ảo của anh trên TikTok, người xem thấy người họa sĩ tài ba này sử dụng kính thực tế ảo Oculus của Meta để truy nhập vào metaverse và vẽ trong đó bằng hai thiết bị điều khiển cầm ở hai tay. Anh đã vẽ hàng chục tác phẩm nghệ thuật, từ chân dung nhân vật nổi tiếng đến các bức họa graffiti.
Không chỉ vậy, công nghệ thực tế ảo cũng không còn lạ với các hoạt động của ngành du lịch. Những năm gần đây, tại Việt Nam, xu hướng này cũng manh nha xuất hiện, đặc biệt sau thời gian cách ly xã hội bởi đại dịch Covid-19, nó càng thể hiện tiềm năng phát triển trong tương lai. Du lịch thực tế ảo có thể được hiểu đơn giản rằng: khi di tích, thắng cảnh đã được số hóa trên môi trường 3D, người dùng chỉ cần đeo kính thực tế ảo và tai nghe, dù đang ở Hà Nội vẫn có thể len lỏi giữa bãi đá cổ Đồng Văn, leo lên cột cờ Lũng Cú, hay thưởng ngoạn những nhũ đá huyền ảo trong động Phong Nha. Thậm chí, du khách có thể tương tác gần như thực tế với thắng cảnh.
Hiện tại, du lịch thực tế ảo đã bước đầu được ứng dụng, ví dụ như Triển lãm thực tế ảo du lịch An Giang và Ngày hội du lịch trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua. Các triển lãm du lịch này cho phép khách tham quan ghé thăm các gian hàng, mua sắm... trực tuyến từ xa thông qua công nghệ VR360. Hay như không gian ảo Tết Nguyên đán đã phục dựng các giá trị tết truyền thống trên nền tảng thực tế ảo, giúp những người ở xa quê được thấy lại không khí ngày tết cổ truyền và gặp gỡ người thân của mình trong thế giới ảo với những cảm xúc chân thực.
Xu hướng sáng tạo thực tế ảo này đang dần trở thành không gian số thiết yếu cho các sự kiện văn hóa, du lịch với những ưu điểm: khả năng tiếp cận số đông người dùng trên toàn thế giới mà không bị giới hạn về không gian và thời gian; tiết kiệm chi phí, xây dựng một lần và trải nghiệm mãi mãi; khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật khi các nội dung được chuyển đổi số và lưu trữ đám mây.
2.3. Sáng tạo bằng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo)
Vượt trên cả những sáng tạo nghệ thuật bằng trí tuệ của con người, ngày nay, sự kết hợp nghệ thuật và công nghệ đã đạt tới bước phát triển đỉnh cao sáng tạo bằng trí tuệ không phải của con người, mà là trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligence).
Trên thực tế, AI đã được ứng dụng vào hội họa từ khá lâu, tuy nhiên, chỉ mới đây nó mới dần trở thành xu thế được người dùng khắp nơi trên thế giới biết đến và trải nghiệm. Một phần xuất phát từ cuộc tranh cãi nảy lửa khi một bức vẽ bằng AI đoạt giải cao nhất trong một cuộc thi nghệ thuật. Đến nay, tranh vẽ bằng AI đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng người dùng internet, đặc biệt là giới trẻ, và cho ra những tác phẩm ấn tượng không thua gì đôi tay tài hoa của các họa sĩ.
Xu hướng này đang dần tạo nên một nghệ thuật mới - nghệ thuật AI. Đây là hình thức sáng tạo hình ảnh dựa trên các miêu tả (càng chi tiết càng tốt) từ người sử dụng. Ví dụ, khi người sử dụng miêu tả tỉ mỉ về một bức tranh anh ta muốn có, AI sẽ xử lý các thông tin được đặt ra và vẽ nên hình ảnh đó trong vài giây. Kết quả đôi khi sẽ khiến người dùng phải bất ngờ vì nó còn hơn cả mong đợi. Những thuật toán AI cho thấy khả năng đáng kinh ngạc nằm ngoài sức tưởng tượng của con người.
Đáp ứng xu hướng đó, những bộ công cụ vẽ tranh AI như DALL-E 2, Midjourney và Stable Diffusion đang bùng nổ trên Internet và trở nên phổ biến một cách nhanh chóng. Ví dụ, DALL-E 2 có hơn 1,5 triệu người dùng, tạo ra hơn hai triệu hình ảnh mỗi ngày, trong khi máy chủ Discord chính thức của Midjourney có hơn 3 triệu thành viên. Không ít họa sĩ, nhà thiết kế đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để thiết kế đồ họa hoặc tạo ra sản phẩm “nháp”, giúp họ tiết kiệm được một khoảng thời gian và công sức đáng kể trong công việc. Nhà điêu khắc người Mỹ Benjamin Von Wong thậm chí đánh giá DALL-E là “món quà trời cho”. Tuy vậy, sự bùng nổ của công nghệ này đã gây ra một cơn “địa chấn” trong giới sáng tạo, đặc biệt là với nhà thiết kế đồ họa và họa sĩ tự do, khi họ lo sợ rằng AI sẽ thay thế các họa sĩ.
*
*      *
Có thể thấy, hiện nay văn hóa hoàn toàn không tách rời, mà gắn bó chặt chẽ, kết hợp nhuần nhuyễn và hài hòa với khoa học - công nghệ, tạo nên một bước tiến mới với những thành tựu rất đáng ghi nhận, cùng những tác phẩm ấn tượng, vượt xa cả trí tưởng tượng.
Điều này là minh chứng rõ nét và hùng hồn về ý nghĩa và giá trị vượt thời gian của Đề cương về văn hóa năm 1943, khi Đề cương định hướng rằng tính khoa học là một tiêu chí của sự phát triển văn hóa Việt Nam.

GIÁ TRỊ CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM”
TRONG CÔNG TÁC VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI, PHÁT HUY SỨC MẠNH MỀM QUỐC GIA
TS. NGUYỄN PHƯƠNG HÒA*
Đ
ề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 - Cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa là một văn kiện có giá trị lịch sử, đề ra thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp luận duy vật biện chứng, trở thành ngọn đuốc soi đường, thức tỉnh, khơi dậy tinh thần yêu nước, quy tụ, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trí thức, văn nghệ sĩ, những người hoạt động văn hóa yêu nước Việt Nam, đóng góp vào quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới và thành công của cách mạng Việt Nam. Đề cương đã đặt nền móng về lý luận cho nhiều vấn đề quan trọng của văn hóa Việt Nam như: chức năng, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội, quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị,... Sau 80 năm lịch sử, nhiều nội dung, quan điểm, nguyên tắc của Đề cương văn hóa Việt Nam, đặc biệt là ba nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam là “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa” và “khoa học hóa” vẫn còn nguyên giá trị, trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các văn kiện của Đảng về văn hóa, nghệ thuật, định hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đáp ứng các yêu cầu phát triển đất nước bền vững. Những nguyên tắc này hết sức ý nghĩa trong công tác văn hóa đối ngoại của Việt Nam, phát huy sức mạnh mềm quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
_____________
* Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế.
1. Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa - phát huy sức mạnh mềm văn hóa dân tộc trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Trong thế giới toàn cầu hóa, việc mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế là một yêu cầu và xu thế tất yếu để phát triển. Trong quá trình đó, vai trò của văn hóa ngày càng được coi trọng. Thông qua văn hóa, việc thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đối nội và đối ngoại cụ thể, trước hết là các lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, củng cố an ninh, mở rộng ảnh hưởng và nâng cao vị thế quốc tế, khẳng định sức mạnh mềm quốc gia trên trường quốc tế. Vì lẽ đó, văn hóa trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu, nếu không nói là tiên phong, tạo niềm tin, thiết lập và mở rộng quan hệ. Trong nhiều trường hợp, văn hóa có thể đi trước tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác của mỗi quốc gia.
Trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, hơn bao giờ hết, cần thấm nhuần nguyên tắc dân tộc hóa. Những nét truyền thống, đặc sắc của nền văn hóa nghệ thuật dân tộc là các yếu tố dệt nên bản sắc, là điều khiến cho mỗi con người biết mình là ai, đến từ đâu, gắn kết và thuộc về cộng đồng nào. Bản sắc dân tộc chính là căn cước của nền văn hóa quốc gia, thấm đẫm trong nội dung và hình thức thể hiện, xác lập một vị thế riêng không bị trộn lẫn, hòa tan trong thế giới phẳng toàn cầu. Làm nên “bản sắc dân tộc” Việt Nam đó chính là “những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước”1. Tinh thần của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đặt nhiệm vụ xây dựng một nền văn hóa phát triển độc lập, chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa. Tư tưởng ấy vẫn còn giá trị đến ngày nay. Trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, đặc biệt với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ số và internet, những nguy cơ xâm nhập ngoại lai của văn hóa phẩm có nội dung không lành mạnh, xâm lăng văn hóa từ các nền công nghiệp phát triển ngày càng hiện hữu. Chỉ khi một cơ thể khỏe mạnh mới có sức đề kháng với virus từ bên ngoài. Để phát triển nền văn hóa dân tộc cần
_____________
1.  Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
xây dựng môi trường văn hóa lành mành, phát huy tự do sáng tạo, nuôi dưỡng tài năng. Nhà nước cần hoàn thiện thể chế, tăng cường đầu tư cho văn hóa, có các chế độ đãi ngộ cho văn nghệ sĩ, bảo vệ bản quyền, đẩy mạnh giáo dục nghệ thuật trong thế hệ trẻ, từng bước xây dựng khán giả và đội ngũ sáng tạo trong tương lai.
Đại chúng hóa là xây dựng một nền văn hóa vì nhân dân, của nhân dân, để tất cả mọi tầng lớp nhân dân có thể tham gia hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật, góp phần hình thành nên các giá trị văn hóa mới. Văn hóa nghệ thuật không phải chỉ thuộc về tầng lớp tinh hoa, trí thức, mà phải gần gũi với đông đảo quần chúng, phục vụ quần chúng. Đây là tư tưởng hết sức tiến bộ, đi trước thời đại mà bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đề ra, xuất phát từ nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác “nghệ thuật vị nhân sinh”. Chính sách văn hóa của Pháp tại thuộc địa là truyền bá văn hóa ngu dân, đàn áp các nhà văn hóa cách mạng dân chủ chống phát xít, đồng thời sử dụng những thủ đoạn mị dân, tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa ái quốc hẹp hòi... Phải đến thập niên 60 của thế kỷ XX, Pháp - nơi nơi được coi là cha đẻ của chính sách văn hóa công và là nước đầu tiên thể chế hóa, thành lập Bộ Văn hóa (1959) đã tiến hành quá trình “dân chủ hóa văn hóa”. Tuy nhiên, tiến trình này được cho là vẫn mang quan điểm thực dân khi đem “văn hóa” đến với quần chúng theo cách tạo điều kiện cho đại chúng được tiếp cận với văn hóa của tầng lớp tinh hoa. “Đại chúng hóa” hay “dân chủ văn hóa” phải được hiểu là quyền văn hóa của người dân được tham gia vào đời sống văn hóa. Đây cũng là giá trị được khẳng định tại Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948: “Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy”. Ngày nay, những giá trị phổ quát này tiếp tục được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Mọi người có quyền... sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó” (Điều 40); “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41).
Khoa học hóa theo Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ, chống lại những xu hướng lập dị, thần bí, duy tâm, mê tín, dị đoan... Nguyên tắc này tiếp tục được Đảng cụ thể hóa ở tính “tiên tiến” của nền văn hóa cách mạng Việt Nam được đưa ra tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII: “Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung”. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại cần ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 vào quy trình sáng tạo, sản xuất, phân phối, trưng bày và hưởng thụ để tránh nguy cơ tụt hậu, đánh mất thị trường trong nước vào tay các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ văn hóa nước ngoài. Không những làm chủ thị trường nội địa, các nghệ sĩ, các nhà sáng tạo, sản xuất của Việt Nam cần tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường các nước trên thế giới mà các nền tảng số đưa lại. Chuyển đổi số, văn hóa số sẽ trở thành những công cụ quan trọng góp phần phát triển văn hóa dân tộc trong thời đại số, khai thác giá trị kinh tế của văn hóa thông qua việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời lan tỏa sức mạnh mềm quốc gia trên trường quốc tế, làm cho người dân trên thế giới biết đến Việt Nam, yêu mến Việt Nam, ủng hộ các quyết định của Việt Nam và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, du lịch đến Việt Nam.
Thông qua văn hóa, những thông tin, hình ảnh, giá trị tiêu biểu, tích cực về đất nước, con người, bề dày lịch sử, truyền thống của quốc gia sẽ được lan tỏa, phổ biến, tạo được cảm xúc tốt đẹp, lòng tin đối với cộng đồng quốc tế. Văn hóa góp phần quan trọng tạo nên tính đặc trưng, khác biệt, ấn tượng, tạo sự thu hút, hấp dẫn, tính cạnh tranh, sức thuyết phục đối với thương hiệu quốc gia, tang cŭ ờ̛ ng sự hiẹn dî ẹn và ̂ ảnh hư ởng của Việt Nam, khẳng định vị thế, uy tín quốc gia tren trû ờ̛ ng quốc tế.
2. Các định hướng nhằm đẩy mạnh triển khai công tác văn hóa đối ngoại trong thời gian tới
Trong những năm tới, tình hình khu vực và thế giới có nhiều thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu mới cao hơn, phức tạp hơn. Mặc dù các xung đột vũ trang và thách thức an ninh phi truyền thống diễn biến khó lường, hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển nhanh, mang tính đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu.
Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”1.
Văn hóa đối ngoại được thực hiện bởi mọi tầng lớp xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và xây dựng thông điệp hình ảnh quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Trong những năm qua, hoạt động văn hóa đối ngoại của Việt Nam cơ bản bám sát, phục vụ tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần phát huy sức mạnh đối ngoại toàn diện của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại của Việt Nam, thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, cần tập trung thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/9/2021 về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam với các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
_____________
1. Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019), https://vnexpress.net/tong-bi-thu-datnuoc-chua-bao-gio-co-duoc-co-do-nhu-ngay-nay-3877029.html.
- Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa, đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách phát triển ngành văn hóa theo hướng giải phóng sức sáng tạo, để “văn hóa, sáng tạo trở thành động lực của sự phát triển bền vững”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại nói riêng, theo đó, “văn hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc gia, là sức mạnh mềm của dân tộc”, có vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước.
- Thứ hai, nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hóa, tập trung phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Thứ ba, về tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia:
+ Chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, phát huy sức mạnh mềm văn hóa, góp phần quan trọng vào sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo dựng môi trường hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quốc tế quy mô, uy tín. Tham gia vào các sự kiện văn hóa lớn toàn cầu như EXPO, các Biennale nghệ thuật, Liên hoan phim quốc tế như Cannes, Berlin, Vernice, Oscar..., các giải thể thao quốc tế uy tín...
+ Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc; hỗ trợ các địa phương có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia tổ chức các chương trình giao lưu quảng bá, giới thiệu văn hóa địa phương với các nước bạn.
+ Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, trong đó ưu tiên các địa bàn trọng điểm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ... Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, các chủ thể văn hóa Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam. Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.
+ Phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO ghi danh, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai Đề án tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
+ Chủ động tham gia, thể hiện vai trò tích cực tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế về văn hóa, cử người làm việc và ứng cử tại các cơ quan chuyên môn cửa các tổ chức này. Hình thành đội ngũ tham tán văn hóa, tùy viên văn hóa tại các cơ quan đại diện ngoại giao để làm tốt công tác ngoại giao văn hóa.
- Thứ tư, để công tác văn hóa đối ngoại đạt hiệu quả, cần có các chính sách, biện pháp nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa độc đáo; hình thành cơ chế phối hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa; hình thành các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.
- Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số: Thúc đẩy phát triển văn hóa số, chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc quảng bá và tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại để bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, minh chứng cho sự “tiên tiến”, tính “khoa học” của nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
- Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực quản lý, sáng tạo và sản xuất trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài, tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học về chính sách văn hóa, nghệ thuật với các tổ chức nghiên cứu khoa học nước ngoài; đẩy mạnh công bố quốc tế các công trình khoa học về văn hóa, nghệ thuật.
- Thứ bảy, về hợp tác liên ngành:
+ Công tác văn hóa đối ngoại cần sự đồng hành chặt chẽ của hệ thống các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao cũng như sự song hành của công tác thông tin đối ngoại, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông báo chí để lan tỏa những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam ra thế giới. Trong hành trình quảng bá hình ảnh quốc gia, mỗi người trong chúng ta, các đại sứ, các cán bộ ngoại giao, từng người Việt Nam ở trong và ngoài nước đều là Đại sứ văn hóa của Việt Nam, đem nụ cười thân thiện, mến khách, lòng nhân ái, truyền thống nhân văn, nghĩa tình, gửi gắm đến bạn bè quốc tế thông điệp về một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển.
+ Các cơ quan, bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai Chỉ thị số 25-CT/TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa Đối ngoại của Việt Nam, xây dựng các thương hiệu, sản phẩm văn hóa đối ngoại đặc sắc, là thế mạnh; bố trí nguồn lực để thực hiện kế hoạch quảng bá tại nước ngoài trên cơ sở cơ chế điều phối chung, vai trò nhạc trưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai công tác văn hóa đối ngoại từ Trung ương đến địa phương, nhằm huy động và sử dụng hiệu quả sức mạnh của các địa phương, doanh nghiệp trong công tác quảng bá hình ảnh quốc gia ở nước ngoài. Các bộ, ngành, địa phương dành quan tâm, hưởng ứng cử đoàn tham gia các sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch, Lễ hội Việt Nam tại nước ngoài, liên hoan văn hóa nghệ thuật quốc tế... đồng thời, tạo điều kiện đón các đoàn nghệ sĩ quốc tế đến biểu diễn, các đoàn làm phim nước ngoài, các đoàn báo chí truyền thông quốc tế đến tác nghiệp tại địa phương.
*
* *
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi chủ trương, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước trên mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội và bản thân chính sách văn hóa), qua đó, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Trong sự nghiệp đó, với thế và lực mới, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác văn hóa đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, bám sát các nguyên tắc Dân tộc - Đại chúng - Khoa học để phát huy sức mạnh mềm văn hóa, chinh phục thế giới bằng sự hấp dẫn của nền văn hóa Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, đổi mới sáng tạo với các sản phẩm, dịch vụ văn hóa mới, đóng góp vào việc giải quyết những thách thức chung của toàn cầu và dệt nên bức tranh đa màu rực rỡ của các nền văn hóa thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn: “phát triển hết cái hay, cái đẹp của dân tộc, tức là ta cũng đi tới chỗ nhân loại”, “Văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình, và văn hóa của mình sẽ chiếm được một địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới”1.
_____________
1. Hoài Thanh: Có một nền văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hà Nội, 1946, tr.25. (Dẫn theo Phạm Lan Oanh: Ý nghĩa và giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 524, tr.3-8.

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DÂN TỘC HÓA,
ĐẠI CHÚNG HÓA, KHOA HỌC HÓA CỦA
“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943 VÀO VIỆC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
QUA QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”
CỤC VĂN HÓA CƠ SỞ
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Đ
ề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 với nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa là định hướng cho mọi hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. 80 năm qua, trải qua những giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc, ba nguyên tắc ấy luôn được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
Tại thời điểm Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời, dân tộc hóa gắn liền với cuộc cách mạng giành độc lập cho đất nước; đại chúng hóa là làm cho văn hóa gần gũi với đông đảo quần chúng; khoa học hóa là đánh đổ mọi nhận thức sai lệch, làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ. Việc hiện thực hóa các nguyên tắc cũng theo dòng chảy lịch sử của dân tộc mà có sự điều chỉnh, bổ sung.
Năm 1947, để chuẩn bị cho những tư tưởng lớn về xây dựng nền văn hóa dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Đời sống mới” nhằm hướng dẫn cán bộ và nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới. Người đã chỉ ra bản chất của việc xây dựng đời sống mới chính là việc ứng xử một cách hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới, truyền thống và hiện đại như một quy luật kế thừa văn hóa: “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ... Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý... Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm... Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”1.
Kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm, kết quả đạt được của phong trào “Đời sống mới”, vào những năm 1960, sáu gia đình ở thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long (Hưng Yên) đã tự nguyện giao ước thi đua với nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Hạt giống 6 gia đình này gieo mầm nhanh chóng lan tỏa và Ngọc Long trở thành nơi khởi nguồn của phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong cả nước. Đến năm 1990, làng Trang Liệt (Bắc Ninh) và làng Đông Cao (Thanh Hóa), dân làng cùng nhau thảo luận xây dựng Quy ước làng văn hóa và cùng nhau thực hiện. Năm 1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả và công nhận việc xây dựng làng văn hóa là hợp lòng dân và nhân rộng mô hình ra cả nước, mở đầu cho cuộc vận động xây dựng làng văn hóa.
Về chủ trương đường lối của Đảng, từ bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 và trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đất nước, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo đến phát triển văn hóa. Văn kiện Đại hội V của Đảng (1981) có nêu một nhiệm vụ cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bảo đảm nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, phường, ấp đều có đời sống văn hóa. Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đã phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Ngày 21/4/2000, tại tỉnh Quảng Nam, đã tổ chức Lễ ra mắt và phát động triển khai Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong cả nước. Đến Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa được khẳng định sâu sắc và toàn diện hơn. Nghị quyết nhấn mạnh mục đích và quan điểm: Xây dựng môi
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.112.
trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách... Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế1. Về nội dung xây dựng môi trường văn hóa: Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội2. Cũng trong Nghị quyết này, Đảng ta đã xác định một số nhiệm vụ mới là xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện thị trường văn hóa. Tiếp đó, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Để phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Có cơ chế, chính sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của nhân dân”3. Trong đó, vấn đề “xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh, hội nhập quốc tế” được xác định là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.
Đặc biệt, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh “văn hóa còn là dân tộc còn” và đề ra 6 nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp và quan điểm “Văn hóa phải được đặt
_____________
1, 2. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2014, tr.47-49, 51.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.144.
ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” nhằm xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển văn hóa dân tộc.
Ngay từ đầu năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động chủ đề công tác năm “Năm xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”. Có thể nói, “xây dựng môi trường văn hóa” là vấn đề được toàn ngành văn hóa hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố bồi đắp giá trị chân - thiện - mỹ. Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, thông qua việc đổi mới tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở, cải thiện chất lượng hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, nâng cao chất lượng hoạt động thể thao quần chúng, góp phần phát huy nhân tố con người; tăng cường, bảo vệ sức khỏe cá nhân, cộng đồng và xã hội; thu hút mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên sự gắn kết hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh... Đó chính là những nội hàm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm sâu sắc hơn nội dung của phong trào qua các thời kỳ.
Có thể nói, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là sợi dây đan kết các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và gắn với các phong trào khác: “Gắn kết và phát huy vai trò của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với phát triển văn hóa nông thôn; xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới”1. Quán triệt tinh thần đó, ngành văn hóa đã luôn nỗ lực để
_____________
1. Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 “Phê duyệt chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”.
nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở, đây luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện hiệu quả ở các cấp Trung ương và địa phương. Đến nay, phong trào đã triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc được 23 năm, đã thấm sâu vào mọi tầng lớp xã hội. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân, đã huy động sức người, sức của, phát huy sức mạnh toàn dân tộc vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của các địa phương.
Các gia đình văn hóa là hạt nhân nòng cốt, tích cực, gương mẫu chấp hành quy ước, hương ước cộng đồng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng... Các gia đình văn hóa tiêu biểu, điển hình, mẫu mực là những gia đình lao động sản xuất, làm kinh tế giỏi, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tương thân tương ái ở cộng đồng dân cư... nhiều gia đình văn hóa có thành tích xuất sắc trong công tác, lao động và học tập đã được biểu dương khen thưởng kịp thời qua các năm.
Chất lượng các làng, bản văn hóa ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực và quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới, cũng như phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Tại các làng, thôn, bản văn hóa, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, mức sống của nhân dân được nâng cao, an ninh trật tự được bảo đảm, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, môi trường cảnh quan sạch đẹp.
Các tiêu chí xây dựng bản, tổ dân phố văn hóa được nhân dân đón nhận và cụ thể hóa trong quy ước, hương ước của địa phương. Phong trào đã và đang đem lại những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng: hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, các tổ chức chi bộ, chính quyền, đoàn thể hoạt động có hiệu quả; kỷ cương phép nước được giữ vững, dân chủ được mở rộng, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, tệ nạn xã hội dần được đẩy lùi.
Thực hiện xây dựng phong trào chính là góp phần xây dựng môi trường văn hóa, vấn đề này được các cấp ủy đảng, chính quyền vào cuộc quyết liệt với nhiều cơ chế, chính sách mới được ban hành, huy động được sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân, nhờ đó môi trường văn hóa ở mỗi khu phố, làng bản, thôn ấp hay trong không gian của mỗi gia đình, nhà trường, cơ quan, đơn vị có những chuyển biến tích cực.
Các phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa được triển khai rộng khắp trên cả nước, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Nhiều phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Thi đua thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang”; “Phong trào xây dựng làng văn hóa, khu phố, ấp văn hóa, gia đình văn hóa”... đã tạo những chuyển biến tích cực trong các cơ quan, đơn vị, trường học, công ty, xí nghiệp, khu dân cư,...
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thực sự trở thành cuộc vận động văn hóa lớn, nhận được sự hưởng ứng và tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, là sợi dây gắn kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động trên toàn quốc. Những thành quả từ các phong trào này đã góp phần kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, huy động sức mạnh của cộng đồng, đoàn kết trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học, khu dân cư thành những môi trường văn minh, hiện đại.
Trong thực tế triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có những cách làm hay, thiết thực, hiệu quả. Phong trào xây dựng văn hóa công sở, văn hóa công vụ cũng đã được các cơ quan nhà nước triển khai, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách hành chính, nâng cao tính kỷ cương, minh bạch, trách nhiệm của nền hành chính công vụ cũng như đạo đức công vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Trong các công ty, xí nghiệp, môi trường lao động, sản xuất, môi trường kinh doanh cũng được quan tâm cải thiện. Việc thực hiện xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, phát huy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, vì sự phát triển doanh nghiệp hiệu quả, bền vững.
Xét theo không gian, từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, mặc dù hiệu quả triển khai xây dựng môi trường văn hóa của các địa phương không hoàn toàn đồng nhất nhưng không thể phủ nhận rằng các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa, khu dân cư văn hóa,... đã làm thay đổi từ những yếu tố bên ngoài như diện mạo cảnh quan, hệ thống thiết chế văn hóa đến các hoạt động văn hóa, các giá trị ngầm ẩn bên trong. Tiêu biểu là phong trào xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới không chỉ làm thay đổi diện mạo, cảnh quan văn hóa làng quê mà chất lượng đời sống văn hóa của người dân cũng được cải thiện, nâng cao với những cơ hội, điều kiện về giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí ngày càng được đáp ứng đầy đủ, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tệ nạn xã hội sẽ được kiểm soát, đẩy lùi, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của chân, thiện, mỹ.
Về nhiều làng quê hiện nay, không gian, cảnh quan văn hóa có nhiều đổi khác, đan xen với những nét đẹp văn hóa truyền thống (hình ảnh của ngôi đình, ngôi chùa cổ kính, lũy tre, cây đa, con đê đầu làng thân thuộc...) là khung cảnh của những khu phố mới khang trang, hiện đại với nhịp phát triển kinh tế nhanh, tạo không khí phấn khởi, vui tươi - động lực lớn để con người không ngừng nỗ lực, cố gắng phấn đấu, góp phần làm cho làng quê ngày càng trù phú, văn minh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác xây dựng môi trường văn hóa thời gian qua cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế. Đánh giá về thực trạng này, Đảng ta chỉ rõ: Môi trường văn hóa, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền còn lớn; đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Thời gian qua, một số cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, do buông lỏng quản lý, thực thi pháp luật chưa nghiêm dẫn đến tình trạng không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm kỷ cương phép nước, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào tham nhũng, chà đạp lên những giá trị, lợi ích quốc gia dân tộc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường văn hóa, làm suy giảm niềm tin giữa nhân dân với Đảng, chính quyền; đã thi hành kỷ luật nhiều tổ chức đảng và đảng viên, trong đó có các cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường văn hóa không chỉ diễn ra ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp mà ngay cả một số không gian văn hóa vốn được coi là nơi nuôi dưỡng cho những giá trị tốt đẹp cũng có những dấu hiệu rạn vỡ. Trong gia đình, do mâu thuẫn lợi ích cũng đã dẫn đến xung đột “tan cửa, nát nhà”. Những mối quan hệ rường cột như cha - con, anh - em, chồng - vợ cũng bị đồng tiền hoặc các tệ nạn xã hội làm cho lung lay. Sự xung đột giữa các thế hệ tuy không quá gay gắt như một số quốc gia khác trên thế giới nhưng cũng ẩn chứa những sóng ngầm mà nếu không sớm tìm biện pháp hóa giải thì sẽ dẫn đến nguy cơ va chạm. Sự phát triển của công nghệ, truyền thông đã làm thay đổi các hình thức liên kết xã hội truyền thống. Nhiều người rơi vào tình trạng cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Môi trường học đường cũng xuất hiện nhiều tiêu cực đáng lo ngại. Văn hóa ứng xử giáo viên - học sinh, giáo viên - phụ huynh, học sinh - học sinh có dấu hiệu lệch chuẩn. Nạn bạo lực học đường, hiện tượng chạy điểm, chạy trường,... không những ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, mà nguy hại hơn là ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, đến nhân cách và niềm tin của thế hệ tương lai đất nước.
Môi trường văn hóa ở nhiều nơi bị “ô nhiễm” xuất phát từ nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, nhất là những tác động của bối cảnh, tình hình phức tạp trong và ngoài nước, mặt trái của nền kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập quốc tế; việc ban hành quy định, hướng dẫn về xây dựng môi trường văn hóa nói chung chưa đồng bộ, công tác kiểm tra, giám sát chưa nghiêm. Ngoài ra, một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến phát triển văn hóa nói chung, xây dựng môi trường văn hóa nói riêng. Chính vì thế, các phong trào, chương trình, kế hoạch hoạt động văn hóa diễn ra còn mang tính hình thức, thời vụ. Các nguồn lực đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với vị thế của văn hóa.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước, coi đó là “nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”1. Để phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, cần phải tập trung nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa.
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.47.
Thứ nhất, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân, đặc biệt là nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hóa. Khi đánh giá đúng mức tầm quan trọng của xây dựng môi trường văn hóa trong phát triển, hoàn thiện nhân cách con người cũng như trong thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội thì sẽ có những ứng xử, hành động phù hợp. Bên cạnh đó, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên ban chỉ đạo; khơi dậy trách nhiệm cộng đồng, tinh thần đoàn kết nhằm nhân rộng, lan tỏa trong đời sống xã hội những giá trị tốt đẹp, đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội.
Thứ hai, cần tiếp tục đẩy mạnh thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng môi trường văn hóa. Quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa nói chung, về xây dựng môi trường văn hóa nói riêng đã được phát triển, bổ sung, ngày càng toàn diện và sâu sắc. Tuy nhiên, để quan điểm, đường lối, chủ trương đó đi vào cuộc sống cần có sự thể chế hóa thành hệ thống luật pháp, chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Thậm chí, mỗi bộ, ngành, địa phương cũng cần chủ động trong xây dựng các kế hoạch để triển khai cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, cũng cần ban hành chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại những giá trị cộng đồng, làm “ô nhiễm” môi trường văn hóa. Có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi những thông tin xấu độc, những xuất bản phẩm kém giá trị, tuyên truyền những tư tưởng thù hằn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là những thông tin bịa đặt, xuyên tạc trên internet và mạng xã hội.
Thứ ba, cùng với quá trình đẩy mạnh thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng là phải tổ chức thực hiện bảo đảm tính khoa học, tính liên thông, tính hiệu quả. Việc xây dựng môi trường văn hóa phải là công việc của tất cả các bộ, ngành, địa phương chứ không chỉ là công việc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mưu cho Chính phủ những kế hoạch tổng thể, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; còn mỗi bộ, ngành, địa phương trên cơ sở đặc thù của mình xây dựng những kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, cũng phải có sự thống nhất giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách cũng như sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong quá trình “cộng đồng trách nhiệm” xây dựng môi trường văn hóa. Nếu không có sự phân công trách nhiệm rõ ràng thì dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý.
Thứ tư, tiếp tục triển khai có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động có ý nghĩa như: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Thực hành nếp sống văn minh trong cưới, việc tang, lễ hội”; “Xây dựng làng bản, khu phố, gia đình văn hóa”... Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tấm gương tiêu biểu, những cơ quan, đoàn thể có cách làm hay, sáng tạo, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng môi trường văn hóa để lan tỏa những giá trị tốt đẹp, đồng thời đẩy lùi cái xấu xa, thấp hèn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Điều đó cho thấy, sức ảnh hưởng, lan tỏa của những tấm gương sáng về tinh thần, trách nhiệm với cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường văn hóa có ý nghĩa quan trọng, truyền đi những thông điệp nhân văn để khuyến khích, động viên mọi người tích cực học tập, làm theo.
Thứ năm, cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của người dân trong xây dựng môi trường văn hóa. Người dân có quyền tiếp cận thông tin, tham gia vào các khâu của chu trình chính sách văn hóa, từ góp ý cho xây dựng chính sách đến phản hồi chính sách. Xây dựng môi trường văn hóa chỉ thành công khi đông đảo người dân tự nguyện tham gia. Muốn vậy, cần cho người dân hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia xây dựng môi trường văn hóa. Để thúc đẩy sự tham gia của người dân, cần sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng cũng như sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thứ sáu, để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, việc quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa đầy đủ, đồng bộ có ý nghĩa quan trọng. Các công trình văn hóa, các khu vui chơi giải trí, nhà văn hóa cộng đồng, sân vận động, khu liên hiệp thể thao, thư viện, câu lạc bộ nghệ thuật, công viên, trung tâm sinh hoạt cộng đồng,... nếu được quan tâm, đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại ở các xã, phường, thị trấn với những hoạt động, phong trào văn hóa, văn nghệ được tổ chức định kỳ, thường xuyên sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi để người dân thực hành, sáng tạo và thụ hưởng những sản phẩm văn hóa, từ đó nâng cao năng lực, trình độ nhận thức, tạo đời sống văn hóa tinh thần phong phú với không khí hồ hởi, vui tươi để con người hăng say trong lao động, sản xuất, góp phần dựng xây quê hương, đất nước, đẹp giàu.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú với những giá trị nhân văn, tiến bộ là nhiệm vụ trọng yếu để phát triển văn hóa dân tộc hiện nay. Việc xây dựng môi trường văn hóa sẽ góp phần tạo ra những con người mới có nhân cách, đạo đức, tri thức, năng lực và bản lĩnh, đồng thời khắc phục và đẩy lùi cái xấu, cái ác ra khỏi đời sống xã hội. Môi trường văn hóa lành mạnh là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và củng cố an ninh - quốc phòng. Để khắc phục những hạn chế, phát huy những thành tựu đã đạt được, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đồng bộ như tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.

ĐỂ VĂN HÓA TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
PGS.TS. NGUYỄN VĂN DÂN*
1. Văn hóa với phát triển
Với quan niệm coi phát triển là một công cuộc biến đổi tổng thể, toàn diện, theo hướng tiến bộ, bao gồm nhiều nhân tố khác nhau, trong đó văn hóa giữ vai trò chủ đạo, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã có nhiều khuyến cáo với những nước nào chỉ chú ý đến phát triển kinh tế mà bỏ qua văn hóa. Khi phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa”, UNESCO đã khẳng định: “Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau”, và “phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội”1. Đó là quan điểm coi văn hóa là công cụ để phát triển xã hội. Về cơ bản, đây là một quan niệm đúng. Nó cũng có thể tương đương với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng văn hóa là động lực của sự phát triển: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.
Tuy nhiên cần phân biệt “động lực” với “nguyên nhân”. Bởi vì, do không phân biệt được động lực với nguyên nhân, cho nên hiện đang có luồng ý kiến khá phổ biến cho rằng văn hóa là cái giải thích cho mọi trình độ phát triển xã hội; rằng chỉ cần dựa vào văn hóa, thậm chí còn là văn hóa truyền thống, là có thể phát triển vượt bậc. Đây là một quan niệm rất sai lầm và đã bị Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) phê phán nghiêm khắc. UNDP đã gọi quan niệm đó là quyết định luận văn hóa. Đây là quan niệm của một số người như Max Weber (Đức), Samuel Huntington (Hoa Kỳ)... Năm 1901, nhà xã
_____________
* Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
1. Tuyên bố của Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor, 1988. Trích theo Hoàng Trinh: Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.5.
hội học Weber đã cho xuất bản cuốn sách Đạo đức học Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở quan sát và phân tích sự thành công của những nước tư bản theo đạo Tin Lành như Anh, Đức... ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, Weber cho rằng văn hóa, và đặc biệt là đạo Tin Lành, là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Trong cuốn sách Culture Matters (Văn hóa là quan trọng) của Lawrence Harrison và Samuel Huntington (2000), hai tác giả đã phân tích tình hình hai nước Ghana và Hàn Quốc để cho rằng, với xuất phát điểm giống nhau từ đầu những năm 1960, hai nước đã đi đến chỗ có hai trình độ phát triển khác nhau: Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới, còn Ghana vẫn là một nước chậm phát triển. Và hai ông quy nguyên nhân thành công của kinh tế Hàn Quốc và cả nguyên nhân thất bại của kinh tế Ghana cho văn hóa.
UNDP đã phê phán hai quan điểm trên đây với minh chứng cho thấy rằng:
Quan điểm của Weber chỉ là một quan điểm kinh nghiệm chủ nghĩa máy móc. Nếu như kinh nghiệm thế kỷ XIX cho thấy hai nước tư bản Anh và Đức phát triển mạnh, thì thực tế thế kỷ XX lại cho ta những ví dụ về sự phát triển cao của những nước Thiên Chúa giáo như Pháp, Italia và một loạt các nước ngoài đạo Tin Lành khác. Còn về quan điểm của Huntington thì UNDP cho rằng sự thành công của Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoài văn hóa, như sự hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa Hàn Quốc với Nhật Bản và Hoa Kỳ, cùng những cải cách rất quả quyết về chính sách công của Hàn Quốc.
Ngoài ra còn xuất hiện một đợt sóng mới của quyết định luận văn hóa, nó quy trách nhiệm về những sự thất bại của kinh tế và của toàn cầu hóa cho những nhược điểm cố hữu trong văn hóa, đặc biệt ở châu Phi. Theo UNDP: “Đây là những ý tưởng nguy hiểm có thể dẫn đến những kết luận cực đoan về chính sách. Bởi vì, nếu có một nền văn hóa trong một xã hội bị coi là không thích hợp với tăng trưởng kinh tế và với dân chủ, thì người ta sẽ dễ dàng cho rằng chúng sẽ phải bị trấn áp hoặc bị đồng hoá. Nói một cách khái quát hơn, nếu sự thoái bộ của châu Phi có thể bị đổ lỗi cho văn hóa, thì người ta còn quan tâm đến các chính sách chính trị và kinh tế hoặc đến việc viện trợ của nước ngoài làm gì?”1.
_____________
1. UNDP: Human Development Report 2004: Cultural liberty in today’s diverse world (Báo cáo phát triển con người 2004 của UNDP: Tự do văn hóa trong thế giới đa dạng ngày nay), http://hdr.undp.org/reports/global/2004, Chapter 2, p.38.
UNDP còn phê phán một cách rất xác đáng rằng, không thể quy nguyên nhân thành công trong phát triển của Nhật Bản cho “văn hóa truyền thống” như nhiều người quan niệm, khi mà quan hệ tương tác với phương Tây công nghiệp hóa vào giữa thế kỷ XIX đã đưa đến sự hưng thịnh thời Minh Trị của đất nước này. Quan niệm quyết định luận văn hóa lấy Nhật Bản làm ví dụ cũng là một quan niệm rất phổ biến ở Việt Nam1 mà từ năm 1997 chúng tôi cũng đã có dịp phản chứng2. Theo UNDP: “Quyết định luận văn hóa tỏ ra là một lý thuyết tụt hậu một bước so với thực tế”3; rằng “quan điểm coi văn hóa châu Phi là cái làm cho nó thất bại trong phát triển là một sai lầm. Châu Phi có nhiều khó khăn chung của nó nằm ngoài văn hóa, và nó cũng có nhiều yếu tố chung nằm ngoài văn hóa có thể thích hợp cho cuộc đấu tranh vì sự phát triển của nó”4.
Như vậy, có lẽ ta nên hiểu vai trò động lực của văn hóa như là một tiềm năng thúc đẩy sáng tạo, chứ không phải như một cây gậy vạn năng quyết định mọi lĩnh vực phát triển của xã hội. Trong tinh thần này, UNESCO cho rằng đa dạng văn hóa “là một trong những nguồn lực của sự phát triển, được hiểu không chỉ về mặt tăng trưởng kinh tế, mà còn như là phương tiện để đạt tới một sự tồn tại về mặt trí tuệ, tình cảm, đạo đức và tinh thần một cách thỏa đáng”5. Ở đây, UNESCO chỉ coi văn hóa là “một trong những nguồn lực của sự phát triển”, chứ không phải văn hóa là cái có thể giải thích được cho mọi sự phát triển, hay nói cách khác, văn hóa không phải là cái quyết định đối với
_____________
1. Chẳng hạn tác giả Đỗ Văn Khang đã viết: “Có những dân tộc chưa mạnh về kinh tế, nhưng văn hóa của họ có bản lĩnh, bản sắc riêng. Nhờ đó, họ có thể vượt qua những phong ba, bão táp mà dần dần đưa nền kinh tế của họ lên đỉnh cao. Nhật Bản đã cho chúng ta một kinh nghiệm quý”, nguồn: “Nền văn nghệ trên đường đi tới”, Báo Nhân dân chủ nhật, số 14, ngày 4/4/1993. Ngoài ra, có không ít các nhà khoa học ở nước ta cũng đã phát biểu tương tự như vậy trên báo chí và trong sách vở.
2. Xem Nguyễn Văn Dân: “Vì một nền văn hóa động lực đích thực của công cuộc phát triển”, Văn nghệ, số 20, 1997.
3. UNDP: Human Development Report 2004, Ibid, Chapter 1, p.19. 4. UNDP: Human Development Report 2004, Ibid, Chapter 2, p.39.
5. UNESCO: Déclaration universelle de l’UNESCO sur la diversité culturelle (“Tuyên ngôn thế giới của UNESCO về đa dạng văn hóa”), (Adoptée par la 31e session de la Conférence générale de l’UNESCO, Paris, 2/11/2001), UNESCO, 2002, printed in France. www.unesco. org/culture, p.6.
sự phát triển. Yếu tố quyết định phát triển vẫn phải là con người và xã hội hiện tại, là các chính sách phát triển đúng đắn, là những yếu tố liên quan trực tiếp đến hiện tại và tương lai. Trong tinh thần này, văn hóa hay bản sắc văn hóa, nếu muốn trở thành động lực của sự phát triển, thì phải gắn rất chặt với hiện tại và tương lai. Điều này khác xa với quan điểm võ đoán của một số người cho rằng chỉ cần dựa vào bản sắc văn hóa truyền thống là có thể phát triển vượt bậc được. “Báo cáo phát triển con người” của UNDP đã khuyến cáo rằng, “việc bảo vệ truyền thống bằng mọi giá sẽ kéo lùi sự phát triển con người”; rằng “việc bảo vệ truyền thống bằng cách đóng cửa không tiếp nhận mọi ý tưởng và những sự đổi mới từ bên ngoài thì sẽ không chỉ làm giảm những khả năng lựa chọn văn hóa, mà còn làm giảm những khả năng lựa chọn về xã hội và kinh tế của người dân bản xứ”1.
Quan điểm trên đây cũng có thể được coi là phù hợp với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ”2.
Điều nói trên có nghĩa là không phải mọi yếu tố văn hóa đều có ý nghĩa tiến bộ như nhau, thậm chí còn có những hiện tượng văn hóa phản tiến bộ. Tại sao lại như vậy? Theo tôi, con người cũng có lúc sai lầm. Lịch sử cho thấy rằng con người đôi khi “đẻ” ra những thành quả văn hóa rất tai hại. Ví dụ như tập quán đốt rẫy làm nương - một tập quán mang tính chất phá hủy môi trường sinh thái. Tập quán ma chay không hợp vệ sinh làm tổn hại đến sức khỏe con người. Tập quán mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến lòng tự tin cá nhân, hay như việc sáng tạo và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, sáng tạo ra những quan niệm phản tiến bộ như quan niệm “nhiều con nhiều của”...
Chúng ta nói văn hóa là động lực cho sự phát triển, nhưng động lực văn hóa không chỉ giới hạn ở bản sắc văn hóa dân tộc. Ở Việt Nam, có nhiều người
_____________
1. Xem UNDP: Human Development Report 2004, Ibid, Chapter 5, pp.88-89.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.56-57.
nói rất nhiều đến mệnh đề “văn hóa là mục tiêu và động lực của sự phát triển”, nhưng lại chú ý quá mức đến “bản sắc văn hóa dân tộc”. Chính vì vậy mà có những ý kiến rất võ đoán, như ý kiến đề cao mô hình Nhật Bản.
Đồng thời, động lực văn hóa cũng không chỉ giới hạn ở văn hóa trong nước. Ta hay nói: Phải kết hợp yếu tố nội sinh với yếu tố ngoại sinh, nhưng phải coi nội sinh là yếu tố quyết định. Về cơ bản có thể coi đây là một chân lý ở cấp khái quát. Song không phải lúc nào chúng ta cũng phân biệt được rạch ròi nội sinh với ngoại sinh và không phải lúc nào nội sinh cũng quyết định. Những vấn đề (ngoại sinh) nhiều khi giữ một vai trò rất quan trọng và mang tính quyết định. Học giả người Pháp Philippe Moreau Defarges đã nhận xét rằng, nhìn chung ngày nay mọi ván bài chính trị đều được giải quyết ở bình diện quốc tế. Lịch sử đã cung cấp cho chúng ta vô số ví dụ về việc bất cứ nước nào cũng có thể dựa vào các nguồn văn hóa trong và ngoài nước để phát triển. Đế quốc La Mã đã dựa rất nhiều vào các giá trị văn hóa Hy Lạp; châu Âu và cả thế giới thời trung đại phải tiếp thu văn hóa Ả Rập; châu Âu thời Phục hưng tiếp thu văn hóa cổ điển Hy - La; thế giới thời cận đại lại tiếp thu thành tựu văn hóa Cách mạng Pháp (như tư tưởng về nhân quyền và dân quyền, như thành tựu về hệ đo lường...); v.v.. Chỉ có điều, việc kế thừa và phát huy văn hóa nước ngoài phải được tiến hành theo quan điểm giá trị học. Người ta chỉ có thể tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ chứ không tiếp thu một cách mù quáng, không phân biệt. Có nhà khoa học đã phát biểu rất xác đáng rằng: “Giá trị của văn hóa không có sự khác biệt về lịch sử và dân tộc, mà chúng chỉ được chia thành giá trị văn hóa tiên tiến hay lạc hậu, lành mạnh hay thối nát, tích cực hay tiêu cực”1.
Tác giả câu nói trên muốn nói rằng, chúng ta không được phân biệt đối xử giữa các nền văn hóa của các dân tộc và của các thời đại, mà chỉ đánh giá văn hóa căn cứ vào việc đó là văn hóa tiến bộ hay phản tiến bộ. Chúng ta chỉ được phép áp dụng quan điểm giá trị học khi phải tiếp thu văn hóa để phục vụ cho lợi ích và cho sự phát triển của dân tộc và của nhân loại. Theo tinh
_____________
1. Shi Bingjun, Ma Zhaoqi (Sử Bính Quân, Mã Triều Kỳ): “Xây dựng nền văn hóa tiến bộ của Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa”, trích trong Wen hua yan jiu (“Nghiên cứu văn hóa”), 2004, No.11, tr.53-57. Bản tiếng Việt của Viện Thông tin Khoa học xã hội, do Nguyễn Thu Hiền dịch.
thần này ta có thể nói, hiện tượng tiếp thu thành tựu văn hóa giữa các nước với nhau để phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, là một hiện tượng phổ biến. Cho nên, nếu như ngày nay có ai cho rằng “trong lịch sử văn hóa nhân loại, không có một dân tộc nào tồn tại và phát triển nhờ dựa vào văn hóa của nước ngoài”1, thì đó là một quan điểm vô cùng sai lầm.
2. Ý nghĩa của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 và yêu cầu về kiện toàn thể chế văn hóa
Với Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có ý thức rất sớm về vai trò của văn hóa đối với phát triển con người và đất nước. Ngay sau đó, đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Với ba nguyên tắc soi đường của văn hóa chính là: dân tộc, đại chúng, khoa học, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 cũng chính là ngọn đuốc soi đường cho sự phát triển con người và đất nước Việt Nam. Có thể nói, quan điểm của Đảng về văn hóa ngay từ đầu đã phù hợp với quan điểm của thế giới về vai trò động lực của văn hóa. Từ đây ta cũng có thể rút ra một quan niệm về bản chất của văn hóa: Văn hóa chính là lối sống của con người.
Văn hóa có tính khoa học là văn hóa bao gồm cả các hoạt động khoa học, kể cả các hoạt động sáng tác và biểu diễn văn hóa, nghệ thuật một cách khoa học, để phục vụ cho phát triển con người và xã hội. Văn hóa có tính dân tộc là văn hóa mang bản sắc của một quốc gia - dân tộc; bản sắc dân tộc chính là cái làm nên cái riêng của một dân tộc trong bức tranh văn hóa đa dạng của thế giới, là cái khẳng định danh tính của một dân tộc trong ngôi nhà chung của nhân loại. Văn hóa có tính đại chúng là một nền văn hóa của toàn thể cộng đồng các dân tộc trong một quốc gia, không phải là đặc quyền, đặc lợi của riêng một tầng lớp xã hội nào. Đây là quan niệm khoa học về văn hóa, và Đề cương văn hóa có thể được coi là một công trình văn hóa học xuất hiện trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền.
80 năm qua, trên cơ sở của Đề cương văn hóa và với sự chỉ đạo của đường lối, chính sách văn hóa qua các thời kỳ, trên sự kế thừa văn hóa truyền thống
_____________
1. Hoàng Trinh: Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.45.
và tiếp thu văn hóa thế giới, một nền văn hóa Việt Nam mới đã hình thành và phát triển với những nguyên tắc tiên tiến của thời đại và duy trì bản sắc dân tộc. Chúng ta đã bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp cho quỹ di sản văn hóa của thế giới; đã tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới để điều chỉnh và xây dựng một nền văn hóa mới phù hợp với nền văn minh hiện đại của nhân loại. Chúng ta đã có ý thức xây dựng một nền văn hóa nhân văn hướng tới cái tốt đẹp của con người; có một nền văn học, nghệ thuật theo kịp với sự phát triển văn minh của thế giới; có một nền văn hóa hòa bình; có một ý thức về dân số; có một ý thức về văn hóa môi trường... Những cái đó thể hiện Việt Nam đang phát triển văn hóa dân tộc với sự hội nhập văn hóa trong một thế giới toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, phải nói thật là chúng ta vẫn còn có những hiện tượng văn hóa lộn xộn, chưa đạt chuẩn mực văn minh. Nói đến văn hóa là nói đến “lối sống”; còn văn minh là “trình độ sống”. Sở dĩ có sự lộn xộn này là vì những người làm và quản lý văn hóa chưa tuân thủ cái nguyên tắc “khoa học” của Đề cương mà buông lỏng nguyên tắc “đại chúng”, từ đó dẫn đến buông lỏng các chế tài văn hóa.
Hiện tượng lộn xộn đập vào mắt vào tai trước hết là hiện tượng lai căng kệch cỡm tiếng nước ngoài trên báo đài, trên biển hiệu, danh xưng, và trên các sản phẩm văn hóa. Hầu như bây giờ tên gọi của các cửa hàng, khách sạn, công ty, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng; của nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước... đều ghi bằng tiếng Anh (một số ghi tiếng Pháp); thậm chí của cả một số chương trình truyền hình. Có cửa hàng, cửa hiệu, khu đô thị còn ghi một thứ tiếng bồi chẳng phải Anh cũng chẳng phải Pháp. Có những người (kể cả trí thức) sống ngay trong khu đô thị mang tên nước ngoài mà không biết đọc tên địa chỉ của mình như thế nào; còn những người khác thì đọc mỗi người một kiểu. Có khu nghỉ dưỡng ghi tên bằng tiếng Pháp nhưng khách hàng lại đọc theo kiểu tiếng Anh, và có người lại đọc luôn theo kiểu tiếng Việt, làm cho người nghe không hình dung được là nó ở đâu. Có cửa hàng thì ghi nửa Anh nửa Việt (“Nail & Mi”). Trong khi đó truyền thông vẫn luôn kêu gọi phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt! Trên thực tế, Chính phủ đã có quy định tên tiếng nước ngoài phải ghi chữ nhỏ hơn và nằm dưới tên tiếng Việt. Nhưng tại sao hiện tượng trên không bị chế tài?
Báo chí, phim ảnh và cả tên tác phẩm văn học bây giờ cũng đệm tiếng nước ngoài vô tội vạ...
Trong nghệ thuật vẫn còn nhiều sáng tác nhạt nhẽo, hời hợt, dễ dãi, đặc biệt là điện ảnh. Vẫn còn có những bộ phim truyền hình mua bản quyền kịch bản của nước ngoài để nhái lại, thậm chí có cả hiện tượng nhái kịch bản đơn thuần chứ không cần mua. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho rằng “Lâu nay thiếu kịch bản điện ảnh, không phải là do không có đề tài, mà là thiếu người viết đủ tài”1. Và một tác giả khác đã kết luận trong bài báo của mình: “Trong khi xã hội đang nỗ lực chống lại hàng nhái, thì giới điện ảnh lại công khai làm phim... nhái. Hàng nhái nhân danh giá rẻ, còn phim nhái nhân danh điều gì? Cái thiệt hại của người tiêu dùng trước hàng nhái chỉ là tiền bạc, còn người hâm mộ thiệt hại trước phim nhái cả niềm tin dành cho nghệ thuật thứ bảy nước nhà!”2.
Việc tiếp thu văn hóa nước ngoài còn diễn ra xô bồ, thiếu chọn lọc, tập trung quá nhiều vào mảng văn hóa đại chúng, dẫn đến hiện tượng lai căng phản cảm. Các cuộc thi hoa hậu thì diễn ra đến mức được gọi là “loạn”3. Có thể nói, ta đang “học tập” văn hóa nước ngoài thì ít mà “bắt chước” thì nhiều.
Chương trình truyền hình của ta vẫn còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn; ít có những chương trình có chất lượng văn hóa và có ý nghĩa phát triển tinh thần. Trong khi đó đang có hiện tượng lấn át của các chương trình trò chơi, trò diễn văn hóa nhạt nhẽo, đôi khi nhảm nhí, dung tục4; sự nhảm nhí thể hiện ở cả điệu bộ lẫn diễn ngôn của người chơi và ban giám khảo.
Hiện tượng quảng cáo trên truyền hình đang trở thành một vấn nạn. Lợi nhuận đã làm cho truyền hình nhận quảng cáo một cách tùy tiện. Dù có sự tham gia của các nghệ sĩ, nhưng một số quảng cáo không có văn hóa, nghệ thuật, mà chỉ là những màn diễn rất nhảm nhí, phản cảm. Các nghệ sĩ quảng cáo không biết chất lượng sản phẩm nhưng vẫn diễn như thật, điều này dẫn
_____________
1. Hoài Hương: “Phim “nhái”, kịch bản “mượn”: Thiếu đức hay thiếu tài?”, hanoimoi. com.vn, ngày 13/3/2021.
2. Tuy Hòa: “Phim nhái nguy hiểm hơn hàng nhái”, Báo Công an nhân dân điện tử, cand.com.vn, ngày 1/6/2017.
3. Đức Thắng: ““Loạn” hoa hậu năm 2022: 30 cuộc thi, ồn ào sai phạm tổ chức, mua bán giải”, vietnamnet.vn, ngày 31/12/2022.
4. Ong Thùy Dương: “Tràn lan show giải trí dung tục, phản cảm”, Tienphong.vn, ngày 4/2/2023.
đến cảm giác về sự dối trá. Chương trình phim truyện truyền hình đã biến thành chương trình “quảng cáo kèm phim”, khiến cho quảng cáo trở thành một lý do để nhiều người quay lưng lại với phim truyền hình.
“Đạo đức kinh doanh” cũng là một đặc điểm của văn hóa. Tác giả Hoa Kỳ Snyder đã phân tích tình hình thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và rút ra “năm xu hướng lớn làm thay đổi thế giới”, trong đó có “xu hướng về tính minh bạch trong giao dịch”. Xu hướng này là xu hướng thể hiện thái độ đạo đức của công cuộc phát triển bền vững. Nó liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu chuẩn hóa kế toán quốc tế và vấn đề chống tham nhũng toàn cầu. Snyder cho rằng tính minh bạch toàn diện sẽ rất cần thiết cho sự an toàn và bền vững của một nền kinh tế toàn cầu hiện đại và nó cần phải trở thành một đạo luật quốc tế1. Vì thế, các nhà khoa học đang hô hào phải giáo dục đạo đức kinh doanh cho giới doanh nghiệp. Nếu không có đạo đức kinh doanh, mọi nỗ lực phát triển của xã hội sẽ trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, việc giáo dục đạo đức kinh doanh phải gắn liền với giáo dục đạo đức xã hội nói chung, vì tham nhũng bao giờ cũng có hai đối tượng liên minh: liên minh giữa giới doanh nghiệp với giới quản lý. Ở nước ta, những vụ tham nhũng khủng như “chuyến bay giải cứu” và “Việt Á” mới đây đã cho thấy “đạo đức kinh doanh” của những người quản lý và doanh nhân đã đến mức báo động đỏ.
Đặc biệt, hiện tượng được gọi là “văn hóa tâm linh” đang phát triển ồ ạt hiện nay. Chùa mới (tính cả chùa xây lại) mọc lên với quy mô và tốc độ kinh ngạc; số lượng đền, chùa lớn hơn rất nhiều so với số lượng bệnh viện, nhiều hơn số trường trung học cơ sở và phổ thông. Đi tu đang biến thành một nghề kinh doanh; đi lễ thì trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của mọi người. Theo nguyên tắc tôn giáo truyền thống, chùa và nhà thờ là nơi thực hành tín ngưỡng công cộng, được mở cửa tự do cho mọi người dân. Nhà thờ ở các nước phương Tây vẫn giữ nguyên tắc đó: cửa vào không thu vé, không có hòm công đức. Trong khi đó ở nước ta, chùa nào cũng có hòm công đức bày khắp nơi, có nhiều bàn ghi công đức, có các dịch vụ thu tiền khác; thậm chí có những chùa còn có bảng giá vé cho các dịch vụ, từ vé vào cửa đến các loại vé khác... Nhiều chùa còn tính lỗ lãi với người đi lễ. Văn hóa tâm linh bị biến tướng
_____________
1. David Pearce Snyder: “Five meta-trends changing the world” (“Năm xu hướng lớn làm thay đổi thế giới”), The Futurist, July-August, 2004, pp.22-26.
thành kinh doanh thần thánh, góp phần khuyến khích mê tín dị đoan trong toàn xã hội. Đó là chưa nói đến việc xây chùa quy mô lớn đang hủy hoại môi trường và làm mất cân bằng sinh thái, đi ngược lại nguyên tắc phát triển bền vững của thế giới.
Những vấn đề trên đòi hỏi Nhà nước cần phải chấn chỉnh lại thể chế văn hóa, phải có những quy định rõ ràng và chế tài nghiêm ngặt: Quy định về sử dụng ngôn ngữ, danh xưng, về nghệ thuật quảng cáo, về nhập khẩu văn hóa, về tính minh bạch trong giao dịch, về thực hành tín ngưỡng (không được kinh doanh chùa, không được phá thiên nhiên để xây chùa mới), về mê tín dị đoan, và đặc biệt là quy định về trình độ chuyên môn và phong cách ứng xử của những người làm văn hóa (làm văn hóa phải có thái độ khoa học nghiêm túc, không phải là cợt nhả mua vui)..., làm sao cho văn hóa của chúng ta có tính “đại chúng” nhưng vẫn “khoa học”, hội nhập nhưng vẫn “dân tộc”, thực sự trở thành động lực của phát triển bền vững.

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT MÚA
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
THEO QUAN ĐIỂM “KHOA HỌC”
CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943 TỪ KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT
ThS. HUỲNH HỒNG DIỄM*
1. Mở đầu
Múa là một trong những loại hình nghệ thuật biểu diễn có lịch sử xuất hiện lâu đời nhất so với nhiều loại hình nghệ thuật khác trên thế giới. Đây là loại hình nghệ thuật phản ánh các hiện tượng của cuộc sống con người, qua hình thức đặc biệt là những động tác, hình dáng, điệu bộ, chuyển động trên các tuyến, đội hình và tiết tấu, giai điệu của âm nhạc, chuyển động trong không gian và thời gian1. Trong quá trình phát triển hàng nghìn năm, qua bao thăng trầm gắn liền với vòng xoay chuyển biến của lịch sử nhân loại, nghệ thuật múa cũng phân hóa thành nhiều thể loại khác nhau, trong đó có múa truyền thống của các dân tộc. Đây là sản phẩm văn hóa của mỗi cộng đồng người, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng người đó ở từng quốc gia, khu vực.
Việt Nam có 54 dân tộc, trải dài từ Bắc đến Nam, từ vùng nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi. Dù ở đâu, những tộc người này cũng ra sức lao động, sáng tạo nên những giá trị văn hóa giàu bản sắc,
_____________
* Trường Múa Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Xem Lê Ngọc Canh: Đại cương nghệ thuật múa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002, tr.16.
trong đó có nghệ thuật múa truyền thống của người Việt. Loại hình nghệ thuật biểu diễn này của người Việt không chỉ là phương tiện để vui chơi giải trí thuần túy, mà còn là một phương thức thể hiện những quan niệm của con người về đời sống thực tại; là một cách để chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cá nhân, cộng đồng. Vì lẽ đó, khi phân tích những giá trị của nghệ thuật múa truyền thống của người Việt, chúng ta sẽ nhận diện được thế giới quan, nhân sinh quan của họ ở những thời điểm, giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nghệ thuật múa truyền thống của người Việt có thêm nhiều cơ hội để phát huy giá trị vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ, hòa chung với các nền văn hóa lớn trên thế giới thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đó là những thách thức trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị của loại hình nghệ thuật này như: hiện tượng biến tướng, lai căng trong việc dàn dựng, biểu diễn; nhiều giá trị đang rơi vào tình trạng dần bị mai một do chịu sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường; đội ngũ sáng tạo (sáng tác, dàn dựng, biểu diễn...) ngày càng thưa thớt; sự thờ ơ của giới trẻ đối với di sản văn hóa truyền thống... Trước thực tế đó, nội dung bài viết góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa truyền thống của người Việt theo định hướng “khoa học hóa” mà Đảng ta đã nói đến trong Đề cương về văn hóa Việt Nam cách đây 80 năm.
2. Quan điểm lý thuyết về “chủ thể, bản sắc và tính sắc tộc”
Những nội dung của quan điểm lý thuyết này được Chris Barker phân tích, tổng hợp trong cuốn Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành, xuất bản năm 2011. Dưới đây là một số luận điểm mà có thể cho rằng làm cơ sở lý luận cho công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa truyền thống của người Việt. Cụ thể:
a) Tính chủ thể và bản sắc
Chris Barker cho rằng: “Khám phá bản sắc nghĩa là tìm hiểu: chúng ta nhìn nhận bản thân như thế nào và những người khác nhìn thấy chúng ta như thế nào? Bản sắc là những kiến tạo hoàn toàn mang tính xã hội và không thể tồn tại bên ngoài những thể hiện văn hóa. Chúng là kết quả của quá trình thích ứng văn hóa”1. Như vậy, để tiến hành các hoạt động bảo tồn và phát huy, chúng ta cần xác định rõ những “bản sắc” của nghệ thuật múa truyền thống của người Việt. Đồng thời, mọi thông điệp bảo tồn được gửi đến công chúng và các bên liên quan phải bảo đảm rằng họ nhận diện chính xác những “bản sắc” đó. Tức là thông qua nghệ thuật múa truyền thống, cộng đồng người Việt đã biết nhận diện chính mình và giúp công chúng không lẫn lộn giữa “bản sắc” được thể hiện qua nghệ thuật múa truyền thống của các cộng đồng khác nhau. Điều này cần được xem là kết quả cốt lõi của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung, các giá trị văn hóa phi vật thể nói riêng.
Cũng theo Chris Barker, khi thực thi các hoạt động bảo tồn, phát huy, cần phải đặt nghệ thuật múa truyền thống của người Việt trong những biểu đạt văn hóa cụ thể, môi trường xã hội thực tế. Hay nói cách khác, công tác bảo tồn, phát huy này không thể và không nên chỉ đóng khung trong các bảo tàng, các cơ sở dữ liệu được số hóa. Ở khía cạnh khác, trong những giới hạn cho phép, người làm công tác bảo tồn, phát huy cần chấp nhận sự thay đổi trong sáng tạo nghệ thuật múa truyền thống của người Việt là kết quả của “quá trình thích ứng văn hóa”. Chính sự thích ứng giúp cho nghệ thuật múa truyền thống của người Việt tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững.
Chris Barker cho rằng: “Bản sắc xã hội: những mong đợi và ý kiến của người khác về chúng ta... Bản sắc là bản chất mà có thể được biểu đạt thông qua những ký hiệu về thị hiếu, niềm tin, thái độ và phong cách sống”2. Với quan điểm này, những bên liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống của người Việt cần nhận diện được “những mong đợi” của xã hội trong việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa; phải sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của những người khác về kết quả này như là một cách phản biện xã hội. Hơn nữa, khi muốn nói đến việc bảo tồn, phát huy những bản sắc của các tác phẩm nghệ thuật múa, tức là chúng ta cần bảo tồn, phát huy những “ký hiệu về thị hiếu, niềm tin, thái độ và phong cách sống” tích cực và tốt đẹp của con người được người nghệ sĩ múa, biên đạo chuyển tải thông qua từng động tác hình thể để cấu trúc thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
_____________
1, 2. Chris Barker: Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2011, tr.298.
Tuy nhiên, “bản sắc vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội”1. Hay nói như Weeks, “bản sắc là sự giống nhau và điểm khác biệt, về những cái mang tính cá nhân và những cái mang tính xã hội, về việc bạn có gì chung với một số người và điều gì khiến bạn khác những người khác”2. Đặt quan điểm lý luận này trong mối tương quan với công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa truyền thống của người Việt theo hướng tôn trọng những giá trị giàu bản sắc, chúng ta cần lưu tâm thật nhiều đến việc phát huy tối đa những sáng tạo nghệ thuật mang bản sắc cá nhân của lực lượng sáng tạo nên các tác phẩm múa để tạo ra sự khác biệt cho từng tác phẩm. Điều đó tạo nên sự “cá tính” của từng nghệ sĩ trong các tác phẩm múa. Chính “cá tính” đó tạo nên bản sắc riêng - nét riêng của từng tác phẩm múa truyền thống của người Việt. Tính xã hội của tác phẩm được biểu đạt thông qua những thông điệp - giá trị nhân văn chung mà người nghệ sĩ muốn chuyển tải đến công chúng. Do tính cá nhân và tính xã hội của bản sắc không thể tách rời nhau, do đó, trong công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống của người Việt, cần phải lưu tâm đến cả hai yếu tố này để bảo đảm tính toàn vẹn của một tác phẩm nghệ thuật múa.
Ở một khía cạnh khác, Chris Barker viết: “Tốt nhất nên hiểu bản sắc không phải như một thực thể cố định mà như một mô tả diễn ngôn tình cảm về bản thân chúng ta và thay đổi”3. Bởi bản sắc “như một mô tả diễn ngôn tình cảm” nên khi bàn luận, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy bản sắc của nghệ thuật múa truyền thống của người Việt, chúng ta cần chấp nhận tính “dị bản” của nó. Đồng thời, chúng ta cũng phải đặt những giá trị có tính bản sắc của các tác phẩm nghệ thuật múa truyền thống trong trạng thái vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa người làm công tác bảo tồn cần chấp nhận những thay đổi (ở giới hạn cho phép) trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ múa truyền thống của người Việt. Sự chấp nhận đó là “không gian” để nghệ thuật múa truyền thống của người Việt thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận những giá trị văn hóa, những hơi thở xã hội đương đại để nó mãi sống động, sinh động.
“Chúng ta cần phải nghĩ về bản sắc như cái luôn chuyển động chứ không phải chúng tồn tại như những cái tuyệt đối của tự nhiên hay văn hóa”4.
_____________
1, 2, 3, 4. Chris Barker: Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành, Sđd, tr.298, 302, 299, 301.
Như vậy, trong công tác bảo tồn, phát huy những “bản sắc” trong các tác phẩm múa truyền thống của người Việt, chúng ta cần xác lập quan điểm tư duy “động”, và cần được đặt sao tương thích với bối cảnh văn hóa - xã hội. Điều đó giúp cho các tác phẩm múa vừa đậm chất “bản sắc” của truyền thống, nhưng cũng vô cùng sống động của hơi thở thời đại - cuộc sống đương đại.
b) Tính sắc tộc
Theo Chris Barker, tính sắc tộc là khái niệm tập trung vào việc chia sẻ những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, biểu tượng và thực hành văn hóa. Nó được hình thành qua cách chúng ta nói về bản sắc của nhóm và đồng nhất với những ký hiệu và biểu tượng cấu thành nên tính sắc tộc. Tính sắc tộc có biểu thị quan hệ liên quan đến những phạm trù của sự đồng nhất hóa và việc quy về mặt xã hội. Do đó, điều chúng ta nghĩ về bản sắc của mình phụ thuộc vào cái mà chúng ta nghĩ mình không phải là như vậy1. Như vậy, khi làm công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa truyền thống của người Việt, chúng ta rất cần nhận diện được những biểu đạt có “tính sắc tộc” thông qua ngôn ngữ múa ở các khía cạnh như chuẩn mực về động tác, giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của những biểu tượng văn hóa được thể hiện qua từng động tác múa. Tức là chúng ta cần phân biệt rõ đâu là những “bản sắc” khác biệt trong ngôn ngữ múa truyền thống của người Việt so với ngôn ngữ múa của các tộc người khác. Mặt khác, trong quá trình sáng tạo theo hướng cải tiến, phát triển để bảo tồn nghệ thuật múa truyền thống của người Việt, người tham gia sáng tạo cần gắn giá trị của những sáng tạo đó với đời sống xã hội đương đại. Có như vậy, những giá trị nghệ thuật múa truyền thống của người Việt mới được bảo tồn, phát huy đúng hướng “vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc”.
Đồng quan điểm, Hall cho rằng: “Thuật ngữ tính sắc tộc thừa nhận vị trí của lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa trong việc xây dựng tính chủ quan và bản sắc, cũng như thực tế rằng mọi diễn ngôn đều được đặt, chỉnh vị trí, và mọi tri thức đều mang tính bối cảnh”2. Như vậy, việc bảo tồn, phát huy và phát triển “tính sắc tộc” được biểu hiện qua ngôn ngữ múa truyền thống của người Việt cũng chính là phương thức gián tiếp xây dựng, củng cố vị trí về lịch sử -
_____________
1. Xem Chris Barker: Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành, Sđd, tr.345.
2. Chris Barker: Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành, Sđd, tr.346.
văn hóa của cộng đồng người Việt trong mối tương quan với các cộng đồng khác ở vùng đất này. Điều đó giúp cho chúng ta bảo tồn được sự đa dạng “những mảng màu văn hóa” của nhiều tộc người. Với vai trò là cộng đồng đa số, người Việt đã cùng với những tộc người khác cùng xây dựng, phát triển những bản sắc văn hóa một cách đa dạng cho thành phố mang tên Bác.
Một vấn đề đặt ra khi khái niệm về “tính sắc tộc” được thừa nhận và phổ biến rộng rãi trên thế giới, thì những quyền lực và thuyết phân biệt chủng tộc có thể bị loại bỏ. Bởi bản chất của cơ sở lý thuyết về “tính sắc tộc” là đề xuất rằng hình thái xã hội hoạt động với các nhóm đa nguyên và bình đẳng chứ không phải những nhóm bị phân biệt chủng tộc theo tôn ti trật tự. Sự xuất hiện và phát triển của quan niệm về “tính sắc tộc” đã góp phần làm lệch sự chú ý của xã hội khỏi thuyết phân biệt chủng tộc, và hướng tới những đặc tính văn hóa của các nhóm thiểu số bị phân biệt chủng tộc1. Áp dụng quan điểm này trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của nghệ thuật múa truyền thống của người Việt, có thể nhấn mạnh rằng mọi giá trị văn hóa nói chung, nghệ thuật múa truyền thống nói riêng của các cộng đồng tộc người dù đa số hay thiểu số đều có ý nghĩa, vị trí như nhau trong lòng xã hội đương đại; có vai trò như nhau trong kho tàng văn hóa chung của nhân dân. Vì lẽ đó, việc tập trung các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật múa người Việt không hoàn toàn đồng nghĩa các giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng tộc người khác được xem là thứ yếu.
Với góc nhìn mở, tư duy “động”, Pieterse nhấn mạnh rằng cần thiết phải phân biệt giữa nền “văn hóa” bị “trói buộc” - bị gắn vào địa điểm với nền “văn hóa” như một “quá trình học hỏi liên địa phương”. Theo ông, những nền văn hóa hướng nội đang lùi dần về phía sau trong khi những nền văn hóa liên địa phương đa dạng tiến lên hàng đầu2. Mở rộng quan điểm lý luận này chúng ta cũng có thể hiểu rằng các di sản văn hóa của Việt Nam, trong đó có nghệ thuật múa truyền thống của người Việt để có thể “tiến lên hàng đầu”, nó cần được “mở” theo “hướng ra bên ngoài” để tiếp nhận các tinh hoa văn hóa của thế giới. Với quan điểm này, trong công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa truyền thống của người Việt, thiết nghĩ, những người sáng tạo nghệ thuật, các nhà quản lý văn hóa cần chủ động, chọn lựa tiếp nhận, tích hợp những giá trị
_____________
1, 2. Xem Chris Barker: Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành, Sđd, tr.347, 353.
văn hóa của các cộng đồng khác vào tác phẩm múa. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện trên cơ sở khoa học có sự tham gia của những người am hiểu tường tận những giá trị văn hóa truyền thống của nghệ thuật múa, những người đủ năng lực để chọn lựa những giá trị mới phù hợp với cái truyền thống. Việc đó bảo đảm rằng các tác phẩm múa mới được “trình làng” nhưng không đánh mất những nền tảng cốt lõi của cái truyền thống.
3. Những quan điểm lý thuyết về quản lý di sản
Các quan điểm lý thuyết về quản lý di sản văn hóa được G.J. Ashworth thể hiện trong cuốn Elements of Planning and Managing Heritage Sites, xuất bản năm 1997, được Bùi Hoài Sơn biên soạn và công bố năm 2008. Theo Ashworth, trong công tác quản lý di sản văn hóa, hoạt động bảo tồn di sản văn hóa bao gồm các quan điểm cơ bản sau: bảo tồn nguyên trạng, bảo tồn trên quan điểm kế thừa và quản lý di sản văn hóa. Những quan điểm này ra đời phát triển trong một chuỗi thời gian cụ thể như sau:

Nguồn: Bùi Hoài Sơn: “Di sản (quản lý)” in trong Bùi Quang Thắng: 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.82.
- Quan điểm bảo tồn nguyên trạng
Theo G. J. Ashworth, quan điểm bảo tồn nguyên trạng được phát triển đầu tiên từ những năm 1850 ở Tây Âu. Quan điểm này dường như đóng vai trò chủ đạo đối với các cách thức quản lý di sản ở các nước Tây Âu trong suốt một thời gian dài.
Những người theo quan điểm bảo tồn nguyên trạng cho rằng những sản phẩm của quá khứ nên được bảo tồn nguyên vẹn như nó vốn có để tránh tình trạng thế hệ hiện tại làm méo mó, biến dạng di sản. Mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa - xã hội nhất định mà không phải lúc nào thế hệ hiện tại cũng có thể hiểu biết một cách cụ thể để có thể phát huy những giá trị ấy một cách thích hợp. Không những thế, những tác động của ngày hôm nay sẽ tạo nên những lớp văn hóa khác không trùng nghĩa với lớp văn hóa mà thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau, vì thế, có thể làm cho các thế hệ sau nữa không thể truy nguyên được những giá trị của di sản đang tồn tại. Khi chúng ta chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu biết để có thể lý giải giá trị của các di sản văn hóa một cách đúng nhất với nguyên gốc vốn có, thì giải pháp tối ưu nhất là nên giữ nguyên trạng những di sản này để khi có điều kiện, các thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách tốt hơn.
Những đặc điểm chính của quan điểm bảo tồn nguyên trạng được lý giải như sau: Về mục đích: nguyên tắc là đơn giản, dễ hiểu và là một đòi hỏi về mặt đạo đức; mục đích tối thượng là bảo tồn toàn bộ những gì có thể bảo tồn được. Về nguồn lực: Các nguồn di sản là căn cứ bất di bất dịch: các địa điểm di tích có một căn cứ lịch sử nhất định của nó; các sản phẩm được xác định và tạo ra trên cơ sở nguồn gốc của di sản. Về tiêu chí lựa chọn di sản: Tiêu chí lựa chọn phụ thuộc vào bản chất của di sản (có ý nghĩa về lịch sử, vẻ đẹp kiến trúc,...). Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn có thể quyết định một cách khách quan thông qua sự đồng thuận tập thể. Tính chân thực của di sản là yếu tố quyết định tối cao của giá trị. Về các sản phẩm thuyết minh cho di sản: Các địa điểm/đồ tạo tác được bảo tồn có một thị trường và một ý nghĩa toàn cầu, ổn định và đơn nghĩa. Về chiến lược bảo tồn: Có sự mâu thuẫn cố hữu giữa bảo tồn và phát triển. Những tác động của sự bảo tồn phản lại chức năng sẽ sinh ra những vấn đề phát sinh thứ cấp. Tăng việc sử dụng các sản phẩm được bảo tồn trong giai đoạn hiện thời phải phù hợp với công việc quản lý và nếu cần thiết phải giới hạn nhu cầu1.
Như vậy, quan điểm bảo tồn nguyên trạng chỉ phù hợp với những di sản văn hóa thiên về vật chất (các địa điểm/đồ tạo tác). Tuy nhiên, trong công tác quản lý di sản văn hóa, chúng ta có thể mở rộng đối tượng cần được bảo tồn theo quan điểm này ở những khía cạnh, mức độ nhất định nào đó đối với các
_____________
1. Xem Bùi Hoài Sơn: “Di sản (quản lý)” in trong Bùi Quang Thắng: 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Sđd, tr.79-81.
loại hình di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật múa truyền thống của người Việt. Bởi chính đặc tính dễ “dao động”, “phi vật thể” của các loại hình nghệ thuật truyền thống như múa đã tạo ra những rủi ro đáng lo ngại về mức độ biến đổi các giá trị truyền thống - cốt lõi một cách mau lẹ. Trong bối cảnh đó, việc chọn lựa các giá trị, khía cạnh phù hợp của nghệ thuật múa để áp dụng quan điểm bảo tồn nguyên trạng là rất cần thiết. Mặt khác, dù nghệ thuật múa được xem là loại hình di sản văn hóa phi vật thể, nhưng để những giá trị này “tỏa sáng” thì cần những yếu tố vật thể như con người, đạo cụ, trang phục, hóa trang,... Do đó, chúng ta có thể bảo tồn nguyên trạng những yếu tố vật thể này thông qua số hóa dữ liệu như chụp hình, quay phim, vẽ động tác, văn bản hóa,...
- Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa
Theo G.J. Ashworth, đến khoảng những năm 1960, trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa xuất hiện và phổ biến quan điểm bảo tồn di sản trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo của di sản. Những nhà khoa học theo quan điểm này cho rằng dựa trên cơ sở mỗi di sản cần thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian nhất định. Khi đó, di sản văn hóa ấy cần phát huy những giá trị nào phù hợp với bối cảnh đương đại, và những giá trị nào không còn phù hợp với bối cảnh mới thì cần phải loại bỏ. Những đặc điểm cơ bản của quan điểm này là: không chỉ những đồ tạo tác hay những tòa nhà mà cả các bộ sưu tập và các di sản khác cũng được bảo tồn dựa vào kế thừa. Các tiêu chí lựa chọn không phụ thuộc vào bản chất bên trong của di sản mà còn phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài - tức bối cảnh văn hóa - xã hội mà di sản đó đang “sống”. Bảo tồn trên quan điểm kế thừa quan tâm không chỉ đến hình thức mà còn quan tâm đến cả các chức năng của di sản1.
Nếu đặt công tác bảo tồn, phát huy những giá trị của nghệ thuật múa truyền thống của người Việt đối thoại với quan điểm bảo tồn kế thừa của G. J. Ashworth, chúng ta cần thừa nhận rằng không phải giá trị nào của các loại hình di sản văn hóa - trong đó có nghệ thuật múa cũng cần phải được bảo tồn nguyên trạng. Bởi nếu như vậy rất dễ tạo ra sự mâu thuẫn, xung đột, “không
_____________
1. Xem Bùi Hoài Sơn: “Di sản (quản lý)” in trong Bùi Quang Thắng: 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Sđd, tr.81-82.
hợp thời” của các giá trị đó với đời sống xã hội văn hóa - xã hội mà những di sản văn hóa đó đang “sống”. Các nhà khoa học, nhà quản lý cần phải xác định những giá trị nào của nghệ thuật múa truyền thống cần phải được bảo tồn nguyên trạng, những giá trị nào cần bảo tồn trên quan điểm kế thừa. Quan điểm bảo tồn này hoàn toàn phù hợp với những luận điểm khoa học cho rằng các di sản văn hóa dù là vật thể hay phi vật thể thì cũng không phải là những chủ thể “tĩnh” cố hữu mà nó có sức sống riêng. Tức là những giá trị của di sản văn hóa thực tế luôn có sự vận động và thay đổi ở những mức độ nhất định, nhiều khía cạnh khác nhau để nó không “lạc lõng” với môi trường tồn tại của nó. Quan điểm bảo tồn này hoàn toàn có thể phù hợp đối với nghệ thuật múa truyền thống của người Việt với tư cách là những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
- Quản lý di sản
Hiện nay, trên thế giới, trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản, các nhà khoa học, nhà quản lý đã phát triển quan điểm quản lý di sản văn hóa. Đây được xem là một sự phát triển mới về mặt lý luận đối với hệ thống lý thuyết bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Với quan điểm này, chúng ta có thể tránh được những tranh luận không có điểm dừng của việc bảo tồn nguyên trạng hay bảo tồn trên cơ sở kế thừa di sản văn hóa.
Quan điểm quản lý di sản được G.J. Ashworth cụ thể ở những khía cạnh: Về mục đích bảo tồn di sản: Chúng ta có nhiều mục đích có thể xảy ra và những mục đích này có thể trái ngược nhau. Di sản là sự lựa chọn có thể theo hoặc không theo ở các khía cạnh lịch sử, ký ức hoặc báu vật nên không có mục đích nào được xem là hoàn toàn đúng. Về nguồn lực bảo tồn di sản: Nhu cầu tạo ra nguồn lực. Do vậy, các nguồn lực không có giới hạn. Các điểm di sản có một cơ sở nguồn lực thay đổi. Nguồn lực được tạo ra bởi nhu cầu của thị trường sản phẩm. Về tiêu chí lựa chọn di sản để bảo tồn: Phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài; được xác định bởi thị trường. Độ chân thực của di sản nằm trong trải nghiệm và vì vậy không thể xác định một cách khách quan được. Về các sản phẩm thuyết minh cho di sản: Các di sản mang tính đa nghĩa, nhiều mục đích và không ổn định qua thời gian. Về chiến lược: Di sản là một chức năng và vì vậy là một lựa chọn cho phát triển, chính vì thế không có một sự mâu thuẫn cố hữu giữa bảo tồn và phát triển. Kế hoạch bảo tồn di sản không thể tách rời khỏi các chiến lược phát triển khác. Việc tăng cầu đối với sản phẩm (di sản) phù hợp với việc tăng cung sản phẩm1.
Như vậy, quan điểm quản lý di sản mới đã thoát ra khỏi tư duy quản lý di sản trực tiếp, tránh những câu hỏi liên quan đến bảo tồn nguyên vẹn hay bảo tồn dựa trên cơ sở phát huy. Tuy nhiên, không phải các quan điểm về sau hoàn chỉnh và thay thế hoàn toàn quan điểm trước. Việc áp dụng quan điểm nào cũng cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ hoàn cảnh bảo tồn khách quan đến bản thân đối tượng cần được bảo tồn.
Ứng dụng quan điểm quản lý di sản vào công tác bảo tồn, phát huy những giá trị của nghệ thuật múa truyền thống của người Việt, vấn đề chúng ta cần quan tâm không đơn thuần chỉ là việc tìm những biện pháp để bảo tồn nguyên vẹn những giá trị gốc, mà chúng ta còn cần xem xét đúng mức đến các yếu tố của đời sống đương đại mà di sản đó đang tồn tại như nhu cầu, thị hiếu của công chúng, của thị trường văn hóa nghệ thuật; chính sách và hành lang pháp lý của Nhà nước; sự giới hạn của các nguồn lực, mức độ tương tác - đối thoại với các nền văn hóa của quốc tế;... Trên cơ sở những xem xét thấu đáo đó, chúng ta cần có những biện pháp bảo tồn, phát huy những giá trị của nghệ thuật múa truyền thống của người Việt một cách thích hợp nhất.
Một vấn đề khác cũng cần lưu tâm khi ứng dụng quan điểm quản lý di sản văn hóa mà G.J. Ashworth nhắc đến là chúng ta cần nhận diện và thừa nhận mối tương quan giữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa như nghệ thuật múa truyền thống của người Việt với bối cảnh chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Việc này sẽ giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý có thể đưa ra những giải pháp toàn diện và có tính chất bền vững hơn để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của nghệ thuật múa truyền thống của người Việt. Ở một khía cạnh khác, việc nhận thức đầy đủ những chiều kích tương quan về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc nói chung, nghệ thuật múa của người Việt nói riêng còn giúp các chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp công tác này, cũng như các bên liên quan có thể tránh được những rủi ro nghiêm trọng, cũng như kịp thời đề xuất các phương án dự phòng nhằm hạn
_____________
1. Xem Bùi Hoài Sơn: “Di sản (quản lý)” in trong Bùi Quang Thắng: 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Sđd, tr.82-85.
chế những thiệt hại ở mức thấp nhất khi rủi ro xảy ra trong quá trình bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản đó.
*
* *
Đề cương về văn hóa Việt Nam đã có “tuổi đời” tròn 80 năm. Trong suốt gần một thế kỷ đó, dù văn kiện này chưa đầy 1.400 chữ nhưng đã trở thành một trong những kim chỉ nam quan trọng nhất cho quá trình lãnh, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về văn hóa sau ngày đất nước giành được độc lập, dân tộc thoát khỏi ách nô lệ.
Dù 80 năm qua, thực tế Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quan điểm lãnh, chỉ đạo công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển nền văn hóa của dân tộc đáp ứng cho mục tiêu xây dựng đất nước nói chung trong từng thời điểm, giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhưng quan điểm xây dựng và phát triển nền văn hóa quốc gia theo định hướng “dân tộc, đại chúng, khoa học”, trong đó, quan điểm “khoa học hóa” - chống lại những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ của Đảng có ý nghĩa lý luận đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Trong giới hạn của bài viết, các quan điểm được đưa ra có tính chất lý thuyết như chủ thể, bản sắc và tính sắc tộc; quản lý di sản trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa truyền thống của người Việt. Góc độ tiếp cận này như là một cơ sở lý luận góp phần hiện thực hóa quan điểm “khoa học hóa” trong bối cảnh văn hóa - xã hội ở thế kỷ XXI mà Đảng ta đã nêu ra trong Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943.

VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ
GS.TS. PHẠM TẤT DONG*
I- TÍNH HIỆN ĐẠI CỦA VĂN HÓA
Năm 1952, hai nhà “Nhân loại học” Alfred Kroeber và Clyde Khuckohn đã thống kê được 164 định nghĩa về văn hóa từ các công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Từ thời điểm đó đến nay đã hơn 70 năm phát triển, xã hội đã bỏ lại đằng sau nền văn minh nông nghiệp và nền văn minh công nghiệp để tiến vào nền văn minh công nghệ. Giờ đây, xã hội thông minh đang hình thành và phát triển, nền sản xuất đã có những thay đổi về nguyên lý, lối sống trong kỷ nguyên số đã đặt ra những cách ứng xử của con người với thế giới xung quanh - thế giới hiện thực và thế giới hiện thực ảo - mà trong xã hội cũ không đặt ra. Qua 2/3 thế kỷ ấy, có biết bao những hiểu biết mới về văn hóa, từ đó có thêm những định nghĩa mới, bổ sung để chúng ta có thể đi vào tầng sâu về bản chất của khái niệm văn hóa.
Khái niệm văn hóa có lịch sử phát triển cổ xưa như lịch sử phát triển của ý thức. Trên bậc thang tiến hóa của muôn loài có một cái hố ngăn cách về sự phát triển của con người và toàn bộ những sinh vật còn lại trong thế giới tự nhiên. Ở bên bờ này của cái hố đó là những con người, bắt đầu từ những người thông minh “homo sapiens” (người tinh khôn) cho đến người hiện đại của thế kỷ XXI hiện nay. Từ đó, trên bước thang tiến hóa của mình, con người không thay đổi về cơ cấu sinh lý giải phẫu để thích nghi với thế giới bên ngoài đang từng ngày từng giờ thay đổi, mà họ tạo ra những “thế giới đồ vật” gồm những giá trị vật chất và tinh thần. Cái “thế giới đồ vật” ấy là văn hóa.
_____________
* Hội Khuyến học Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm này:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”1.
Lao động là hoạt động của con người làm ra các sản phẩm vật chất và tinh thần, tạo ra cho xung quanh một thế giới đồ vật mà muôn loài còn lại không có khả năng làm ra. Dù là lao động chân tay hay lao động trí tuệ, thực chất của việc làm ra các đồ vật chính là quá trình chuyển “sức mạnh bản chất con người” (năng lực) vào đồ vật. Khi chúng ta học tập hoặc được đào tạo để sử dụng được những đồ vật do người khác sáng tạo ra, điều đó có nghĩa là chúng ta đã lấy ra từ sản phẩm đó sức mạnh bản chất ấy để thành sức mạnh của chính mình.
Con người với văn hóa của mình thay đổi, cải tạo thế giới bên ngoài, bắt thế giới đó phù hợp với những đặc điểm tâm lý và thể chất của mình. Có văn hóa là có năng lực thích nghi. Viện sĩ người Mỹ (1840-1910), giáo sư Đại học Yale Albert Galloway Keller đã có quan niệm thú vị về vấn đề này: “Văn hóa là tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ”.
Thế giới đồ vật xung quanh ta càng nhiều, càng hiện đại, càng đa dạng thì đó là dấu hiệu của nền văn hóa phát triển và hiện đại. Chúng ta so sánh trình độ văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia kia thường căn cứ vào những trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, vào những phương tiện giao thông, vào hệ thống nhà máy, đường xe lửa, các nhà hàng ăn uống, các sản phẩm tiêu dùng. Cho nên, để hiểu chính xác văn hóa là gì, định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889-1968), người Mỹ gốc Nga là một căn cứ. Ông viết: “Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hoặc vô ý thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau”.
_____________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3, tr.458.
Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo ra và vì lợi ích của con người. Song, văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia lại sáng tạo ra con người của nơi đó.
Thuật ngữ “Văn hóa” bắt nguồn từ chữ La tinh “Cultus” với nghĩa là gieo trồng. “Cultus Agri” là gieo trồng trên đất đai, “Cultus Animi” là gieo trồng tinh thần. Giáo dục là một hoạt động “cultus animi”. Thomas Hobbes (15881679), nhà triết học người Anh, viết rằng, lao động dành cho đất đai để có nguồn sống; lao động dành cho tinh thần để có những con người cho tương lai. Còn tôi nghĩ rằng, gieo trồng trong xã hội sẽ tạo nên văn hóa ứng xử giữa con người trong xã hội, tạo nên tinh thần chung sống cùng nhau, tạo nên một thế giới hòa bình, phát triển bền vững.
Như trên đã nói, bên bờ của cái hố ngăn cách trình độ tiến hóa, người tinh khôn sống theo văn hóa của mình. Mọi hành vi, hành động, suy nghĩ của con người đều được kiểm soát bởi ý thức. Ở bên bờ đối diện là thế giới động vật - những sinh linh đó dù có trình độ trí khôn nào đó cũng chỉ sống bằng những bản năng. Để thích nghi với hoàn cảnh, chúng không thể sáng tạo ra “thế giới đồ vật”, và phương thức thích nghi duy nhất là thay đổi cơ thể mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Chúng chưa bao giờ có được một biểu hiện của một đời sống văn hóa, do đó, chúng chưa bao giờ có năng lực tách ra khỏi ngoại giới. Năng lực đó là ý thức. Về điều này, nhà Tâm lý học người Nga X.L. Rubinstein viết rằng: “Ý thức là tri thức về điều ngoài ta, về khách thể đối diện với chủ thể nhận thức. Ý thức chỉ sinh ra từ con người, vì con người là một chủ thể tự tách mình ra khỏi ngoại giới, và tách ngoại giới ra khỏi mình như là một khách thể, một sự vật”. Định nghĩa này không dễ gì đọc một lần là hiểu và cũng có thể đọc một số lần vẫn chưa thật hiểu, nhưng chắc là, ai cũng thấy có một quan hệ bắc cầu: văn hóa → ý thức → tri thức.
Tri thức là những kiến thức, thông tin, những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. “Tri” và “Thức” trong tiếng Việt đều là biết. Đứng trước một sự vật, một hiện tượng mà nói được “nó” là cái gì thì đó mới là hiểu. Còn khi nói được nó có nguồn gốc từ đâu, nó tồn tại theo cơ chế nào, tạo ra nó bằng phương thức nào thì mới gọi là biết. Biết tạo ra văn hóa, tức là tạo ra sự vật, đạo đức, lối sống, thói quen... Cả thế giới này đều sinh thành từ tri thức. Xã hội càng tiến lên, nhân loại càng văn minh, thế giới càng đổi mới, xét đến cùng là nhờ tri thức, nhờ văn hóa. Tri thức thời đại công nghệ số, kỹ thuật số đang tăng lên theo cấp số nhân. Vì thế, văn hóa luôn đổi mới, luôn vận động và tính hiện đại của văn hóa nói lên sự tồn tại bền vững của nhân loại.
II- NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
PHẢI TÍNH ĐẾN ĐỂ BẢO ĐẢM TÍNH HIỆN ĐẠI CỦA VĂN HÓA
1. Một biến đổi vĩ đại mang tính cách mạng giáo dục trên toàn cầu: Sự phát triển xã hội học tập
Nếu như văn hóa được hiểu là những gì được tạo ra, được cải biến, được đổi mới và sáng tạo do năng lực của con người thì vấn đề đặt ra rất nghiêm túc là cái gì đã tạo ra cho con người năng lực đó? Câu trả lời là tri thức (Knowledge).
Trong xã hội hiện đại, những người được coi là có hiểu biết, người có văn hóa đều khẳng định rằng, thế giới của chúng ta sinh thành từ tri thức. Từ ngàn năm về trước, những người có học cũng khẳng định điều này. Nhà triết học cổ đại người Hy Lạp, ông Socrates (470-399 TCN) cũng nói như chúng ta hiện nay: “Mọi tri thức liên quan đến bản chất và cuộc sống con người đều đáng được sở hữu và cần phải tích lũy”. Socrates còn cho rằng, đạo đức con người, đức hạnh của con người cũng từ tri thức. “Điều tốt đẹp duy nhất là tri thức. Điều xấu xa duy nhất là sự thờ ơ”.
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, nhân loại đang từng bước phát triển nền kinh tế tri thức. Nếu như nền kinh tế công nghiệp cần tới hơn 400 năm để thay thế nền kinh tế nông nghiệp thì nền kinh tế công nghiệp sẽ bị nhường chỗ cho nền kinh tế tri thức chỉ trong một thời gian chưa quá nửa thế kỷ. Sự thay thế nhanh chóng và vĩ đại này cũng nhờ vào tri thức. Chỉ có điều là, những tri thức hiện đại hôm nay đã được sản sinh ra theo tốc độ hàm số mũ. Gia tốc phát triển (Acceleration) của tri thức hiện đại được tạo ra bởi xã hội học tập (The Learning Society). Giờ đây, quốc gia nào không tham gia vào xu thế phát triển xã hội học tập đều đang trong tình trạng tụt hậu ngày càng nhanh so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của thế giới đương đại.
Xã hội học tập được xây dựng với những yêu cầu cơ bản sau đây:
Một là, phải hình thành một hệ thống giáo dục mở - một hệ thống giáo dục mà tại mọi cấp học, ngành học đều không có bất cứ rào cản nào đối với cơ hội học tập của con người. Giáo dục mở là điều kiện quyết định tạo ra chất lượng cao cho nguồn nhân lực và nhân lực tại chỗ nhờ vào phương thức giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời.
Trước đây, thế giới đề cao khẩu hiệu “Giáo dục cho mọi người” (Education for All). Ngày nay, khẩu hiệu đó được thay bằng khẩu hiệu “Học tập suốt đời cho mọi người” (Lifelong learning for All).
Chỉ có hệ thống giáo dục bảo đảm cho công dân học tập suốt đời mới thực hiện được ý tưởng “đại chúng hóa giáo dục đại học”, mà mục đích sâu xa là đào tạo cho xã hội những lao động tri thức (Knowledge workers, knowledge labourer).
Lao động tri thức gồm những cán bộ, công chức, viên chức, công nhân kỹ thuật và nông dân trong xã hội tri thức, là mô hình đào tạo mà nền giáo dục mở hướng tới. Nói cho cùng, đó là những con người được tri thức hóa (intellectualized people) là người có văn hóa (Cultured people).
Hai là, xã hội học tập thực hiện việc học tập suốt đời cho mọi công dân, nghĩa là, bất cứ ai, không kể tuổi tác, giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa vị xã hội... đều có quyền lợi cũng như có nghĩa vụ học tập, sao cho không có cá nhân nào bị loại trừ khỏi những dịch vụ học tập.
Ngày nay, UNESCO kêu gọi các quốc gia xây dựng xã hội học tập, trong đó việc học tập của từng thành viên phải bảo đảm những yêu cầu sau:
- Con người thực hiện vòng giáo dục ban đầu (Initial education) và sau đó tham gia thường xuyên vào vòng giáo dục tiếp tục (Continuing education) để làm giàu tri thức từ bậc giáo dục phổ thông đến đại học.
- Các quốc gia đều phải tôn trọng và thực hiện việc đưa giáo dục - học tập vào tận gia đình và trong mọi cộng đồng dân cư.
- Sử dụng công nghệ giáo dục hiện đại để mọi người có thể học ở trường lớp, ở nhà, tại nơi làm việc, học mọi lúc mọi người, học kịp thời những điều cần học vì công việc và vì sự phát triển của mỗi người.
- Bảo đảm chất lượng và hiệu quả học tập, thông qua học tập để phát huy tận lực những năng lực tiềm ẩn, chưa có cơ hội bộc lộ.
- Xây dựng văn hóa học tập suốt đời.
2. Mô hình con người có văn hóa trong kinh tế tri thức
Ta thường nói, công dân là thành viên của xã hội, gia đình là tế bào của xã hội, do đó, trong xây dựng xã hội học tập, xây dựng mô hình công dân học tập chính là tạo ra những thành viên phù hợp với đặc trưng của xã hội lấy học tập suốt đời như cứu cánh của việc đào tạo.
Công dân học tập là người dân thực hiện nghĩa vụ học tập suốt đời theo những quy định của Nhà nước. Việc học tập suốt đời bao gồm những giai đoạn học tập nối tiếp nhau, ta gọi là những chu kỳ học tập. Mỗi chu kỳ được chia thành 2 hành trình:
Hành trình thứ nhất: Hướng tới tri thức (The journey to get knowledge).
Hành trình thứ hai: Kiến tạo tri thức (The journey for creating knowledge).
Hai hành trình nối tiếp nhau, bắt đầu từ việc tìm kiếm thông tin và tri thức, sau đó là xử lý những gì đã tiếp cận và lĩnh hội để sáng tạo ra tri thức mới dưới hình thức một khái niệm (concept) hay ý tưởng mới (idea), góp thêm cho kho tàng tri thức của nhân loại một sáng kiến (initiative) hay một phát minh mới (invention)...
Cuộc đời học tập suốt đời là hành trình đi cùng tri thức (The journey being with knowledge). Khi hành trình ấy kết thúc vì lý do bất khả kháng nào đó thì nó sẽ được thực hiện do một cá nhân khác, trong thời gian khác và không gian khác.
Tổng kết những hành trình đi tìm tri thức để tiến hành cách mạng và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh rút ra một triết lý giáo dục “Học không bao giờ cùng”. Trong giai đoạn 2021-2023, nhân dân ta đang bắt tay vào việc thực hiện Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng mô hình công dân học tập, lấy tấm gương “học không bao giờ cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam của hành trình suốt đời tìm kiếm tri thức, xây dựng xã hội văn hóa và văn minh.
3. Xây dựng các tổ chức học tập, hình thành văn hóa học tập trong các tập thể lao động
Trước hết, cần làm rõ khái niệm “tổ chức” mà tác giả sử dụng trong bài viết này.
Tổ chức là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp người cùng làm một việc vì những mục đích chung trong một hình thái cơ cấu ổn định. Nói cụ thể hơn, một cơ sở sản xuất, một trường học, bệnh viện, một đơn vị công tác trong một doanh nghiệp, một học viện hay một đơn vị quân đội, một cơ quan hành chính, v.v. đều được coi là một tổ chức.
Dùng một lát cắt dọc theo thuật ngữ này, ta thấy tổ chức có những đặc trưng sau:
- Mọi tổ chức đều mang tính mục đích rõ ràng. Tổ chức là công cụ để thực hiện mục đích.
- Trong tổ chức, mọi người cùng làm một công việc với một mục đích chung. - Mọi tổ chức trong một hệ thống đều chia sẻ mục tiêu lớn của hệ thống.
- Mọi tổ chức đều mang tính mở. Trong sự tương tác với các đối tượng khác nhau, tổ chức luôn cần đến tính mở và sự thích ứng linh hoạt.
- Mọi tổ chức đều có sự quản lý theo một cơ chế hoạt động nhất định.
Tất cả những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong tổ chức đều phải học suốt đời vì công việc của tổ chức, do đó, phải đưa việc học vào tổ chức còn gọi là thực hiện việc học trong tổ chức (Organizational learning), do đó, tổ chức là một cái nôi nuôi dưỡng những con người học tập suốt đời. Một tổ chức không đưa được việc học đến từng thành viên thì chắc chắn năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, chất lượng nhân lực, trình độ sử dụng công nghệ hiện đại, uy tín của thương hiệu... sẽ có vấn đề phải xem lại. Không ít tổ chức kinh doanh và dịch vụ bị phá sản là do không thực hiện được việc học tập thường xuyên trong đơn vị mình.
Nói một cách khái quát, không học tập thì tổ chức sẽ không thể có văn hóa lao động, văn hóa kinh doanh, văn hóa nghề nghiệp, v.v. và đương nhiên, tổ chức mất đi đối tác, thương hiệu, thị phần làm ăn.
Trước đây, để tạo ra môi trường học tập trong tổ chức, người ta hình thành nên một phương thức để mọi thành viên thực hiện. Đó là lấy huấn luyện để tạo ra sự phát triển (Training - Development). Nhưng dần dần, những người lãnh đạo tổ chức nhận ra rằng, phương thức đó đã làm mất đi tính tích cực, chủ động của từng thành viên, do đó, họ yêu cầu mỗi cá nhân trong đơn vị công tác phải có kế hoạch học tập gắn với kế hoạch tự học, từ đó, xây dựng nên phương thức “Học tập - phát triển” (Learning - Development).
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030”, những tổ chức đạt được yêu cầu học tập theo quy định của Nhà nước sẽ được nhận danh hiệu “Đơn vị học tập”.
3. Quốc gia chuyển đổi số và sự hình thành mô hình “Công dân số”
Khi thực hiện chuyển đổi số trong quốc gia, kết quả đầu tiên là chúng ta có chính phủ số, nền kinh tế số và một xã hội số. Toàn bộ những hoạt động xã hội từ lao động sản xuất, thương mại, dịch vụ, giao thông, logistics, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí sẽ được thực hiện trong không gian mạng (Cyberspace).
Hiện nay, không gian mạng đã phát triển mạnh mẽ dưới sự tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xã hội thông minh hình thành khi không gian mạng mở rộng.
Tham gia hoạt động trong không gian mạng là những trải nghiệm xã hội, trong đó các cá nhân có thể tương tác, trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, cung cấp các hỗ trợ xã hội, tranh luận và đánh giá những hiện tượng, những sự kiện liên quan đến đạo đức, chính trị, luật pháp, kinh tế, kinh doanh, chiến tranh và những xung đột có vũ trang, chiến tranh lạnh, ngoại giao và quan hệ quốc tế, những va chạm chính kiến và những cuộc đối đầu văn hóa, v.v..
Để sống, hoạt động trong không gian mạng, chúng ta cần chú ý tới những đặc điểm sau của không gian mạng:
- Không gian mạng mở rộng phạm vi ra toàn cầu, một sự kiện ở địa phương xảy ra, không chỉ một vùng, mà chỉ trong giây lát cả nước biết đến, thế giới cũng biết đến. Thông tin trong xã hội hiện thực - ảo sẽ truyền lan cực kỳ mau lẹ so với xã hội hiện thực.
- Những thông tin bổ ích, những thành quả của khoa học và kỹ thuật, những nét văn hóa mới và lối sống mới... được chia sẻ đến tất cả những ai có điều kiện truy cập mạng.
Cùng với mặt tích cực đó, trong không gian mạng cũng xảy ra những hiện tượng, những sự kiện có hại, nguy hiểm như ăn cắp thông tin, khủng bố tâm lý trên mạng, hoạt động gián điệp, chiếm đoạt tài sản, tuyên truyền xuyên tạc để hạ uy tín của chính quyền, kích động tâm lý chiến tranh, gây thù hận giữa các dân tộc, gây nhiễu thông tin, tung tin xấu...
- Không ít người đã thiếu hiểu biết về an ninh mạng, về lối ứng xử có văn hóa trên mạng nên đã vô tình để bọn xấu lợi dụng. Trong khi đó, một số không ít người lại không biết tôn trọng người khác trên mạng, đã khích bác, đả kích, bôi nhọ nhân cách người khác qua các mạng xã hội.
Vì vậy, vấn đề về Luật an ninh mạng và xây dựng các quy định hành vi văn hóa mạng là vô cùng cần thiết, có tính bức thiết. Từ đây, một nhiệm vụ đặt ra trong giáo dục là xây dựng mô hình “Công dân số” (Digital Citizen).
Về thực chất, Công dân số là công dân học tập. Trong điều kiện triển khai chủ trương chuyển đổi số quốc gia, mọi công dân học tập đều phải được trang bị những kỹ năng số để sống, học tập, lao động thích hợp với môi trường số.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nhiều cuộc Hội thảo khoa học bàn về những kỹ năng số (Digital Skills) cần hình thành ở những công dân số. Nhìn chung, nhiều nhà khoa học và giáo dục thường đề xuất những kỹ năng dưới đây:
- Kỹ năng truy cập số (Digital access).
- Kỹ năng thương mại số (Digital Commerce).
- Kỹ năng truyền thông số (Digital communication).
- Kỹ năng sử dụng kiến thức số (Digital Literacy).
- Kỹ năng thực hiện nghi thức số (Digital Etiquette).
- Kỹ năng thực hiện luật lệ số (Digital Law).
- Kỹ năng thực hiện quyền và trách nhiệm số (Digital Rights &
Responsibilities).
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe thể chất và tâm lý số (Digital Health & Wellness).
- Kỹ năng tuân thủ an ninh số (Digital Security).
Việc xác định những kỹ năng số cho công dân số còn đang được nghiên cứu bởi việc này phải chờ đợi những quy định của Nhà nước về những hành vi văn hóa mạng và những luật định về bảo vệ những giá trị trên các mạng xã hội.
4. Công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của quá trình toàn cầu hóa
Dòng chảy toàn cầu hóa mang theo rất nhiều giá trị khác nhau từ quốc gia này tới quốc gia khác, tạo nên một thế giới dần dần có độ phẳng hơn trước. Trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, khoa học, giáo dục... nhiều giá trị đã thẩm thấu qua biên giới quốc gia, làm cho các quốc gia dần dần có những nét giống nhau trong ẩm thực, thời trang, vui chơi, giải trí, học hành...
Từ lâu, nhà tương lai học John Naisbitt đã thốt lên rằng, “Từ Toronto đến Bắc Kinh, các cô gái đều mặc quần bò như nhau”. Đâu đâu cũng thấy người ta nhai singum Cool air. Các cửa hàng McDonald’s mọc khắp các quốc gia. Giới trẻ đổ xô vào các cửa hàng KFC để tìm ăn món gà rán truyền thống Original Recipe... Nhưng có một hiện tượng đặc biệt, mà có lẽ là từ sự hình thành các công ty đa quốc gia, người ta thấy xuất hiện mẫu người “công dân toàn cầu”.
Công dân toàn cầu được hiểu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, có thể có một hoặc nhiều quốc tịch, và do đó, họ mang trong nhân cách của mình nhiều màu sắc văn hóa ngoài những nét văn hóa bản địa - nơi chính sinh ra họ mà họ gọi là quê hương.
Công dân toàn cầu là người đi ra thế giới mà không bị các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và việc làm. Họ tôn trọng văn hóa của dân tộc khác, chấp nhận luật pháp của quốc gia khác và chung sống với người khác về văn hóa, tập tục, thói quen là một phẩm chất cần thiết với họ.
Một số nhà nghiên cứu về mô hình “công dân toàn cầu” đưa ra kết luận rằng, để có được những con người loại hình này thì phải giúp họ đạt 3 tiêu chí sau:
- Tri thức toàn cầu (Global Knowledge): Những tri thức mới nhất về khoa học và công nghệ cần cho việc áp dụng vào những công việc trong những quốc gia khác nhau, những hiểu biết về văn hóa, về con người - nơi mà họ sẽ đến làm việc...
- Kỹ năng toàn cầu (Global skills): Những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần có để thích nghi với môi trường làm việc quốc tế, những kỹ năng sống để chung sống trong môi trường đa văn hóa...
- Cơ hội việc làm toàn cầu (Global employments): Mục tiêu chính của việc đào tạo công dân toàn cầu là hình thành ở con người năng lực tìm kiếm việc làm, tham gia lao động - nghề nghiệp ở nước ngoài. Vì thế, phải trang bị cho họ những năng lực cốt lõi, những kỹ năng cơ bản, những phẩm chất mong muốn để có điều kiện nắm lấy những cơ hội được tuyển chọn, được chấp nhận làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học của các quốc gia mà họ đến.
Theo thời gian, số người trở thành công dân toàn cầu sẽ ngày càng đông đảo hơn.
Hiện nay, tính đến hết năm 2022, những người thuộc thế hệ Y (Thế hệ thiên niên kỷ: Millennials Generation) chiếm khoảng 37% dân số Việt Nam. Thế hệ này gồm những người từ 28 tuổi đến 42 tuổi. Lực lượng lao động hiện nay (lực lượng lao động tại chỗ) sung sức nhất vào thời điểm này hoàn toàn thuộc thế hệ Y.
Đây là thế hệ đầu tiên được tiếp xúc với kỹ thuật của thời đại thông tin. Nhờ đó, họ tiếp xúc với những ứng dụng kỹ thuật số không gặp khó khăn. Đa số trong họ đã làm quen với các mạng xã hội, với các forum hay các blog.
Thế hệ Y được học hành tốt hơn, bài bản hơn so với thế hệ đàn anh (Thế hệ X). Họ đang bị cuốn vào cuộc vận động phấn đấu trở thành công dân học tập. Số lượng người thuộc thế hệ Y có điều kiện trở thành công dân toàn cầu chưa nhiều.
Thế hệ đàn em của Y là thế hệ Z, bao gồm những người sinh ra trong khoảng thời gian 1997-2012. Đây là thế hệ người đang ở độ tuổi 11 - 26 tuổi, đang học từ cấp phổ thông cơ sở đến đại học; một số mới ra trường, tham gia vào hệ thống nghề nghiệp với thâm niên còn rất thấp.
Thế hệ Z được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Gen Tech (Generation Technology - Thế hệ công nghệ), Gen Net (Generation Network - Thế hệ mạng). Đây là thế hệ kỹ thuật số ở Việt Nam, vì khi họ ra đời đã có sự du nhập của Internet (1995), sau đó là Facebook (2004), Youtube (2005), Iphone (2007), v.v..
Thế hệ Z có sự vượt trội so với thế hệ Y và X về năng lực học ngoại ngữ và những kỹ năng sử dụng các thiết bị thông tin thông minh, sự giao tiếp rộng rãi trên mạng, sự thích ứng nhanh chóng với thế giới hiện thực - ảo.
Thế hệ Z đang trải nghiệm thế giới VUCA (dùng để mô tả về thế giới “đa cực” được xác lập khi có 4 điều kiện: biến động (Volatility), bất định (Uncentainy), phức tập (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity), nhất là trải nghiệm qua những biến động và đầy bất thường của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến Nga Ucraina. Sự trải nghiệm đó sẽ làm tăng những năng lực và những phẩm chất cần thiết để thế hệ Z thích ứng tốt với kỷ nguyên số như hợp tác (Collaboration), giao tiếp (Communication), tư duy phản biện (Critical thinking), học tập suốt đời (Lifelong learning)...
Thế hệ trẻ nhất trên thế giới hiện nay là thế hệ Alpha. Thế hệ này gồm những trẻ em bắt đầu được sinh ra từ năm 2013 và đứa trẻ cuối cùng của thế hệ Alpha sẽ ra đời vào năm 2027.
Thế hệ Alpha được đặt bằng nhiều cái tên nghe rất thú vị: Thế hệ kính (Glass Generation), thế hệ màn hình (Screenager Generation), Thế hệ Internet (iGeneration).
Jean Twenge - giáo sư Trường đại học San Diago (Mỹ) mô tả thế hệ Alpha như sau: “Mọi mặt cuộc sống của iGen với điện thoại thông minh: học bài, chơi game, kết bạn, trò chuyện, đọc sách... đều dựa trên phương tiện thông minh”.
Mark McClindle nhà nghiên cứu xã hội người Úc thì ví máy tính bảng là cô bảo mẫu của lũ trẻ Alpha. Học và chơi dựa chính vào màn hình. Thế giới vật lý không hấp dẫn bọn trẻ Alpha bằng thế giới hiện thực ảo.
Sự bùng nổ của công nghệ sẽ làm cho con người Alpha thành thế hệ có năng lực kết nối toàn cầu. Các em sẽ học tập, du lịch, làm việc giữa các quốc gia mà không gặp rào cản nào về ngôn ngữ và văn hóa. Thế hệ Alpha sẽ định nghĩa lại khái niệm “việc làm”, thay đổi mô hình trường học và mô hình giáo dục, làm mờ ranh giới địa lý, làm giảm đi sự cách biệt văn hóa bản địa với văn hóa toàn cầu. Họ sẽ kết nối với nhau trong ngôi nhà toàn cầu.
*
*   *
Nền văn hóa với tính dân tộc, khoa học, đại chúng có giá trị hết sức cơ bản cho sự phát triển của xã hội. Nền văn hóa đó đã nói lên rằng, nó là cội nguồn sức mạnh của dân tộc ta, của đất nước ta, là động lực phát triển đưa quốc gia của chúng ta đi vào hiện đại.
Để đi vào xã hội tri thức, và tiếp theo là xã hội thông minh, chúng ta cần bổ sung nhiều giá trị mới để hoàn chỉnh nền văn hóa trong những điều kiện mới. Đó là văn hóa học tập suốt đời, văn hóa mạng, lối sống của công dân toàn cầu, đạo đức nghề nghiệp trong hệ thống công nghiệp thông minh, v.v..
Điều kiện hàng đầu để Việt Nam hội nhập hiệu quả vào thế giới hiện đại, sánh vai với các quốc gia hùng mạnh, chung sống hòa bình với tất cả các dân tộc trong một ngôi nhà toàn cầu chính là nền văn hóa hiện đại mà chúng ta cần xây dựng, vun đắp.

NAM ĐỊNH ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA LÀNH MẠNH, GÓP PHẦN
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI,
KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA “ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG*
N
am Định, quê hương phát tích của Vương triều Trần với hào khí Đông
A ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên rạng danh đất nước, là nơi sản sinh và hun đúc nên nhiều bậc hiền tài, những chiến sĩ cách mạng tiền bối, những nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc của Đảng, tiêu biểu là đồng chí Trường Chinh - Người có đóng góp to lớn đối với công tác văn hóa, văn nghệ của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người ở nước ta. Từ trong quá trình vận động tiến hành Cách mạng Tháng Tám, đồng chí Trường Chinh đã sớm đặt cơ sở lý luận cho việc xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam theo phương châm “dân tộc, đại chúng, khoa học” thể hiện trong bản dự thảo Đề cương về văn hóa Việt Nam được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua tháng 2/1943. Có thể nói, Đề cương về văn hóa Việt Nam và sau đó là các tác phẩm Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam lúc này, Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam... cùng hàng loạt tác phẩm và các bài viết khác của đồng chí đã tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm đúng đắn, sắc bén và sáng tạo của Đảng ta trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào văn hóa và nghệ thuật Việt Nam. Đây được coi là những tác phẩm đặt cơ sở lý luận cho đường
_____________
* Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định.
lối xây dựng nền văn hóa, văn nghệ cách mạng của Việt Nam. Và đến hôm nay, 80 năm đã trôi qua nhưng những tư tưởng của bản Đề cương vẫn còn nguyên giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Hội thảo khoa học “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) Cội nguồn và động lực phát triển” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức là một cơ hội to lớn để chúng ta nhận diện, làm rõ các giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam, nhìn lại quá trình vận dụng, phát huy giá trị của Đề cương trong quá trình phát triển của đất nước, nhất là đối với những người trực tiếp làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch. Thời gian tổ chức hội thảo là những ngày cuối tháng 2/2023, là một thời điểm rất ý nghĩa bởi đó là dấu mốc Đề cương về văn hóa Việt Nam được thông qua, ban hành và cũng là tháng sinh của người khởi thảo ra bản Đề cương đó (9/2/1907). Và nhân dịp kỷ niệm 116 năm Ngày sinh của đồng chí Trường Chinh, tỉnh Nam Định đã tập trung tuyên truyền, ôn lại về tiểu sử và quá trình đóng góp to lớn của đồng chí trong hoạt động cách mạng, trong đó nhấn mạnh về giá trị của bản Đề cương trong tiến trình lịch sử 80 năm hình thành.
Về hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đề cương về văn hóa Việt Nam, có thể nói, văn kiện ra đời trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rối ren của đất nước, cách mạng Việt Nam đang đứng trước tình thế vô cùng gay go, căng thẳng và đang phải tập trung cho cách mạng giải phóng dân tộc đã khẳng định vị trí rất đặc biệt của văn hóa đã được Đảng xác định ngay từ ban đầu khi lãnh đạo phong trào cách mạng cũng như tiếp tục dẫn dắt đất nước phát triển trong quá trình đổi mới và hội nhập. Đảng luôn quan tâm đến văn hóa và Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời chính là ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa cho toàn Đảng, toàn dân.
Về nội dung, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam được trình bày theo cấu trúc 5 phần:
Phần I: Cách đặt vấn đề;
Phần II: Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam;
Phần III: Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp;
Phần IV: Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam;
Phần V: Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít Đông Dương và nhất là những nhà văn hóa mácxít Việt Nam.
Tuy ngắn gọn, súc tích nhưng bản Đề cương về văn hóa Việt Nam đã thể hiện rõ các quan điểm, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của nền văn hóa dân tộc cần hướng đến. Đề cương khẳng định: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa”1. Dựa trên quan điểm mácxít, Đề cương nêu ba nguyên tắc lớn trong cuộc vận động xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đó là dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa với sự thống nhất biện chứng không thể tách rời, phản ánh đúng thực trạng và nhu cầu bức thiết của cuộc vận động văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ.
Từ sau bản Đề cương về văn hóa Việt Nam và những lần tổng kết đánh giá của Đảng, nhất là tại hội nghị kỷ niệm lần thứ 40 ngày ra đời của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam (27/12/1983), Đảng ta nhận thấy: Đề cương về văn hóa Việt Nam không dài, có nhiều hạn chế, vì trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam. Ví dụ: cách mạng tư tưởng đề ra còn quá sơ sài, vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa được đề cập tới... nhưng Đề cương văn hóa đã thu tóm được những vấn đề cơ bản của Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong điều kiện lúc đó của cách mạng Việt Nam, tư duy lý luận của Đảng về văn hóa ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh hơn. Cụ thể như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) bổ sung thêm các lĩnh vực như: tư tưởng, đạo đức, lối sống; di sản văn hóa; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn học, nghệ thuật; thông tin đại chúng; giao lưu văn hóa với thế giới; thể chế và thiết chế văn hóa; đồng thời xác định vai trò, vị trí của văn hóa, nêu rõ những nhiệm vụ của văn hóa như phải giữ gìn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và khẳng định sự nghiệp văn hóa là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh (bổ sung,
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương về văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.12.
phát triển năm 2011) nêu rõ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khóa X “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” khẳng định: Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam; Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014) đã nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt quan trọng của chủ thể sáng tạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc là nhân tố con người với 6 nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới; Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và gần đây nhất là những phát biểu trọng tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền “tảng tinh thần”, “động lực phát triển” và “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”1. Có thể nói, tất cả những hội nghị, những văn kiện, nghị quyết của Đảng về văn hóa đều xuyên suốt một điều đó là “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” và bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị theo dòng chảy của lịch sử.
Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng nói chung và về văn hóa nói riêng, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương những năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định luôn chú trọng xây dựng và phát triển
_____________
1. Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.174.
văn hóa tương xứng trong mối tương quan với chính trị và kinh tế. Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 9/6/2016 của Tỉnh ủy “Về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định” và Kết luận số 75-KL/TU ngày 14/12/2021 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU được ban hành đã khẳng định sự quan tâm, trách nhiệm của tỉnh Nam Định đến việc phát triển văn hóa ngày càng gắn bó hơn với xây dựng con người, đưa văn hóa từng bước trở thành một trong những nguồn lực quan trọng của sự nghiệp phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua cùng với việc phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội của tỉnh đã được quan tâm phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả quan trọng.
Công tác tư tưởng, tuyên truyền và giáo dục ngày càng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm đạt hiệu quả cao nhất, điển hình như: cổ động trực quan, truyền thanh cơ sở, triển lãm, trưng bày, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động học tập suốt đời trong bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ... Từ đó, khơi dậy, bồi đắp, giáo dục tinh thần yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, thôi thúc hành động tự giác, hướng tới mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đoàn kết, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hơn với bản thân, với gia đình, xã hội và trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân. Công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo, biên giới, bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia được các ngành, các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả trong những năm qua.
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa được đặc biệt quan tâm, góp phần quảng bá hình ảnh về văn hóa, con người tỉnh Nam Định nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung đến với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Hiện nay, tỉnh Nam Định có 1.350 di tích lịch sử - văn hóa trong danh mục kiểm kê, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 87 di tích cấp quốc gia, 319 di tích cấp tỉnh; có 9 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 1 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. Đồng thời, việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di tích... đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh; nhiều chương trình, chuyên mục, phim tài liệu giới thiệu về Nam Định đến với đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của tỉnh Nam Định nói riêng và của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế nói chung được quan tâm đầu tư.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ cơ sở. Ngay từ năm 1943, khi xây dựng Đề cương về văn hóa Việt Nam, Đảng ta đã xác định một trong những nội dung của nền văn hóa mới đó là cần phải “xây dựng nếp sống mới, kiên quyết đấu tranh nhằm xóa bỏ những hủ tục của xã hội...”. Nhằm thực hiện hiệu quả phong trào, hằng năm, ban chỉ đạo các cấp trong tỉnh thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đưa các nội dung của hương ước, quy ước vào việc thực hiện xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tại các thôn, xóm, việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước đã góp phần quan trọng trong việc phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội, vệ sinh môi trường ở địa phương, góp phần xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh...
Là một trong những địa phương dẫn đầu trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nam Định luôn ưu tiên quỹ đất và đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các thiết chế văn hóa cấp xã, cấp thôn và dành không gian vui chơi, giải trí phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Hệ thống bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện đã phát huy hiệu quả trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, nâng cao dân trí. 100% xã, phường, thị trấn đều có nhà văn hóa, 100% làng, thôn, xóm có nơi sinh hoạt văn hóa và luôn là nơi gắn kết các thành viên trong cộng đồng dân cư, tăng tình đoàn kết xóm làng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, thể dục - thể thao được quan tâm, tạo điều kiện để người dân tham gia sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa. Toàn tỉnh có gần 900 đội văn nghệ quần chúng, hơn 60 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ duy trì hoạt động thường xuyên, đã thu hút hơn 3.000 lượt hội viên tham gia với hơn 700 buổi hoạt động hằng năm; số câu lạc bộ thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh đến nay khoảng 1.720 câu lạc bộ. Qua đó góp phần mạnh mẽ trong công cuộc “đưa văn hóa vào cuộc sống hằng ngày của nhân dân”.
Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, hoạt động văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và nhu cầu của nhân dân, giữ gìn và phát huy nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Tỉnh đã chỉ đạo, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định, quan tâm việc định hướng tư tưởng, động viên, khuyến khích các văn nghệ sĩ tích cực sáng tác các tác phẩm có chất lượng, tạo sức lan tỏa trong xã hội. Đặc biệt, tỉnh Nam Định có một giải thưởng riêng về lĩnh vực văn học, nghệ thuật dành cho đội ngũ văn nghệ sĩ là Giải thưởng văn học nghệ thuật Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định với định kỳ 5 năm tổ chức một lần.
Hoạt động thông tin đối ngoại của tỉnh tiếp tục được chú trọng triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả. Trong những năm qua, với việc chủ động đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quốc gia, quốc tế, linh hoạt trong việc lựa chọn các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong chuỗi các hoạt động chào mừng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với hình ảnh mảnh đất, con người Nam Định thân thiện, đoàn kết và mến khách. Ngoài ra, thông qua hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nam Định, quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa giữa nhân dân Nam Định với nhân dân các nước, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân ở nước ngoài cũng đạt nhiều kết quả thiết thực.
Tập trung làm tốt công tác hướng dẫn các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò, tác dụng của tập luyện thể dục - thể thao trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục đạo đức, ý chí, nhân cách, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, góp phần mạnh mẽ trong việc xây dựng con người mới, con người có tư tưởng đúng và tình cảm đẹp, có trí tuệ và tài năng phát triển, có đạo đức và phẩm chất trong sáng, con người phát triển toàn diện.
Có thể nói, những thành tựu về xây dựng môi trường văn hóa đã tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỷ trọng trên 80% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số được tập trung chỉ đạo quyết liệt. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao. Từ đó, nêu cao những giá trị tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại đi cùng với bài trừ những yếu tố phản văn hóa, góp phần quan trọng vào xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước. Tuy nhiên, có thể thấy, xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại không ít những tệ nạn, những hủ tục, lạc hậu trong nếp sống của người dân, những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống... mà nguyên nhân chính là từ yếu tố con người. Do đó, trong thời gian tới, tỉnh Nam Định tiếp tục thực hiện hiệu quả việc xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc với một số giải pháp trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt tới đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra và phấn đấu đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước.
Thứ hai, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có ý thức tôn trọng pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ; đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, công chức, viên chức gắn với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, các kết luận của Hội nghị Trung ương khóa XIII.
Thứ ba, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa, nhất là đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ những giá trị “chân thiện - mỹ”. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nhằm thu hút sự hưởng ứng, tích cực tham gia của đông đảo người dân, đóng góp công sức, trí tuệ, sáng kiến, sáng tạo và nguồn lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Thứ tư, phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục - thể thao, nhất là thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp. Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động thể dục - thể thao quần chúng, thể dục thể thao giải trí; tạo sự chuyển biến rõ rệt về giáo dục thể chất và thể thao trường học; góp phần chăm sóc, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ của người dân và nhu cầu giải trí của xã hội. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, bồi dưỡng, hợp tác và đào tạo tài năng thể thao để phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp một cách cơ bản, vững chắc; đóng góp nhân lực có chất lượng cho các hoạt động thi đấu thể thao khu vực và quốc tế.
Thứ năm, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa; tăng cường huy động các nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở và không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bảo đảm phù hợp với quy hoạch. Tạo điều kiện nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí.
Thứ sáu, xây dựng và triển khai các chương trình, đề án trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và các di sản văn hóa phi vật thể. Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch văn hóa, phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà lưu niệm, nhà truyền thống, các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực văn hóa; tăng cường truyền thông trên không gian mạng về các sản phẩm văn hóa, lịch sử đặc trưng, hình ảnh, văn hóa, con người tỉnh Nam Định thân thiện, văn minh, cởi mở, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch, qua đó khẳng định Nam Định nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.
Có thể khẳng định, 80 năm qua, dù thực tiễn có nhiều thay đổi nhưng những nội dung cốt lõi trong Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn là những quan điểm đúng đắn, là cơ sở cho sự vận động và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay. Kết quả đạt được của các địa phương trên cả nước nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng là minh chứng rõ nét nhất cho những đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

GIÁ TRỊ VĂN HÓA - SỨC MẠNH MỀM
BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
TS. NGUYỄN TUẤN DŨNG*
T
rong những năm gần đây, lý luận về “sức mạnh mềm” đang nhận được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu học thuật, các nhà hoạch định chính sách, các chính trị gia... trên thế giới. Người ta đang coi nó là một nguồn “tài nguyên quyền lực” mới của các quốc gia và có tác động mạnh mẽ đến các quan hệ quốc tế ngày nay. Trên thực tế, đã có nhiều quốc gia nghiên cứu, vận dụng tốt lý luận này trong thực tiễn phát triển ở quốc gia mình và đạt được những thành công nhất định. Việt Nam, với hàng nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có cả một truyền thống hào hùng và bề dày văn hóa lâu đời. Giá trị của nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử đó đã và đang góp phần tạo nên sức mạnh, làm cho tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng tăng cao trên trường quốc tế. Văn hóa chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và nguồn sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của đất nước hiện nay.
Một số vấn đề chung về sức mạnh mềm, sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
“Sức mạnh mềm” (Soft Power) là một khái niệm mới do Giáo sư Joseph S. Nye (Hoa Kỳ) đưa ra lần đầu tiên vào năm 1990. Joseph S. Nye quan niệm: “Sức mạnh mềm là khả năng đạt những điều mong muốn bằng sức hấp dẫn
_____________
* Học viện Quốc phòng.
hơn là sự ép buộc hay bằng các khoản mua chuộc, sức mạnh mềm được tạo nên từ sức hấp dẫn của một quốc gia thông qua văn hóa, các tư tưởng chính trị và các chính sách của quốc gia đó”1. Một quốc gia được coi là thành công trong việc xây dựng “sức mạnh mềm” khi dựa trên sức hấp dẫn của văn hóa, quan điểm chính trị và chính sách ngoại giao đủ sức lôi cuốn nước khác đi theo mình, không như “sức mạnh cứng” bao gồm: tiềm lực về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật và nguồn tài nguyên mà xưa nay là những sức mạnh hữu hình chi phối các mối quan hệ quốc tế. “Sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm” có mối quan hệ biện chứng, tác động và có khả năng củng cố lẫn nhau. Sức mạnh cứng là “hậu phương”, là một trong những cơ sở để phát huy sức mạnh mềm. Sức mạnh mềm hấp dẫn khi chúng bắt nguồn từ thành công về vật chất, những thứ do sức mạnh cứng mang lại. Cũng theo Joseph S. Nye, khả năng kết hợp giữa “sức mạnh mềm” và “sức mạnh cứng” sẽ tạo ra “sức mạnh thông minh” (Smart power). Sức mạnh thông minh không phải là một loại quyền lực thứ ba; là sự kết hợp hay pha trộn giữa sức mạnh mềm và sức mạnh cứng. Đó là khả năng xác định bối cảnh, lợi dụng các xu hướng và sử dụng hợp lý sức mạnh cứng và sức mạnh mềm để đạt được hiệu quả cao nhất.
Quan niệm về nội hàm “sức mạnh mềm” của Joseph S. Nye đang nhận được sự quan tâm, thảo luận, phân tích của khá nhiều nhà khoa học, các chính trị gia trên thế giới; nó có thể chưa đầy đủ hoặc còn phải bàn luận thêm để làm rõ hơn những nội hàm của nó gắn với mỗi giai đoạn lịch sử hay với mỗi một quốc gia nhất định; tuy nhiên có thể thấy, trong các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia sẽ bao gồm các nhân tố về vật chất (gọi là phần cứng), nhân tố về tinh thần (gọi là phần mềm). Trong đó, sức mạnh cứng của một quốc gia là tổng hòa các yếu tố: tài nguyên cơ bản (như diện tích đất đai, dân số, tài nguyên tự nhiên...), sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế, sức mạnh khoa học - kỹ thuật... Còn sức mạnh mềm của một quốc gia là khả năng quốc gia này dùng ảnh hưởng thuyết phục chủ thể quốc gia khác làm theo ý mình thông qua sự hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục. Cần thấy rằng, sức mạnh mềm là một loại sức mạnh tổng hợp, được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Đó là sự kết tinh của: truyền thống, sự hấp dẫn của nền văn hóa; thể chế, chế độ
_____________
1. Joseph S. Nye Jr: Quyền lực mềm - Ý niệm mới về thành công trong chính trị thế giới, Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr.10.
chính trị, năng lực bộ máy nhà nước; sức hấp dẫn từ các chính sách kinh tế hiệu quả; lối sống, cốt cách, chất lượng nguồn lực con người; chính sách đối ngoại của chính phủ; uy tín, vị thế quốc gia trong các tổ chức quốc tế... Tuy nhiên, sức mạnh mềm không phải là một thực thể tĩnh mà là một quá trình động, trong đó các nhân tố tạo nên sức mạnh mềm bổ sung, hỗ trợ và tương tác, chuyển hóa lẫn nhau. Theo thời gian, các nhân tố của sức mạnh mềm có thể thay đổi, tiếp biến, do vậy, sức mạnh mềm tổng thể của quốc gia cũng có những biến đổi.
Từ lý luận về sức mạnh mềm đã nêu ra ở trên, đối với Việt Nam, có thể hiểu sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới chính là một bộ phận của sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có được là sự kết tinh của giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; từ thể chế chính trị, con đường phát triển của đất nước với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân; đường lối kinh tế, chính trị, ngoại giao đúng đắn, mềm dẻo, linh hoạt; từ sự thành công vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước về kinh tế; lối sống, cốt cách, chất lượng nguồn lực con người Việt Nam; từ vị thế, uy tín quốc gia; môi trường đất nước hòa bình, ổn định, tính chính nghĩa trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, “thế trận lòng dân” vững chắc...
Như vậy, sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự tổng hòa của rất nhiều các nhân tố kết tinh lại, trong đó giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc là một bộ phận có ý nghĩa, vai trò quan trọng hàng đầu. Điều đó đặt ra cho chúng ta cần có phương hướng, giải pháp để phát huy, chuyển hóa các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó trọng tâm là phát huy, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước như: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Đây là những tài sản hết sức quý báu, trở thành nền tảng, hành trang để dân tộc ta tiến bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước. Các giá trị này cần được thể hiện trong văn học, nghệ thuật; trong văn hóa ứng xử, giao tiếp; trong văn hóa ngoại giao..., thu hút sự quan tâm, tạo nên sức hấp dẫn đối với đông đảo bạn bè trên thế giới.
Phát huy, chuyển hóa các giá trị văn hóa thành sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Để phát huy, chuyển hóa các giá trị văn hóa thành sức mạnh nội sinh, sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cần thực hiện một số nội dung, yêu cầu sau:
Một là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trước tiên cần nhận thức sâu sắc, quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóa như: Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 của Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Quyết định số 1909/QĐ-TTg, ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030”... Thực sự coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng và phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế; thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ mới, hiện đại và biến đổi kinh tế - xã hội, con người do tác động của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng... Quan tâm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc.
Hai là, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước. Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội. Xây dựng các quy tắc ứng xử văn minh trong các cơ quan công quyền, trong cộng đồng, nhất là trong không gian mạng, trong giới văn nghệ sĩ... Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, nguồn gốc của mọi sự tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng ngay trong các ngành văn hóa, các cơ quan làm công tác văn hóa. Chú trọng thực hiện quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 các khóa XI, XII và đặc biệt là các kết luận, quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII của Đảng mới đây về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Ba là, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển toàn diện. Từng bước hình thành các giá trị chuẩn mực góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, thích ứng với những tác động của thiên tai,dịch bệnh, khủng hoảng..., nâng cao sức mạnh nội sinh nhằm khắc phục những hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức xã hội. Chăm lo xây dựng con người Việt Nam thời kỳ mới với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: “yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo” được xác định trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảmthụ nghệ thuật cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ thông qua các chương trình giáo dục trong nhà trường, các hoạt động xã hội và trên các phương tiện truyền thông. Bảo đảm quyền tiếp cận, hưởng thụ, tham gia và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và cộng đồng thông qua các trung tâm văn hóa nghệ thuật cùng với các thiết chế văn hóa khác như bảo tàng, thư viện...
Bốn là, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, phát huy sức mạnh mềm văn hóa, tạo dựng môi trường hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Về vấn đề này Đảng ta xác định: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại; từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới”1. Mục tiêu của công tác ngoại giao văn hóa là sử dụng công cụ văn hóa trong ngoại giao nhằm đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, tạo lập và giữ vững mội trườnghòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế đất nước thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời dùng các biện pháp ngoại giao để tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế đất nước.
Theo đó, chúng ta cần chủ động quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra với thế giới; trong đó chú trọng việc lan tỏa hình ảnh Việt Nam là một đất nước văn minh, an toàn, tươi đẹp; văn hóa độc đáo, giàu truyền thống; phát triển năng động; con người thân thiện, mến khách; điểm đến đáng tin cậy để sinh sống, học tập, du lịch, đầu tư. Tăng cường giới thiệu con người Việt Nam thông qua hình ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, cá nhân tiêu biểu như: danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, đại thi hào Nguyễn Du, nhà giáo Chu Văn An... và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, đóng góp vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời bảo vệ các giá trị nền tảng tư tưởng của Đảng, thành quả của đất nước.
Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ các mục tiêu hòa bình, an ninh, phát triển đất nước và nâng
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr.147.
cao vị thế, uy tín quốc gia. Tiếp tục tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa quốc tế có uy tín; tích cực tham gia chủ động, trách nhiệm tại các tổ chức, diễn đàn văn hóa cấp khu vực và thế giới như: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC), Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), các tổ chức phi Chính phủ về văn hóa... Tăng cường hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài trong việc giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thúc đẩy đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy ở các cơ sở giáo dục tại địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống; nghiên cứu lựa chọn Ngày tôn vinh tiếng Việt hằng năm để khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và giữ gìn tiếng Việt.
Năm là, xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh để hình thành nên những quan hệ văn hóa lành mạnh. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là tạo điều kiện để những giá trị văn hóa tốt đẹp được nảy nở, phát huy; làm cho văn hóa Việt Nam có khả năng “đề kháng” với những tác động phản văn hóa từ bên ngoài, giữ vững những giá trị và bản sắc bên trong. Chú trọng phát triển văn hóa đặc trưng trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, báo chí và truyền thông, tôn giáo và tín ngưỡng... Xây dựng quy chế, nội quy, Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong: gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, tổ chức xã hội..., nhằm hình thành các chuẩn mực về văn hóa đạo đức, hành vi ứng xử. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trên môi trường mạng xã hội. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh hơn nữa việc hạn chế, từng bước xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu. Xây dựng nếp sống văn hóa, tiến bộ, văn minh đô thị và nông thôn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; chấn chỉnh kịp thời việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá tư tưởng duy tâm thần bí, thực hành mê tín dị đoan, gây mất an ninh xã hội. Phản bác kịp thời, hiệu quả các luận điệu sai trái, xuyên tạc, tuyên truyền không đúng sự thật về các lãnh tụ, danh nhân, lịch sử, văn hóa, đường lối chính sách, đất nước, con người Việt Nam. Đẩy lùi hạn chế, ảnh hưởng của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam.
*
*        *
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, là một quốc gia thường xuyên phải đối mặt với nhiều thử thách khốc liệt về thiên tai, địch họa, người Việt Nam đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc vận dụng sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc để gia tăng sức mạnh quốc gia, chiến thắng kẻ thù xâm lược. Trong bối cảnh đất nước hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, và tham gia tích cực, chủ động vào hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ cơ hội nhằm phát triển đất nước, tạo thế đan cài lợi ích để giữ vững được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng cùng với những cơ hội là không ít thách thức đặt ra đối với chúng ta. Theo đó, việc phát huy sức mạnh mềm từ các giá trị của nền văn hóa chính là phương thức để gia tăng sức mạnh mềm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Đồng thời, nó được xem như một trong những biện pháp hữu hiệu để gia tăng “thương hiệu”, sức mạnh tổng hợp quốc gia, cũng như khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa “từ sớm, từ xa”, giữ nước từ khi nước chưa nguy.

“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” -
NỀN MÓNG CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
ThS. PHAN MẠNH DƯƠNG* ThS. NGUYỄN THỊ HẢO**
D
i sản văn hóa là những bằng chứng quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc. Nó giúp cộng đồng nhận thức về cội nguồn dân tộc, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa quốc gia. Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam không chỉ là bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn gắn liền với việc bảo vệ nền độc lập của quốc gia.
Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời đến nay đã tròn 80 năm. Mặc dù ở dạng đề cương nhưng nó đã có vai trò rất lớn, định hướng xuyên suốt hoạt động trên mặt trận tư tưởng văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng. Từ năm 1943, Đảng đã nhận thức rõ văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đề cương văn hóa ra đời trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa chống lại những âm mưu và những khuynh hướng văn hóa sai lầm để giành độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam. Kỷ niệm 80 năm ngày ra đời Đề cương văn hóa là dịp để ôn lại và nhìn rõ hơn những giá trị soi đường, tác dụng định hướng của Đề cương, phấn đấu thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa
_____________
*, ** Nghiên cứu viên, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà gốc rễ đã có từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Di sản văn hóa đã được Đảng xác định là “tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”1. Đại hội IX của Đảng (2001) chủ trương “chú trọng gìn giữ, phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, tôn tạo và quản lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử”2. Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tháng 7/1998 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tháng 6/2014 được xem là những văn kiện quan trọng của Đảng về phát triển văn hóa Việt Nam. Các văn kiện này đã cụ thể hóa ba nguyên tắc phát triển văn hóa Việt Nam của Đề cương. Từ ba nguyên tắc “dân tộc hóa”, “khoa học hóa”, “đại chúng hóa”, giờ đây, văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng đã trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế xã hội.
1. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 đến nay
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 với ba nội dung, ba nguyên tắc là “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa”, “khoa học hóa”, không chỉ nhằm đấu tranh trực diện chống lại văn hóa phản động của thực dân Pháp áp đặt lên nước ta thời kỳ đó, mà còn phản ánh được quy luật vận động và phát triển tất yếu của văn hóa. Với quan điểm đó, Đảng đã nắm bắt được quy luật hoạt động của văn hóa và những nhân tố cơ bản tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội.
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.63.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.208.
Đề cương về văn hóa Việt Nam là văn kiện đầu tiên mà Đảng ta công bố quan niệm về văn hóa gồm: tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Điều này cho thấy tư duy về lý luận về văn hóa của Đảng ta đã vượt lên tư duy về văn hóa của thời đại, đạt đến độ khoa học và đúng đắn. Bài học lớn trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới theo tinh thần của Đề cương văn hóa là: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thuận lợi hay khó khăn, dù hòa bình hay chiến tranh, văn hóa luôn là một mặt trận, ở đó những người cộng sản phải có mặt, phải phát huy vai trò lãnh đạo của mình. Văn hóa phải cắm rễ sâu vào truyền thống dân tộc, khai thác và phát huy tốt nhất các giá trị của truyền thống dân tộc, phải gắn với đời sống thực tiễn của nhân dân, cảm thông với tâm hồn quần chúng, là người bạn đường đáng tin cậy của quần chúng, đồng thời giúp quần chúng vượt qua những ràng buộc vô lý của quá khứ, soi rọi ánh sáng của tư duy khoa học để quần chúng tự đổi mới mình.
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng, bên cạnh nhiều vấn đề khác hết sức quan trọng, đã đề ra ba nguyên tắc vận động văn hóa: “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa, “khoa học hóa”. Có thể nói, về bản chất, đây là những nguyên tắc xuyên suốt trong cả chặng đường xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng bối cảnh, quá trình nghiên cứu văn hóa nghệ thuật một cách vừa sâu sắc, vừa cụ thể, đã tác động trực tiếp đến những biến đổi uyển chuyển, linh hoạt trong lãnh đạo văn hóa của Đảng và thực hành văn hóa của nhân dân. Xuất phát từ các nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học, trong quá trình cách mạng trước đây và xây dựng đất nước hiện nay Đảng ta luôn nhất quán vận dụng xuyên suốt để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta xác định đúng đắn những quan điểm, tư tưởng, nội dung, định hướng cơ bản để văn hóa Việt Nam có phương hướng hoạt động đúng đắn, góp phần tích cực thúc đẩy cách mạng tiến lên đấu tranh thắng lợi giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Từ Đề cương văn hóa năm 1943 cho đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, quan điểm của Đảng luôn quan tâm đến vấn đề bảo tồn và giữ gìn các giá trị di sản văn hóa dân tộc, luôn tạo điều kiện để khơi dậy mọi tiềm năng văn hóa như một tiềm lực nội sinh mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, Đảng ta đã đề ra những phương châm, những mô hình xây dựng văn hóa khác, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cách mạng và phát triển văn hóa.
Hiện nay, nguyên tắc “dân tộc hóa” vẫn được coi là một trong những nguyên tắc mang ý nghĩa sống còn đối với văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa nói riêng. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và là thời đại của khoa học công nghệ, thông tin 4.0. Trong bối cảnh đó điều duy nhất làm nên bản sắc văn hóa của một dân tộc chính là tính dân tộc của di sản văn hóa. Nguyên tắc dân tộc hóa cũng chính là một trong những cơ sở cho Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết cũng đã nêu rõ vai trò của di sản văn hóa và khẳng định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trong bối cảnh mới ở Việt Nam. Nghị quyết chỉ rõ “di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng việc bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”1.
Nguyên tắc “đại chúng hóa” đã tiếp tục được phát triển ở một tầm cao mới thể hiện trong phương hướng Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đó là: “Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”2. Đảng ta luôn xác định việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong đời sống hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ cung cấp những yếu tố cần thiết để bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa truyền thống. Đó là đỉnh cao của sự kết hợp mới mang tính thời đại của nguyên tắc “đại chúng hóa” mà Đề cương về văn hóa năm 1943 đã chỉ ra. Nghị
_____________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Sđd, tr.63, 54-55.
quyết Trung ương 5 khóa VIII có vai trò, vị trí, ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa của Đảng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bước vào thế kỷ XXI đầy biến động và thách thức đã đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Phát huy cơ hội, khắc phục tình hình khó khăn, thách thức, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục kiên định những quan điểm cơ bản về xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) đề ra đường lối phát triển văn hóa trong tình hình mới trong đó xác định: Xã hội chúng ta xây dựng có một đặc trưng là có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội nhấn mạnh, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa nhằm: Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa văn nghệ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc..., bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển du lịch1.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã chỉ ra phải: “Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch”2. Trong đó nhấn mạnh việc bảo tồn di sản văn hóa là trách nhiệm của toàn dân, đồng thời xác định vai trò quản lý, đầu tư của nhà nước đối với việc điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên soạn, phổ biến các sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc. Mặt khác, cần có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội.
_____________
1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.224-225.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2014, tr.54.
Hội nghị cũng nêu ra những kết quả đã thực hiện được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đó là sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển, nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được cải thiện. Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác văn hóa từng bước được phát triển. Nghị quyết cũng đã chỉ rõ những hạn chế, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng... Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn... Quản lý văn hóa không theo kịp sự phát triển; chưa có cơ chế chính sách tốt về văn hóa, di sản văn hóa trong kinh tế và kinh tế trong văn hóa, huy động các nguồn lực cho văn hóa, di sản văn hóa chưa lớn; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ quản lý văn hóa các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế. Đồng thời Nghị quyết cũng đã xác định những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém do nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực này, lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt. Việc cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ và trong một số trường hợp thiếu khả thi. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng, kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Đầu tư cho văn hóa, di sản văn hóa chưa tương xứng và phân tán, dàn trải; chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Chưa quan tâm, coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý di sản văn hóa1.
Hiện nay, trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, càng phải chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nhấn mạnh quan điểm “xây dựng và phát
_____________
1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Sđd, tr.46.
triển văn hóa là sự nghiệp toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng”1. Nghị quyết cũng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm là: Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phát huy các di sản thế giới được UNESCO công nhận góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam thì cần thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng đã đề ra, đó là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Đảng, nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước với quan điểm “tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và phát triển đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trọng tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”2. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nêu quan điểm chỉ đạo: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nền văn hóa; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”3. Đồng thời, Đại hội XIII của Đảng cũng xác định một trong các đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển tổng thể của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 là “tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam”4. Đây là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản cần
_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Sđd, tr.49.
2, 3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.110, 34, 115-116, 220.
được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong nhiệm vụ của các ngành, các cấp.
Quán triệt những tư tưởng định hướng, mở đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay cũng chính là thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng về văn hóa, các lĩnh vực hoạt động trên mặt trận văn hóa tư tưởng nói chung và di sản văn hóa nói riêng đã ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và đi vào nền nếp. Luật Di sản văn hóa cùng các nghị quyết, nghị định, thông tư hướng dẫn trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa được ban hành. Các văn bản đó là cơ sở pháp lý để các cơ quan làm công tác quản lý di sản văn hóa triển khai thực hiện các nhiệm vụ được tốt hơn.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, vô vàn giá trị di sản văn hóa được hình thành và phát huy, mang đến lợi ích và thay đổi không nhỏ cho xã hội. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể (lâu đài, thành quách, đình, chùa, miếu, phủ, di sản thiên nhiên, bảo vật, cổ vật...) và di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội, nghệ thuật, ngữ văn dân gian, tri thức, kỹ năng, phong tục, tập quán, tín ngưỡng...), là những giá trị văn hóa - vốn văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho lịch sử xây dựng và phát triển của quốc gia, dân tộc. Tiếp cận từ góc độ kinh tế học, các di sản văn hóa không chỉ mang giá trị văn hóa, mà còn mang giá trị kinh tế, có khả năng tạo ra lợi nhuận và sinh kế cho cộng đồng. Do đó, bảo tồn một cách bền vững và hiệu quả góp phần gia tăng giá trị của di sản văn hóa. Câu hỏi được đặt ra là chúng ta đã bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang không ngừng tác động đến sự phát triển của văn hóa nói chung và việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống dân tộc ở Việt Nam nói riêng. Đó là những câu hỏi, những thách thức đã và đang đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch hiện nay. Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, nguyện vọng của nhân dân, Đề cương về văn hóa Việt Nam cùng với các nghị quyết của Đảng đã đi vào đời sống, tạo ra sự chuyển biến nhận thức của xã hội về vai trò của văn hóa. Văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng mang đầy đủ ý nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kế thừa Đề cương văn hóa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Trong quá trình toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa, di sản văn hóa luôn giữ vai trò như màng lọc có tác dụng để ngăn chặn những hạt sạn, ngọn gió độc làm vẩn đục bản sắc văn hóa dân tộc. Nếu coi di sản văn hóa là phẩm chất, là sức mạnh tiềm tàng của một dân tộc, là yếu tố thúc đẩy và phát triển của nền kinh tế, xã hội đất nước, thì việc giữ gìn và phát huy nó là trọng yếu với việc nâng cao trình độ dân trí, nâng cao nhận thức xã hội cho toàn dân. Bởi, văn hóa dân tộc với tư cách là một bộ phận của văn hóa thế giới trên nền tảng bản sắc riêng có, đồng thời phải mang trên mình các sắc thái khác của bức tranh văn hóa thế giới. Nền văn hóa mới phải mang hai đặc trưng cơ bản là dân tộc và thời đại, bởi đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại.
Từ thực tiễn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, dưới góc nhìn của những người làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Việt Nam, chúng tôi thấy rằng: Trong những năm qua công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển kinh tế, xã hội. Điều đó được thể hiện trong việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trước tiên phải làm cho các di sản đó sống động trong đời sống xã hội, khơi dậy tình cảm và ý chí của người dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng văn minh, giàu mạnh, biến các giá trị đó trở thành sản phẩm trực tiếp để phát triển kinh tế như: phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch di sản văn hóa, du lịch làng nghề,... tạo ra những loại sản phẩm mới hấp dẫn người tiêu dùng. Bởi, bảo vệ và phát triển như hai hoạt động có tính tương hỗ để di sản văn hóa trở thành mục tiêu và động lực cho phát triển. Nhờ đó, khai thác giá trị di sản văn hóa có hiệu quả về mặt kinh tế sẽ tạo ra nguồn lợi vật chất để tăng cường khả năng đầu tư trở lại nhằm bảo vệ di sản văn hóa được tốt hơn.
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong những năm qua được xây dựng thành các chương trình, dự án và tổ chức thực hiện có kết quả. Những thành tựu nổi bật trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đúng mức trong đường lối và các chính sách kinh tế, xã hội; vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, của nhân dân, của đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa và di sản văn hóa được đề cao. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, từng vùng, miền được kế thừa và phát huy, nhất là trong điều kiện hội nhập, giao lưu văn hóa với thế giới. Nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, tôn tạo; xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng mở rộng; nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được quan tâm đầu tư giữ gìn đã giúp cho đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022, kết quả kiểm kê trên cả nước hiện có trên 4 vạn di tích, trong số đó có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu đã được UNESCO đưa vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới theo Công ước UNESCO năm 1972 về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; 119 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 3.551 di tích quốc gia và gần 10.000 di tích cấp tỉnh, thành phố; 215 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống bảo tàng tiếp tục được mở rộng với tổng số 185 bảo tàng (gồm 128 bảo tàng công lập và 57 bảo tàng ngoài công lập). Việt Nam đã có 8 khu bảo tồn thiên nhiên được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Hơn 70.000 di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh, thành phố được kiểm kê, 396 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 14 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. Hiện có 1.390 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú (77 Nghệ nhân Nhân dân, 1.313 Nghệ nhân Ưu tú). Ngoài ra, có gần 8.000 lễ hội được lưu truyền gắn với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công, văn hóa ẩm thực, trang phục trên khắp mọi miền đất nước.
Di sản văn hóa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo gắn với khai thác phát triển du lịch, mang lại nguồn thu lớn phát triển kinh tế các địa phương. Năm 2018, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đón 4,1 triệu khách, trong đó có 2,82 triệu khách quốc tế, doanh thu đạt 1.184 tỷ đồng; Tràng An (Ninh Bình) đón 6,25 triệu khách, trong đó có 700 nghìn khách quốc tế, doanh thu đạt 665,8 tỷ đồng; cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) đón 3,5 triệu khách, trong đó có 2,3 triệu khách quốc tế, doanh thu đạt 375 tỷ đồng; Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đón 1,6 triệu khách, doanh thu 46 tỷ đồng1.
Năm 2019, riêng 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã đón khoảng 21.336.148 khách, trong đó có 10.650.114 khách quốc tế, doanh thu từ bán vé tham quan và phí dịch vụ trực tiếp đạt 3.123 tỷ đồng. Những bảo tàng rất đông khách tham quan (như Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế...); những di sản văn hóa phi vật thể thu hút số lượng lớn người tham dự và trải nghiệm (như nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hội Gióng, dân ca Quan họ Bắc Ninh, đờn ca tài tử...) đã mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt2. Ngoài việc mang lại nguồn thu lớn, hoạt động đầu tư tu bổ, tôn tạo gắn với khai thác phát triển du lịch còn tác động rất lớn đến an sinh xã hội tại các địa phương, giải quyết đáng kể công ăn, việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao đời sống của cộng đồng. Ở nhiều địa phương, di sản văn hóa đã góp phần lớn trong việc dịch chuyển và thay đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ. Trong những năm qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và ban hành nhiều nghị định, thông tư, các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó chú trọng công tác kiểm kê, tu bổ, tôn tạo di tích, rà soát điều chỉnh khoanh vùng, tổ chức quản lý... triển khai thực hiện thường xuyên, hằng năm có hiệu quả.
Với nhiệm vụ chung của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam là đơn vị được giao nhiệm vụ chính thực hiện hoạt động
_____________
1. Xem Nguyễn Thanh Hiền: “Cơ chế, chính sách tài chính đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam”, https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_ chitiet?dID=198515&dDocName=MOFUCM187896&_adf.ctrl-state=194fmxfki1_4&_afrLoop= 17694421491515097#%40%3FdID%3D198515%26_afrLoop%3D17694421491515097%26dD ocName%3DMOFUCM187896%26_adf.ctrl-state%3Dn4s75xgjb_4, 2020.
2. Xem Đỗ Văn Trụ: “Vai trò của Di sản văn hóa trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/vai-trocua-di-san-van-hoa-trong-xay-dung-nen-van-hoa-viet-nam-tien-tien-dam-da-ban-sac-dantoc-625691.html, 2022.
“Sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam” trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, nay chuyển sang Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Qua hơn 20 năm thực hiện chương trình, Viện đã thực hiện được hơn 407 dự án sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng dữ liệu là nơi lưu giữ sản phẩm của toàn bộ Chương trình “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam” do các sở văn hóa, thể thao và du lịch trong cả nước tiến hành với tổng số là 834 dự án. Các dữ liệu phim và ảnh báo cáo khoa học đã được số hóa trong ngân hàng và được khai thác nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam.
Đề cương văn hóa cùng các nghị quyết của Đảng đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị. Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế, chính trị và văn hóa ngày càng chiếm vị trí đặc biệt trong đường lối xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Thực tiễn đã chứng minh nếu phát triển bằng mọi giá, hy sinh các giá trị di sản văn hóa để phát triển kinh tế thì sẽ phải trả giá lớn về văn hóa, đó là sự suy thoái về đạo đức, phân hóa giàu - nghèo, mâu thuẫn xung đột, mất ổn định xã hội, từ đó kéo theo hệ lụy chậm phát triển kinh tế và cuối cùng là sự phá sản của các kế hoạch phát triển, kinh tế đất nước rơi vào tình trạng suy thoái. Từ đó suy rộng ra văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng là bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế và văn hóa là những yếu tố có mối liên hệ mật thiết, phụ thuộc và tác động tương hỗ, bổ sung lẫn nhau, do đó việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phải vì mục tiêu phát triển và gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
Dưới một góc độ khác về vấn đề phát triển văn hóa thì bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là mối quan hệ biện chứng tương hỗ nhau nhằm để phát triển văn hóa. Nhìn một cách tổng quát, phát triển kinh tế chính là tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển văn hóa, tạo điều kiện để con người tham gia vào quá trình lao động, sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa. Suy cho cùng phát triển kinh tế, xã hội và phát triển văn hóa, trong đó có bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại hạnh phúc thực sự cho con người. Hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển kinh tế, xã hội không phải là hai mặt đối lập mà là một thể thống nhất, đều hướng tới mục tiêu chung là vì sự phát triển bền vững.
Trong những năm qua, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến chuyển, đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa, trong đó thể hiện rõ tiềm năng và thách thức đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, với xu thế chủ đạo là hòa bình, hợp tác cùng phát triển, văn hóa ngày càng giữ vai trò quan trọng, là động lực của sự phát triển bền vững. Tất cả những tiềm năng, lợi thế cùng với những khó khăn nêu trên đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng, được tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đó chính là một trong những căn cứ quan trọng để Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Phát huy sức mạnh tổng hợp là quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhằm động viên, quy tụ, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một trong những nguyên nhân tạo nên những thành công chính là Đảng đã phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra sức mạnh tổng hợp để chiến thắng ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
*
* *
Có thể thấy bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chắc chắn sẽ có tác động ngày càng tích cực đến việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Di sản văn hóa được bảo tồn và phát triển phù hợp với nền kinh tế năng động hiện nay, bởi: 1- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một nhu cầu thực tiễn lịch sử; 2- Di sản văn hóa được thực hành và bảo tồn tốt có tác động làm chuyển biến về lượng và chất của việc xây dựng đời sống văn hóa hiện nay; 3- Việc kế thừa, bảo tồn, tiếp thu, phát huy giá trị di sản văn hóa trong xây dựng nền văn hóa mới chỉ có thể làm tốt khi có sự chỉ đạo, nghiên cứu, phân tích, chọn lựa đúng đắn các yếu tố tích cực, lọc bỏ những yếu tố tiêu cực. Văn hóa đã thực sự trở thành động lực, nền tảng tinh thần của xã hội trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đặt nền móng cho những phương châm vận động văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng đó là: dân tộc, đại chúng, khoa học. Cho đến nay, nhiều luận điểm, nguyên tắc, chủ trương của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn giữ nguyên giá trị, có vai trò mở đường, đặt nền móng cho những quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC, XÂY DỰNG NGHỆ THUẬT CÔNG CỘNG
PGS.TS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG*
T
rong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai, cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam đứng trước nhiều thời cơ, thách thức; dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Tổng Bí thư Trường Chinh, người khởi thảo Đề cương về văn hóa Việt Nam trong đó đề cập một cách toàn diện ba nguyên tắc vận động của văn hóa Việt Nam: dân tộc, đại chúng và khoa học. Ba nguyên tắc đó có giá trị trường tồn xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam,
Thực tiễn cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử cho thấy trên cơ sở các nguyên lý cốt lõi của Đề cương văn hóa 1943, Đảng ta đã bổ sung, phát triển, cụ thể hóa các vấn đề trọng tâm ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, v.v..
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước và đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, khẳng định được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc của văn hóa Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế.
_____________
* Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
Thời đại ngày nay, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang hướng đến xây dựng và phát triển đất nước với các hệ giá trị chính trị, kinh tế,... và nhất là hệ giá trị văn hóa. Hệ giá trị này được hun đúc từ truyền thống dân tộc kết hợp tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Một đất nước phát triển văn minh, hiện đại với sự phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và khoa học công nghệ, trong đó không thể không có sự đóng góp to lớn của mặt trận văn hóa, nghệ thuật. Nghệ thuật công cộng cũng nằm trong số chung đó; chính vì vậy, việc vận dụng những nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 trong sáng tạo, xây dựng và phát triển nghệ thuật công cộng sẽ góp phần cho sự phát triển kinh tế, tạo nên một sức mạnh mềm, một năng lượng tái tạo cho sự phát triển xã hội.
2. Vận dụng tính dân tộc, đại chúng, khoa học, trong sáng tạo, xây dựng nghệ thuật công cộng ở Việt Nam
Đất nước Việt Nam trải dài theo hình chữ S với vùng biển, đảo tươi đẹp, phong phú và sự đa dạng của nền văn hóa với bản sắc văn hóa của hơn 54 dân tộc anh em, hội tụ trong khối đoàn kết dân tộc, đã và đang phát triển nhanh, đồng bộ, trên mọi miền của Tổ quốc. Các tỉnh, thành phố, các trung tâm đô thị là những đô thị hội tụ đủ cội nguồn văn hóa truyền thống và hiện đại, phát triển tạo thành sự dung hợp văn hóa đa dạng, phong phú. Những đô thị này, dần đang xây dựng trở thành đô thị thông minh kiểu mẫu, là nơi thu hút dân nhập cư của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Sự hòa trộn của các thói quen sinh hoạt, các tập tục của nhiều vùng miền dẫn đến một sự đa dạng về văn hóa ứng xử trong đời sống của người dân đô thị hiện thời. Các yếu tố đa dạng, đa chiều, đan xen và tương phản trong lối sống luôn hiển hiện trong đời sống hằng ngày của thành phố, tạo nên sự đa sắc màu, sự đa nguyên trong bản sắc văn hóa của vùng, miền.
Ở các đô thị, nghệ thuật công cộng có thể biểu thị được đặc trưng văn hóa bản địa, vùng miền hay không, điều này phụ thuộc không ít vào việc không gian của nó được quy hoạch như thế nào để tác giả có thể đưa ra nội dung, hình thức cho phù hợp. Hà Nội là một đô thị điển hình của sự dung hợp các không gian văn hóa truyền thống và hiện đại, sự kết nối, liên kết các không gian cổ, không gian hiện đại tạo nên một đặc trưng văn hóa Hà Nội, với chiều
80 NĂM ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM (1943-2023)...
dài lịch sử hơn 1.000 năm, là vùng đất ngàn năm văn hiến, việc giải quyết không gian cho nghệ thuật công cộng ở đây sẽ khó hơn những đô thị mới vì trong những thành phố cổ luôn có nhiều tầng văn hóa chồng chéo nhau. Vì vậy trong quá trình bảo tồn, sáng tạo, xây dựng, Hà Nội luôn luôn nhất quán và vận dụng tính truyền thống/dân tộc, đại chúng, khoa học/vì dân vì sự phát triển bền vững. Dự án xây dựng nhà Quốc hội là một ví dụ. Khi bắt đầu dự án, các nhà chuyên môn đã vất vả khi tìm giải pháp về không gian, cảnh quan, hình thức lẫn diện tích sử dụng. Khó khăn hơn nữa là khi xem xét đến phần móng của tòa nhà, đã vấp phải vấn đề buộc có sự lựa chọn giữa sự toàn vẹn của di tích Hoàng thành Thăng Long và tòa nhà Quốc hội mới. Ở vấn đề cải tạo không gian cũ này, mỗi nơi người ta lại đặt mục đích khác nhau trong việc lựa chọn bảo tồn văn hóa truyền thống hoặc lợi ích của xây dựng mới. Trong quá trình xây dựng đã tạo một không gian đồng bộ giữa chức năng chính trị và văn hóa; một bảo tàng khảo cổ học đặc sắc dưới lòng đất trong tòa nhà. Tổng thể không gian bảo tàng dưới lòng đất vừa thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc với sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong thiết kế, trong trưng bày, tạo nên một ấn tượng, một giá trị độc đáo. Công trình Nhà hát Âu Cơ là một điển hình của sự phát huy tinh hoa nghệ thuật truyền thống kết hợp hiện đại, công nghệ tiên tiến, đó hình ảnh về Hà Nội, về con thuyền được cách điệu, tạo điểm nhấn hài hòa, mang tính thẩm mỹ, hơn nữa trong trang trí nội, ngoại thất công trình kết hợp các hoa văn trang trí trống đồng Đông Sơn.
Vận dụng nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học của Đề cương văn hóa 1943 trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật công cộng, trong đó di sản kiến trúc đô thị, được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm theo hướng chuyên nghiệp hóa. Vấn đề bản sắc, tính dân tộc cần phát huy kết hợp khoa học hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, nhu cầu của nhân dân theo nguyên tắc “nhà nước của dân, do dân và vì dân”.
Bản sắc văn hóa là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công, là điểm nhấn, đó cũng có thể trở thành một động lực lớn cho phát triển của thành phố tương lai. Phát huy bản sắc văn hóa/tính dân tộc, tính đại chúng, tính khoa học nhằm hướng đến mục tiêu làm cho cuộc sống của người dân tốt đẹp hơn. Nghệ thuật công cộng Việt Nam hình thành và phát triển trong xu thế chung, xu thế giao lưu, tiếp nhận văn hóa Đông - Tây. Chúng ta tiếp nhận tinh hoa văn hóa, nghệ thuật, tinh hoa khoa học công nghệ trong sáng tác và xây dựng nghệ thuật công cộng nhằm hướng tới sự phát triển văn minh, bền vững, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo không gian đáng sống cho cư dân đô thị.
Ở Việt Nam, chủ đề “Bác Hồ” được thể hiện, được đặt ở nhiều địa điểm, như: Tượng Bác Hồ và Bác Tôn đặt tại công viên Thống Nhất (Hà Nội), tượng Bác ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (Thành phố Hồ Chí Minh)... Hình tượng Bác Hồ, vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới đã khắc sâu trong tâm khảm người Việt và trên toàn thế giới; Tượng đài Quang Trung ở sau gò Đống Đa, tác giả là điêu khắc Vương Học Báo, hình tượng vua Quang Trung cầm đốc kiếm oai nghiêm khi bước vào Thăng Long, được đặt bên cạnh đền Đống Đa, thể hiện tinh thần thượng võ, tinh thần độc lập dân tộc; Tượng đài Lênin ở vườn hoa Lênin, đường Điện Biên Phủ trên con đường dẫn tới Quảng trường Ba Đình, nơi đặt Đài tưởng niệm Bắc Sơn và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột... xác định những dấu ấn văn hóa, nghệ thuật của thủ đô.
Mối quan hệ giữa nghệ sĩ - tác phẩm - công chúng xác định sự thành công của tác phẩm nghệ thuật. Cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả là dòng chảy của cảm xúc và khát vọng cộng đồng, tạo nên sức mạnh mềm của văn hóa, nghệ thuật trong cuộc sống hiện đại.
Bên cạnh sáng tạo, xây dựng, chúng ta cũng cần phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống như quần thể kiến trúc kinh thành Huế, Thánh địa Mỹ Sơn (Đà Nẵng), Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột (Hà Nội)... tạo nên không gian sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật đương đại, là điểm đến của du khách, tạo nên giá trị kinh tế, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
Kế thừa và phát huy tính dân tộc, đại chúng, khoa học trong sáng tạo, xây dựng nghệ thuật công cộng tạo nên bản sắc riêng, đòi hỏi người nghệ sĩ phải cố gắng phát huy trí sáng tạo và vận dụng các nguyên lý của Đề cương văn hóa 1943 một cách sáng tạo, tránh tình trạng “bình cũ rượu mới”.
“Con đường gốm sứ” của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, tác giả sử dụng lối diễn ta hỉ nh t̀ ương theo thệ th̉ ưc liên hoá n nhầ t quá n ́ được thâ ́y  ở hâ u hề t cá ć trương ̀ đoan cụ a b̉ ưc tranh. ́ Ơ tr̉ ương ̀ đoan A3, ṿ ơi chú đ̉ ê hoa v̀ ăn cac dân tố c̣ Viêt Nam, tác gị ả đã sư dủ ng hị nh th̀ ưc liên kế t này v́ ới hoa văn nôi tiế p nhaú co quy luấ t, tạ o mộ t nhị p ̣ điêu nhẹ nhạ ng phù̀ h ơp ṿ ơi thó i quen thấ m mỷ cũ ả ngươi Viề t. ̣ Điều này khiến tác phẩm trơ nên gẩ n gù i vã thân thuồ c ḥ ơn vơí
80 NĂM ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM (1943-2023)...
người dân. Ở các phân đoạn từ gầm cầu Long Biên đến cửa khẩu An Dương Vương, hình thức kết nối những mô típ không đồng dạng thể hiện rất rõ bởi sư đ̣ an xen nôi tiế p nhau cú a cả c hí nh à nh hoa ̉ đào, kiê n trú c kiế u Phả p, hoá sen, nha cao tầ ng, cù ng cà c hí nh à nh biể u tr̉ ưng được  đắp khô i nố i nh̉ ư: chuà Môt Cộ t, cậ u Long Biên, khu phồ cố Hả Nồ i... Tuy nhiên, ṣ ư kệ t h́ ơp ̣ đan xen cua nh̉ ưng mô tĩ p ná y ch̀ ưa thưc ṣ ư lạ ̀ m nổi bâ ̣t ba n chẩ ́t  đăng đôi cú a cả c mố tip. ́ Ở cham kḥ ăc ́ đinh là ng, viề c ghẹ  p nố́i ca ́c hi ̀nh t ương, hoạ t cạ nh luôn ̉ đươc̣ thực hiên theo nguyên lỵ ́ đối xưng há ̀i hòa của các căp ̣ đôi lấ p, ṭ ương phan̉ (âm - dương); thì ở đây lại là các mô típ có hình thái đối lập nhau về bản chất, hoặc nội dung trái ngược nhau (chẳng hạn như kết hợp giữa kiến trúc kiểu Phap - mố t biệ u thỉ cho ṿ ăn hoa ph́ ương Tây - vơi hoa sen - mố t biệ u thị̉ cu ả văn hóa phương Đông). Vì vậy, những hình ảnh được thể hiện trong các phân đoạn tranh nói trên cũng khó có thể diễn đạt một cách trọn vẹn nội dung, chủ đê mà nò muố n h́ ương t́ ơi. Ḿ ăc dụ v̀ ậy, trên một ph ương diên nạ o ̀ đo, ví ệc ứng dụng các nguyên tắc tạo hình truyền thống nay ̀ đã mang y nghí a nh̃ ư la mồ ṭ sư kḥ ơi ̉ đâu cho h̀ ương phá t triế n vổ n ́ đang bi bệ́ t ăc cú a ngh̉ ệ thuật công cộng Hà Nội trong tương lai.
Đất nước Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập toàn cầu. Việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sáng tạo, xây dựng văn hóa nghệ thuật là cần thiết, dần thay thế cho cái cũ, cái phi thẩm mỹ, cái khô cứng, vô cảm. Công nghệ tiên tiến càng ngày càng phát triển, người nghệ sĩ sáng tạo, xây dựng nghệ thuật công cộng càng phải nhanh nhạy nắm bắt, để văn hóa nói chung, nghệ thuật công cộng nói riêng phát triển phù hợp với sự phát triển xã hội, mang tinh thần của thời đại.
Hiện nay, nghệ thuật kiến trúc công cộng hiện đại hướng tới công năng sử dụng với trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tiên tiến, kế thừa, tiếp nối truyền thống, đi vào ổn định về ngôn ngữ với các công trình bảo tàng, đài tưởng niệm. Bên cạnh đó, xuất hiện xu hướng kiến trúc địa phương, kiến trúc cộng đồng, kiến trúc sử dụng nguyên vật liệu truyền thống, kiến trúc xanh, công trình xanh... đã để lại dấu ấn, được xã hội ghi nhận. Đặc biệt, kiến trúc xanh đã có những kết quả ban đầu đáng khích lệ, được cộng đồng trong nước và bạn bè quốc tế ghi nhận và có những tác giả đoạt giải kiến trúc quốc tế như Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa..
Trên thế giới, kiến trúc công cộng, điêu khắc công cộng đã được phát triển khá mạnh sau hai dự án tiên phong được thực hiện ở Mỹ và ở Đức vào năm 1982. Đó là dự án Wheatfied - A confrontation (Cánh đồng lúa mì - một sự đối đầu) của Agnes Denes và dự án 7.000 oaks (Bảy nghìn cây sồi) của Joseph Beuys. Ở dự án 7.000 oaks, Beuys với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên đã tiến hành trồng 7.000 cây sồi ở thành phố Kassel - Cộng hòa Liên bang Đức. Dưới mỗi gốc cây sồi, ông đặt một tảng đá. Sự tương phản giữa một cái cây xanh liên tục phát triển với một tảng đá nằm im bất động không chỉ đã làm thay đổi cách nhìn nhận truyền thống về nghệ thuật, mà nó còn làm thay đổi cả nhận thức của con người về mỹ thuật đô thị, thay đổi sự phụ thuộc của con người trong tiếp cận, giáo dục hệ sinh thái.
Ở Việt Nam, hầu hết các đô thị đều có sông ngòi chạy qua, do vậy hoàn toàn có thể phát triển nghệ thuật điêu khắc xã hội theo mô hình như của Beuys tại các vành đai xanh dọc sông Nhuệ, sông Hàn, sông Sài Gòn... và các vùng đệm nối các khu đô thị mới, còn có thể triển khai các dự án nghệ thuật công cộng trên và dưới gầm các con đường mới của thành phố.
Lịch sử hình thành và phát triển đô thị ở Việt Nam nói chung, nghệ thuật công cộng Việt Nam nói riêng theo phân kỳ lịch sử hội tụ các tinh hoa di sản văn hóa Đông - Tây, những di sản nghệ thuật - kiến trúc đã để lại những bản sắc, những đặc trưng văn hóa, nghệ thuật Việt. Sáng tạo, xây dựng, phát huy nghệ thuật công cộng bằng cách khai thác kế thừa tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống và tiếp cận, khai thác kế thừa tinh hoa văn hóa nghệ thuật nhân loại với khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho nghệ thuật công cộng trở thành biểu tượng, đại diện hình ảnh cho một đô thị.
*
* *
Như vậy, việc vận dụng ba nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học của Đề cương văn hóa 1943 là kim chỉ nam soi rọi cho sáng tạo, xây dựng nghệ thuật công cộng Việt Nam nói riêng, văn hóa, nghệ thuật Việt Nam nói chung; nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc tộc, đưa văn hóa ngang tầm với chính trị, kinh tế theo đường lối, chủ trương của Đảng, nhằm xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường, sánh vai cùng năm châu.
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG GIAO LƯU, HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
ThS. DƯƠNG ÁNH ĐÀO*
1. Những giá trị của văn hóa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta có hơn 10 thế kỷ đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ. Điều này đã tạo nên sự đặc thù trong giao lưu, tiếp xúc văn hóa của dân tộc.
Trải qua tiến trình lịch sử, Đảng ta đã đúc kết những tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở những quy mô khác nhau. Hàng loạt di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã được công nhận, tu bổ, tôn tạo, rất nhiều di vật, cổ vật đã được bảo vệ... các lễ hội truyền thống như lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Quảng Nam, hoặc lễ cầu ngư, rước cộ, lễ cầu Ông... của người Kinh được giữ gìn, phát triển. Liên hoan nghệ thuật dân tộc như ví giao duyên của đồng bào huyện Minh Hóa, liên hoan nghệ thuật cồng chiêng, liên hoan nghệ thuật múa Tung tung da dá của người dân tộc Cơtu, nhạc cụ dân tộc thiểu số trong
_____________
* Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa.
gia tài văn hóa của người Vân Kiều như khèn A man, kèn Pi, đàn Tin Tùng, đàn Plựa, Sui và các loại trống to, trống dài, trống nhỏ... trước nguy cơ mai một thất truyền của đồng bào các dân tộc, hoặc trò chơi Lô tô, bài Chòi... của người Kinh được tổ chức, khôi phục; những phong tục, nếp sống, lối sống đẹp đã và đang hình thành trong cộng đồng làng, bản của đồng bào các dân tộc vùng cao và ở cả thành thị... đã được phục hồi và phát triển. Phong trào toàn dân bảo vệ và phát triển văn hóa đã tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi cho công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa cũng như nền văn hóa dân tộc. Những thành tựu này thật sự lớn và đã khẳng định tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng ta cũng như sức mạnh của Nhà nước, của toàn dân trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa để xây dựng nền văn hóa mới.
Tuy nhiên, thực tiễn đời sống văn hóa cho thấy, trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc cũng nổi lên một số hiện tượng đáng quan tâm, gây bức xúc trong xã hội. Đó là tình trạng xâm hại, phá hoại di tích, lấy cắp cổ vật và đồ thờ tự trong đền, chùa; hiện tượng mê tín, dị đoan ngày càng gia tăng; lễ hội truyền thống bị mai một, còn nhiều lộn xộn; việc tổ chức cưới xin, tang lễ còn nhiều hủ tục; lối sống thực dụng gia tăng, đạo đức suy thoái ở một số bộ phận cán bộ, nhân dân... Hiện trạng này khiến cho môi trường văn hóa - xã hội nói chung, môi trường bảo tồn di sản văn hóa nói riêng kém lành mạnh, thiếu tính bền vững, mặc dù toàn xã hội và ngành văn hóa thông tin đã có nhiều giải pháp ngăn chặn, can thiệp (như xóa bỏ tệ chùa giả, động giả ở chùa Hương, chấn chỉnh hoạt động lễ hội, khuyến khích cưới xin theo đời sống mới, các tập tục lạc hậu đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, miền núi, đẩy mạnh chống tệ nạn mại dâm, ngăn ngừa các hoạt động karaoke trái chiều, thu hồi các cổ vật bị đánh cắp, mua bán trái phép...).
Quá trình tiếp biến văn hóa đã làm xuất hiện quan niệm, lối sống và nhiều yếu tố văn hóa lai căng không lành mạnh trong các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở giới trẻ. Cùng với việc quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong quá trình hội nhập thì vấn đề kiến tạo sự gắn kết chặt chẽ việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số với các chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi cũng cần được đặt ra... Song rõ ràng đây vẫn là những vấn đề thách thức

đang đặt ra cho toàn xã hội trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Những vấn đề đặt ra đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, về mặt văn hóa, thách thức lớn nhất chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặt ra nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa lâu dài trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chính là bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác chính là để làm giàu có thêm nền văn hóa nước nhà. Ngày nay, các quốc gia ngày càng coi trọng giao lưu, hợp tác văn hóa không chỉ thuần túy vì mục đích phát triển văn hóa, mà thông qua sức mạnh mềm văn hóa để mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa giao lưu, hội nhập với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc sẽ mở đường cho văn hóa phát triển, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Hiện nay, quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa khác nhau dẫn đến sự biến đổi văn hóa các dân tộc cả về mặt tích cực và tiêu cực. Về phương diện tích cực, giao lưu văn hóa góp phần thúc đẩy quan hệ trao đổi văn hóa, tăng cường sự hiểu biết, học hỏi lẫn nhau, từ đó nảy sinh những nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển, thúc đẩy hội nhập quốc tế văn hóa. Về mặt tiêu cực, giao lưu văn hóa có thể làm mờ đi những giá trị văn hóa truyền thống, hoặc nếu không quan tâm đến yếu tố nội sinh (bản sắc dân tộc) có thể tiếp thu cả những giá trị văn hóa lạc hậu, không phù hợp với sự tiến bộ của thời đại và truyền thống dân tộc.
Một thách thức khác mà chúng ta đang phải đối diện đó là, phần lớn giới trẻ Việt Nam hiện nay thích khám phá, trải nghiệm những giá trị mới du nhập từ bên ngoài thông qua quá trình hội nhập mà thờ ơ với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không quan tâm đến di sản văn hóa của ông cha để lại. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, lợi dụng di sản văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống nhằm tạo ra những diễn biến phức tạp trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, đạo đức, lối sống trong đời sống văn hóa dân tộc. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho xã hội nước ta biến đổi sâu sắc và toàn diện. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng làm cho kết cấu dân cư có bước thay đổi lớn. Từ sự thay đổi này dẫn đến những thay đổi về nếp sống, lối sống, tập tục... đòi hỏi phải có tư duy, chính sách phát triển phù hợp, vừa đáp ứng những yêu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, đồng thời phải có những cơ chế, chính sách cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của quê hương và di sản văn hóa trong quá trình đô thị hóa.
Quá trình đô thị hóa làm cho nông thôn và thành thị xích lại gần nhau, cũng như sự giao thoa lối sống, nếp sống mới. Vấn đề “phố hóa nông thôn” được đặt ra: Làm thế nào để vừa xây dựng được nếp sống văn minh đô thị trong quá trình “đô thị hóa nông thôn” nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được các giá trị tốt đẹp của những di sản văn hóa làng, xã.
Ngoài ra, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể bị mai một, đặc biệt ở một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể, các nghệ nhân cao tuổi ngày một già yếu, trong khi chưa có người kế cận. Đây đang là một thách thức lớn đặt ra cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Sự biến đổi giá trị trong xã hội
Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ khi nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp tiểu nông sang xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh ấy, hệ giá trị văn hóa Việt Nam tất nhiên cũng chịu tác động mạnh mẽ và đòi hỏi phải chuyển đổi. Quá trình chuyển đổi hệ giá trị văn hóa đã và đang diễn ra theo các hình thức như sau:
- Một số giá trị truyền thống tiếp tục được bảo tồn nhưng có thể có sự thay đổi về nội dung hoặc hình thức thể hiện.
- Mất dần đi các giá trị truyền thống lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện tại.
- Sự hình thành các giá trị mới, dù mới manh nha nhưng sẽ trở thành các giá trị chủ đạo, như: dân chủ, nhân quyền, hội nhập, giá trị số (chính phủ số, môi trường số, văn hóa số, kinh tế số...).
Nội dung biến đổi giá trị văn hóa dân tộc về mặt tích cực1 đó là, các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam (như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống vẫn giữ được tính ổn định và là giá trị chủ đạo trong xã hội. Về mặt tiêu cực, đó là tình trạng xuống cấp về đạo đức, tư tưởng, tình trạng tham nhũng, các tệ nạn xã hội, lối sống đề cao giá trị vật chất...
3. Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc hiện nay
Giải pháp về nhận thức
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức tôn trọng, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành văn hóa mà là của các ngành, các cấp và toàn xã hội, trong đó cơ quan văn hóa và giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
Một thách thức lớn nhất hiện nay là, giới trẻ dường như ít quan tâm đến vốn di sản văn hóa dân tộc, mà thích tìm tòi, trải nghiệm các trào lưu giải trí hiện đại, các xu thế văn hóa mới, cho nên thiếu say mê để theo học các khóa đào tạo kỹ năng về di sản văn hóa, các lớp truyền dạy về di sản văn hóa phi vật thể. Để lan tỏa, phổ biến các giá trị tốt đẹp trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, trước hết cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường, cần đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống. Ví dụ, tổ chức các cuộc thi, những buổi dã ngoại về nguồn tìm hiểu về giá trị di sản văn hóa; xuất bản các ấn phẩm văn hóa về di sản văn hóa phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của giới trẻ; tổ chức các cuộc thi, trò
_____________
1. Trần Ngọc Thêm: Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.302.
chơi dân gian, biểu diễn văn hóa dân gian, trình diễn nghề truyền thống và những sự kiện liên quan đến di sản văn hóa địa phương...
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật di sản văn hóa, các cuộc thi tìm hiểu về Luật di sản văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với việc tổ chức lớp tập huấn, nâng cao nhận thức trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các cấp, các địa phương trong cả nước bằng nhiều hình thức khác nhau.
Giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
Thực tiễn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta trong thời gian qua đã xảy ra một số vấn đề vướng mắc đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Chẳng hạn, như vấn đề quản lý hoạt động xã hội hóa trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản, việc tôn tạo, tu bổ, phục dựng di sản văn hóa, thậm chí cả việc một số cá nhân vi phạm quy chế quản lý cũng như pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản nhưng đến nay vẫn chưa có một chế tài xử lý phù hợp, bảo đảm tính răn đe.
- Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn của thời kỳ mới, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ và quản lý di sản văn hóa, như tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật di sản văn hóa và xây dựng các văn bản pháp luật khác như:
+ Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thống nhất trong toàn quốc (tránh chồng chéo, mỗi địa phương một kiểu như hiện nay1), trong đó quy định cụ thể về tên gọi, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy; cơ chế phối hợp quản lý di sản văn hóa trong phạm vi địa phương giữa đơn vị trựctiếp quản lý, bảo vệ di sản văn hóa và các tổ chức, cá nhân liên quan; cơ chế tài chính trong việc trích lại phần trăm từ nguồn thu bán vé của các di sản văn hóa cho việc quản lý, bảo vệ, cho các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và công tác bảo tồn di sản văn hóa.
_____________
1. Hiện nay, mô hình các ban quản lý di tích ở các địa phương rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần do người dân bầu ra để bảo vệ, quản lý di sản. Ví dụ có nơi là những người đại diện trong hội người cao tuổi, có nơi lại là đại diện thôn, xóm... nhưng có điểm chung là phần lớn không có kiến thức và không được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về di sản văn hóa.
+ Xây dựng, bổ sung chính sách xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp có đóng góp trực tiếp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; điều chỉnh chính sách đãi ngộ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nhằm tạo điều kiện nhiều hơn nữa để nghệ nhân trao truyền kỹ năng, bí quyết; tặng thưởng cho những cá nhân, tập thể có những đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc (hiến tặng cổ vật, tài trợ cho các chương trình nghiên cứu, tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa, kể cả những cá nhân, doanh nghiệp có thành tích cao trong việc phát huy giá trị di sản văn hóa)...
- Di sản văn hóa vốn thuộc về cộng đồng, do vậy bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phải hướng tới cộng đồng. Trong quá trình triển khai các hoạt động này, cần chú trọng nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giá trị di sản văn hóa cho cộng đồng sở tại, để mỗi người dân thực sự trở thành những nhân tố tích cực, tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Chính cộng đồng dân cư tại chỗ là người trực tiếp bảo vệ, thực hành cũng như phát hiện sự xuống cấp, những hành vi xâm hại di sản văn hóa. Bởi vậy, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là cơ quan quản lý di sản văn hóa cần thường xuyên tổ chức các buổi làm việc với nhân dân để lắng nghe ý kiến của người dân về những vấn đề mới phát sinh, những bất cập đang diễn ra trong quá trình bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản.
- Phối hợp với ngành du lịch và công nghiệp văn hóa thực hiện hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trước hết, ngành văn hóa cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành du lịch, công nghiệp văn hóa khai thác các giá trị di sản văn hóa thành các sản phẩm kinh doanh, trên cơ sở bảo vệ sự tồn tại bền vững của các loại hình di sản văn hóa. Để thực hiện được việc này, cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những người quản lý di sản và các chuyên gia di sản với những nhà quản lý, kinh doanh sản phẩm công nghiệp văn hóa và kinh doanh du lịch.
Thực tiễn cho thấy, sự gắn kết hài hòa giữa công nghiệp văn hóa - du lịch di sản văn hóa sẽ tạo điều kiện để hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả tích cực và ngược lại. Qua các sản phẩm công nghiệp văn hóa và hoạt động du lịch văn hóa, du khách có thể tiếp cận và trải nghiệm những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc, mỗi vùng miền, từ đó hình thành ý thức tích cực trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng. Tổ chức Hội đồng di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) đã đưa ra 6 nguyên tắc về phát triển du lịch văn hóa nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa1.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và phát huy tính tích cực của hệ thống thông tin đại chúng, mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính là góp phần lan tỏa các giá trị tốt đẹp, đồng thời chống lại sự xâm nhập của các thứ phản văn hóa, phản giá trị, phản tiến bộ.
Giải pháp về tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực làm công tác di sản văn hóa
Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành di sản văn hóa từ Trung ương đến cơ sở. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác di sản văn hóa, đặc biệt ở cơ sở vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn (phần lớn người quản lý di sản do làng xã bầu ra hoặc là chủ sở hữu di sản không được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản) cần được đào tạo thường xuyên, hướng đến tính chuyên nghiệp.
Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cần phải làm thường xuyên. Cán bộ làm công tác di sản cần am hiểu hoặc có kiến thức
_____________
1. Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 12 tổ chức ở Mexico năm 1999, ICOMOS đưa ra 6 nguyên tắc về du lịch văn hóa là: 1- Tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng, chủ nhà và du khách tham gia để họ thấy được và hiểu được trực tiếp giá trị di sản và văn hóa của cộng đồng đó; 2- Mối quan hệ giữa các địa điểm di sản và du lịch là có tính động và có thể có giá trị xung đột nhau. Do vậy, cần quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho thế hệ hôm nay vì các thế hệ mai sau; 3- Lên kế hoạch bảo vệ di sản và du lịch cho các địa điểm di sản phải bảo đảm cho du khách có thể cảm nhận được và tận hưởng được các giá trị của di sản văn hóa đem lại; 4- Các cộng đồng sở tại và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ di sản và du lịch; 5- Hoạt động du lịch và bảo vệ di sản phải có lợi cho cộng đồng; 6- Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản văn hóa. Xét trên điều kiện thực tế nước ta.
phông nền về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, dân tộc học, xây dựng, kinh tế và cả khảo cổ, Hán - Nôm. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và Chính phủ đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số thì người làm công tác di sản cần phải thông thạo ngoại ngữ, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tra cứu dữ liệu số về di sản, quản lý và khai thác di sản văn hóa bằng dữ liệu 3D.
Giải pháp về áp dụng mô hình hợp tác công - tư trong quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Mô hình hợp tác công - tư trong quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm tận dụng nguồn lực tài chính và quản lý từ các thành phần kinh tế, các cộng đồng dân cư tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam, có 3 đối tác quan trọng nhất trong mô hình hợp tác công - tư đó là: 1- Đối tác công là hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa đồng bộ và có trách nhiệm từ Trung ương đến địa phương; 2- Đối tác là các doanh nghiệp mạnh (nhà nước và tư nhân) có chiến lược phát triển bền vững, lâu dài và một cộng đồng cư dân địa phương tự giác, nhiệt tâm ủng hộ; 3- Đối tác trung gian là các nhà khoa học có tâm và có tầm làm chức năng tư vấn, kết nối hai đối tác công - tư.
Mô hình hợp tác công - tư trong lĩnh vực di sản văn hóa được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và chứng minh tính hiệu quả, lợi ích của mô hình này. Tháp Eiffel của Pháp, Angkor Wat của Campuchia là những di sản nổi tiếng cũng đang vận hành theo mô hình này. Hiện nay ở Việt Nam, quần thể danh thắng Tràng An là một trong những di sản được vận hành theo mô hình hợp tác công - tư và bước đầu cho thấy có hiệu quả. Mô hình này đã mang lại lợi ích cho cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Rõ ràng, hợp tác công - tư trong quản lý và phát huy giá trị di sản văn hóa sẽ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ du lịch ngày càng chất lượng hơn, tạo nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Chính vì vậy, mô hình hợp tác công - tư trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, vừa bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên và môi trường, vừa góp phần phát triển bền vững đất nước.
Giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, hợp tác về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa, các hoạt động trưng bày giới thiệu di sản văn hóa...
Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, chúng ta có thể tiếp cận được những quan điểm mới, những cách làm hay của các nước trong việc xử lý các vấn đề chung của thế giới về di sản văn hóa, đồng thời tranh thủ ý tưởng của UNESCO và các quốc gia tiến bộ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
*
*  *
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển bền vững đất nước. Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng với các đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Trong xây dựng văn hóa phải lấy việc chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp làm cốt lõi, trọng tâm với các đặc tính cơ bản là: trung thực, trí tuệ, nhân văn, tự chủ, sáng tạo. Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng môi trường văn hóa, trong đó nổi bật lên vai trò của gia đình và cộng đồng, văn hóa chính trị và văn hóa trong kinh tế. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng, là sự nghiệp lâu dài cần được tiến hành tích cực sáng tạo và kiên trì.
Để tận dụng được những thuận lợi, vượt qua những thử thách của bối cảnh, vấn đề đặt ra là phải có được những định hướng và giải pháp, nhằm thích ứng với xu thế toàn cầu hóa văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại thế giới, trên cơ sở bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững.

TÍNH KẾ THỪA CỦA
“ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM” VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA
ThS. NGUYỄN HUY ĐIỂM* ThS. NGUYỄN THỊ THÙY GIANG**
B
ản chất của văn hóa là tinh thần cộng sinh, kế thừa và phát triển, luôn có yếu tố tự bảo vệ để bảo tồn những gì là của mình đồng thời cởi mở tiếp nhận các yếu tố từ bên ngoài, bản địa hóa, biến nó thành nội lực để làm phong phú thêm cho chính mình. Sự ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam có thể được coi là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh của Đảng về văn hóa trước Cách mạng Tháng Tám mà ảnh hưởng của nó còn tác động sâu rộng đế